Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngân sách nhà nước huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 75)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH HÚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

2.2.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngân sách nhà nước huyện

Hàng năm huyện Lập Thạch rất chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cụ thể đ mở được 3 lớp với hơn 60 cán bộ công chức viên chức và thường xuyên yêu cầu

các đơn vị như ph ng Tài chính - kế hoạch, ph ng Công thương, Ban quản lý dự án đầu tư lập danh sách cử cán bộ cũng như l nh đạo đi tập huấn các văn bản nhà nước hiện hành và các văn bản mới của Chính phủ về công tác chuyên môn như Luật xây dựng mới sửa đổi, Luật đất đai, Luật đấu thầu. Huyện Lập Thạch đ mở được 3 lớp và 80 cán bộ trong năm 2013 - 2014 cho các xã, thị trấn tập huấn về công tác quyết toán NSNN và quyết toán vốn đầu tư XDC , Luật xây dựng.

* Hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN của huyện

Đối với cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện: kiến thức về quản lý kinh tế tổng hợp, kiến thức về quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế. Một số cán bộ do chưa nắm chắc chuyên môn về quản lý ngân sách nên đôi khi trong việc hướng dẫn chế độ cho kế toán các đơn vị dự toán c n chưa chính xác, thậm chí còn sai; trong công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện c n chưa đúng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác quản lý ngân sách huyện nói riêng và công tác quản lý NSNN nói chung.

Đối với cán bộ quản lý ngân sách xã, thị trấn, một số cán bộ quản lý ngân sách xã, thị trấn chưa được đào tạo cơ bản về lĩnh vực tài chính - ngân sách, chủ yếu là có chuyên môn về thống kê nên nghiệp vụ chuyên môn còn yếu, quản lý ngân sách còn lỏng lẻo, tham mưu cho chủ tịch x chi sai định mức quy định, sai nguồn đ bố trí.

Đối với cán bộ kế toán các đơn vị dự toán cấp huyện, một số cán bộ kế toán các đơn vị dự toán cấp huyện không có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, chủ yếu làm kiêm nhiệm nên quá trình hạch toán sổ sách, xử lý chứng từ và công tác quyết toán nguồn kinh phí chi tiêu ở các đơn vị này đạt hiệu quả chưa cao.

* Trong công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch những năm vừa qua còn tồn tại những hạn chế kể trên là do những nguyên nhân:

- Phòng Tài chính - kế hoạch huyện có 07 cán bộ công chức thuộc biên chế nhà nước, trong đ c 01 trưởng phòng, 03 phó phòng và 03 chuyên viên,01 cán bộ hợp đồng khối lượng công việc tương đối nhiều vì vậy công tác thanh, kiểm tra đối với các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn cũng c những hạn chế nhất định.

Cán bộ phòng tài chính huyện chưa c nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý ngân sách, lại được bố trí nhiệm vụ không đúng với chuyên ngành được đào tạo;

hơn nữa chưa được quan tâm đúng mức về thu nhập so với công sức đ bỏ ra nên phần nào chất lượng công tác chưa cao. Huyện chưa c chính sách khuyến khích, động viên cán bộ tài chính xã, thị trấn tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn mà chỉ dừng lại ở các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do cán bộ của phòng Tài chính - kế hoạch thực hiện diễn ra trong thời gian ngắn.

- Công tác luân chuyển cán bộ tài chính kế toán ở các đơn vị chưa thật phù hợp, còn theo ý chí chủ quan của l nh đạo huyện; điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý ngân sách huyện.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận nền tảng ở chương 1, nội dung chương 2 của đề tài tập chung phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch giai đoạn 2012- 2014. Cụ thể chương 2 đi sâu vào các nội dung:

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch;

- Kết quả thu, chi NSNN của huyện những năm qua nhìn chung đ c sự tiến bộ, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước và đều thực hiện vượt dự toán được giao; chi NSNN được quản lý tương đối tốt đ g p phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;

- Đánh giá về công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh húc giai đoạn 2012 - 2014, kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách huyện;

những tồn tại hạn chế cũng như những nguyên nhân hạn chế được đề cập đến, qua đ làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lập Thạch trong thời gian tới.

Cụ thể những tồn tại, hạn chế:

+ Việc lập dự toán thu ngân sách huyện hàng năm chưa thực sự xuất phát từ cơ sở, chưa sát với đặc điểm tình hình của các x , thị trấn và của các cơ quan đơn vị dự toán thụ hưởng từ NSNN trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn ổn định nguồn thu thì HĐND tỉnh lại điều chỉnh tỷ lệ thu một số khoản thu nên phần nào ảnh hưởng dự toán đầu năm giao và các khoản thu cân đối ngân sách.

+ Trong việc lập và giao dự toán chi ngân sách huyện:Việc lập dự toán của các đơn vị tại địa phương gần như chỉ mang tính chất tham khảo. Khi lập dự toán giao nhiệm vụ chi cho các xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc huyện quản lý thì chỉ có các khoản chi như lương, đảm bảo xã hội là c định mức rõ ràng, còn nhiều khoản chi chưa tính hết dẫn đến phát sinh chi ngoài dự toán phải bổ sung.

+ Trong công tác quản lý nguồn thu ngân sách: Công tác tham mưu, chỉ đạo và đôn đốc thu ở một số đội thuế và chính quyền một số xã, thị trấn chưa cụ thể, chặt chẽ và kịp thời nên đẫn đến còn bỏ sót các nguồn thu hoặc chưa tận thu hết nhất là thuế tài nguyên khai thác khoáng sản.

+ Trong công tác quản lý chi ngân sách: Việc phân bổ ngân sách theo định mức đ g p phần quan trọng trong việc thực hiện công bằng chi tiêu ngân sách giữa các đơn vị dự toán, đồng thời giúp các đơn vị lập dự toán c cơ sở và sát với tình hình thực tế của địa phương.

+ Công tác quyết toán ngân sách: Chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán c n gửi chậm theo quy định của Bộ Tài chính.

+ Công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng ngân sách tại các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức; chưa được làm thường xuyên, chỉ mang tính vụ việc. Việc kiểm tra, giám sát chưa nghiêm túc, c n mang tính thủ tục.

+ Đối với cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện: kiến thức về quản lý kinh tế tổng hợp, kiến thức về quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế. Một số cán bộ do chưa nắm chắc chuyên môn về quản lý ngân sách nên đôi khi trong việc hướng dẫn chế độ cho kế toán các đơn vị dự toán c n chưa chính xác, thậm chí còn sai; trong công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện c n chưa đúng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)