Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH HÚC
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh húc
3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý ngân sách và kế toán ngân sách trên địa bàn huyện
Ngân sách huyện là nguồn tài chính chủ yếu đảm bảo cho cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy, để công tác quản lý ngân sách ở huyện được nâng cao thì không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ nhân lực, những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý ngân sách. Một khi năng lực, trình độ chuyên môn của người cán bộ yếu, nó sẽ làm suy giảm hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý ngân sách ở huyện. Do đ , khi chính quyền cấp huyện thực hiện quản lý điều hành ngân sách huyện triển khai theo tinh thần của Luật ngân sách mới thì việc đ i hỏi đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách phải đủ về số lượng và chất lượng, cán bộ hoạt động trong bộ máy phải đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực và trình độ
chuyên môn; qua đ mới có thể tiếp thu tốt và áp dụng đúng theo tinh thần của Luật ngân sách nhà nước để có thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách huyện. Như vậy, vấn đề cốt yếu ở đây là phải không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý ngân sách huyện.
Thực tế ở huyện Lập Thạch cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách và kế toán ngân sách tại các xã, thị trấn và ở một số đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện trình độ năng lực còn hạn chế; điều này phần nào đ gây kh khăn cho công tác quản lý ngân sách ở huyện. Chính vì vậy, chính quyền huyện cần phải tạo điều kiện và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách và độ ngũ kế toán ngân sách tại các x và các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện nhằm nâng cao khả năng quản lý, cũng như sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. UBND huyện Lập Thạch cần phải thực hiện một số việc sau:
- Thứ nhất, đối với huyện Lập Thạch cần thường xuyên hơn nữa kết hợp với các sở, ban, ngành ở tỉnh Vĩnh húc, công ty cung cấp phần mềm kế toán MiSa ( công ty c uy tín về phần mềm ngân sách) tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý và sử dụng ngân sách, bộ phận kế toán ngân sách xã và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức, tổ chức kịp thời các lớp tập huấn triển khai Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), các văn bản dưới luật như các Nghị định Chính phủ, thông tư, quyết định của ộ Tài chính, các văn bản hướng dẫn của Sở tài chính tỉnh Vĩnh húc…Đồng thời huyện Lập Thạch đề nghị Sở tài chính, sở Kế hoạch - Đầu tư mở thêm 04 lớp tập huấn để hướng dẫn chi tiết cho thủ trưởng, kế toán trưởng các đơn vị trên địa bàn huyện. Riêng đối với bộ phận kế toán ở các đơn vị, trong thời gian tới, ph ng Tài chính - kế hoạch huyện cần phối hợp với các đơn vị tiến hành điều tra, phân loại trình độ đội ngũ cán bộ kế toán tại các cơ sở trong huyện để c biện pháp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nhanh ch ng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán cơ sở khi chưa c điều kiện đào tạo chính quy hay thay đổi đội ngũ kế toán c trình độ cao hơn.
- Thứ hai, đối với Kho bạc nhà nước huyện cần chủ động phối hợp với ph ng Tài chính - Kế hoạch, các ban tài chính x tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn những điểm sửa đổi, bổ sung về tổ chức chi và công tác kiểm soát các khoản chi qua kho bạc nhà nước theo đúng Luật ngân sách cho l nh đạo và kế toán trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. Tổ chức học tập Luật ngân sách, thường xuyên tập huấn các văn bản, chế độ của ộ Tài chính, của ngành đến từng cán bộ quản lý ngân sách trên địa bàn huyện. Ngoài ra mỗi cán bộ quản lý ngân sách cũng cần ra sức học tập, tự tìm tòi nghiên cứu chế độ, quy trình quản lý ngân sách để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Thứ ba, huyện cần bổ sung cho các xã, thị trấn cán bộ c đủ năng lực chuyên môn về tài chính ngân sách như luân chuyển cán bộ có chuyên môn từ huyện về địa phương nhằm tăng cường hiệu quả trong việc quản lý ngân sách nhà nước. Những cán bộ làm công tác quản lý ngân sách và đội ngũ kế toán ngân sách xã, thị trấn sau khi được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về tài chính ngân sách cần phải được biên chế ổn định, tránh tình trạng bị thuyên chuyển sau một thời gian làm việc, gây khó khăn cho việc đào tạo, tuyển dụng và quản lý cán bộ quản lý ngân sách và đội ngũ kế toán ngân sách. Điều này, tạo điều kiện để ban tài chính xã trở thành cơ quan chuyên môn c đủ năng lực thực hiện tốt ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý ngân sách tại xã; góp phần giúp cho công tác quản lý ngân sách huyện được tốt hơn.
Nâng cao được trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý ngân sách, đội ngũ kế toán ngân sách tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác lập dự toán ngân sách, kiểm soát tốt hơn trong công tác chấp hành ngân sách, giảm bớt những tồn tại chủ yếu trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện như: giảm bớt tình trạng việc chấp hành chế độ hoá đơn chúng từ không đảm bảo quy định vẫn được thanh quyết toán; hạch toán thiếu các khoản thu chi phát sinh hoặc không đúng tài khoản dẫn đến việc xử lý sai chế độ;
thực hiện khoá sổ kế toán cuối năm không đúng quy định,…
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán ngân sách cũng cần phải được hình thành một tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học đồng thời cần xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm pháp luật.