Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH HÚC
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Lập Thạch
3.3.1. iến nghị với Chính phủ
Để làm tốt công tác quản lý NSNN các cấp, tăng thêm hiệu quả các hoạt động quản lý ngân sách, Nhà nước cần hoàn thiện một số vấn đề về cơ chế quản lý NSNN như:
- Về cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với các cấp ngân sách:
Một là, về thu ngân sách từ ngân sách trung ương đến ngân sách địa phương, cần phải phân biệt rõ tính chất các khoản thu phát sinh trên địa bàn để áp dụng cơ chế và phương thức quản lý cho phù hợp theo nguyên tắc vừa đảm bảo đúng tính chất của khoản thu ngân sách vừa đơn giản, thuận lợi cho công tác quản lý, ghi chép sổ sách của cán bộ quản lý ngân sách. Theo nguyên tắc này, đối với các khoản thu theo luật định, nhất thiết phải được phản ánh vào tài khoản thu NSNN và xây dựng
chính sách thu cho cụ thể của từng địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc n i riêng trong đ c cả huyện Lập Thạch, ví dụ khi ban hành một khoản thu trên địa bàn phải bám sát nhiệm vụ phân câp nguồn thu rõ ràng, để tránh địa phương có nguồn thu đ bị thiệt như thuế môi trường do cơ quan thuế thu.
Hai là, chi ngân sách cũng giữ vai trò quan trọng không kém nhiệm vụ thu ngân sách. Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc ổn định kinh tế - xã hội, trật tự an ninh trên địa bàn, góp phần quản lý NSNN được dân chủ, công khai, công bằng xã hội. Để đạt được những mục đích này về chi ngân sách cần giải quyết hai vấn đề:
+ Có chế độ chi tiêu tài chính phù hợp cho từng nhiệm vụ chi, để tránh tình trạng chi tiêu tuỳ tiện, cần ban hành các văn bản quy định cụ thể về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính như chi về lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, ... như vậy chúng ta mới c các căn cứ quản lý thanh toán và kiểm tra, giám sát.
+ an hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hơn nữa nhằm thực hiện chế độ giao quyền tự chủ về tài chính cho toàn bộ các đơn vị sử dụng NSNN.
Ba là, hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp trong tình hình mới. Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương cần ổn định lâu dài, từng bước giao quyền tự chủ cho chính quyền các cấp, đặc biệt chú trọng cơ chế cho phép các địa phương, cơ sở mở rộng thêm nguồn thu tuỳ theo khả năng đặc thù của mình, phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi nên thực hiện như sau: Về phân cấp nguồn thu, Luật NSNN đ xác định cụ thể việc phân cấp các khoản thu từng cấp ngân sách được hưởng 100%, các nguồn thu điều tiết... Tuy nhiên, những hạn chế của việc phân cấp này cho thấy cần phải hoàn thiện cơ chế này theo hướng:
+ Đối với nguồn thu ngân sách mỗi cấp được hưởng 100%: Đây được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp ngân sách, vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn nguồn thu này cho ngân sách cấp dưới để giúp ngân sách cấp dưới chủ động hơn trong quản lý ngân sách. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp huyện, cấp x trong
các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại...
để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm tới các nguồn thu này.
+ Đối với nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách: Thực hiện giảm số lượng các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để từng bước tăng cường nguồn thu cho ngân sách cấp dưới.
- Về cơ chế bổ sung cho ngân sách địa phương
Đối với cơ chế bổ sung c mục tiêu cần phải căn cứ vào một số yêu cầu: Đảm nhận các nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước cấp trên giao cho, mức thu nhập bình quân đầu người; Căn cứ vào số thu (thuế) bình quân đầu người, c tổng thu ngân sách địa phương và của từng địa phương; căn cứ vào chính sách phát triển vùng động lực, khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - x hội ở các địa phương đặc biệt kh khăn. Riêng đối với những địa phương c nguồn thu khá, c khả năng đảm bảo chi thường xuyên và một phần chi đầu tư phát triển thì Nhà nước c thể xem xét bổ sung một phần cho những công trình trọng điểm với quy mô lớn, đồng thời khuyến khích khai thác để thu hồi vốn...
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Vĩnh Phúc
* Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN huyện Lập Thạch, tác giả có một số kiến nghị với UBND Tỉnh Vĩnh húc nhứ sau:
- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự toán và giao kế hoạch thu chi ngân sách. Cụ thể: việc giao dự toán thu - chi đối với các huyện, thành, thị phải đúng, đủ và công bằng; đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, chạy vốn. Phải đảm bảo phát huy quyền chủ động của các huyện, thành, thị; từ đ , đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách để có sự trợ cấp cân đối ngân sách hợp lý.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thu, chi ngân sách cho các huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Trong quy định về tỉ lệ điều tiết các khoản thu cân đối trên địa bàn cần ưu tiên giành tỷ lệ điều tiết cao cho các huyện, xã thị trấn kinh tế c n kh khăn; điều này, tạo điều kiện giúp các huyện, x cân đối được ngân sách cấp mình, từ đ giảm trợ cấp từ cấp trên,
c như vậy mới nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền ở địa phương.
- Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong số liệu thu, chi giữa các cơ quan Tài chính - Kho bạc - Thuế; đáp ứng được yêu cầu của cấp thẩm quyền cũng như phục vụ cân đối ngân sách trên địa bàn huyện.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm, nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm mang tính chất trọng yếu; đảm bảo cho công tác quản lý ngân sách tại các huyện, thành, thị đạt hiệu quả cao.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận nền tảng ở chương 2, nội dung chương 3 của đề tài tập trung phân tích thực trạng, đánh giá về công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh húc giai đoạn 2012 - 2014, kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách huyện và những tồn tại hạn chế cũng như những nguyên nhân hạn chế làm cơ sở cho việc đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch trong chương 3. Cụ thể:
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch xây dựng dự toán ngân sách huyện: Công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, thông qua thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi thông các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng mức và tỷ trọng ngân sách nhà nước đầu tư cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Tăng cường kiểm tra kiểm soát các khoản thu ngân sách huyện: Để công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch đạt chất lượng và hiệu quả cao thì tăng cường kiểm tra kiểm soát các khoản thu ngân sách trên địa bàn huyện là rất cần thiết. Các giải pháp để tăng cường kiểm tra kiểm soát các khoản thu ngân sách gồm:
Một là, phòng Tài chính - kế hoạch cần phối hợp với chi cục thuế huyện tăng cường đôn đốc thu nộp, phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đ ng trên địa bàn, các doanh nghiệp vãng lai hoạt động kinh doanh trên địa bàn để
quản lý và khai thác triệt để các nguồn thu, có giải pháp để tổ chức truy thu dứt điểm số thu còn tồn đọng ở thời gian trước.
Hai là, phòng Tài chính - kế hoạch huyện Lập Thạch tham mưu cho l nh đạo UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý, kê khai đầy đủ các nguồn thu;
Ba là, phối hợp với Chi cục thuế huyện, UBND xã, thị trấn tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh.
Bốn là, đối với các khoản thu huy động từ đ ng g p của nhân dân phải thực hiện nghiêm túc theo pháp lệnh dân chủ ở xã, thị trấn.
Năm là, Đối với các khoản thu từ qu đất 5% và hoa lợi công sản, phải rà soát và điều chỉnh mức thu giao khoán cho phù hợp với biến động về giá.
Sáu là: Tăng cường đôn đốc, rà soát các nguồn thu để đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bộ máy hoạt động của địa phương.
- Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý ngân sách và kế toán ngân sách trên địa bàn huyện: Huyện Lập Thạch cần thường xuyên hơn nữa kết hợp với các sở, ban, ngành ở tỉnh Vĩnh húc, công ty cung cấp phần mềm kế toán Mi Sa tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý và sử dụng ngân sách, bộ phận kế toán ngân sách x và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn
- Tạo dựng, khai thác và phát triển nguồn thu mới cho ngân sách huyện: Để phát triển nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ngoài việc tận dụng khai thác những tiềm năng vốn có, các cấp chính quyền địa phương phải có các giải pháp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu một cách ổn định, bền vững, phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ ở thị trấn Lập Thạch và thị trấn Hoa Sơn, trung tâm cụm xã, mạng lưới chợ nông thôn, bến bãi, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.
Đề tài đ đưa ra các các quan điểm, căn cứ định hướng và các chỉ tiêu định hướng cơ bản, trên cơ sở đ đề xuất đưa ra giải pháp và các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Lập Thạch.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh húc là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đ được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức chú trọng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương, g p phần tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương giầu mạnh. Làm tốt công tác quản lý NSNN sẽ g p phần thực hiện thành công các mục tiêu cụ thể của Đại hội đảng bộ của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh húc đ đề ra. Kết quả nghiên cứu công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh húc giúp hiểu rõ hơn, phong phú hơn về lý luận, đường lối l nh đạo, phương hướng hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước. Đề tài phản ánh thực trạng công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh húc, qua đ đánh giá đúng đắn kết quả đạt được, những khuyết điểm tồn tại. Trên cơ sở đ , chỉ ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay. Đề tài c n gợi mở đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung như về cơ chế chính sách tài chính, quản lý thu, chi, phân cấp NSNN, về chế độ hạch toán kế toán, về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại h a ngành tài chính ở địa phương.
Qua đ ta thấy công tác quản lý NSNN c ý nghĩa quan trọng với tính chất là một công cụ không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, làm tốt công tác quản lý NSNN là g p phần thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm chống l ng phí và Luật ph ng, chống tham nhũng. Mặt khác, trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh húc n i riêng và cả nước n i chung số thu, chi ngân sách là rất lớn, các khoản chi nhiều nên cần quản lý để thực hiện chi đúng mục đích, chi tiết kiệm, chống l ng phí, thất thoát, tham nhũng. Quản lý NSNN chặt chẽ, đúng chế độ và sử dụng c hiệu quả nguồn ngân sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, x hội, giữ vững an ninh chính trị, an toàn x hội g p phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, x hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Với niềm tin tưởng rằng: thực hiện đồng bộ các quan điểm, phương hướng mục tiêu, giải pháp và kiến nghị nêu trên, sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 60/2003/NĐ- CP.
3. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước về tài chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT- BTC ngày 20/01/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ và Ngân sách các cấp.
5. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ngày 23/6/2003 - Ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương.
8. Đỗ Thị Kim Dung (2014), Luận văn thạc sĩ với đề tài:“ Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014”.
9. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. Hội Đồng nhân dân tỉnh (2010), Nghị Quyết Số 22,23 HĐND ngày 22/12/2010 của Hội Đồng nhân dân tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp: Tỉnh, huyện, xã ổn định giai đoạn 2011 - 2015.
11. Hồ Thị Thanh Nga (2012), Luận văn thạc sĩ với đề tài:“ Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách ở Huyện phù Ninh -Tỉnh Phú Thọ năm 2012”.