Thực trạng hoạt động của DNVVN Tại Thành phố Hạ Long giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hạ long giai đoạn 2014 2020 (Trang 56 - 60)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN CỦA TP. HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2011- 2014

2.1. Tổng quan về tình hình phát triển DNVVN giai đoạn 2011 – 2014

2.1.2. Thực trạng hoạt động của DNVVN Tại Thành phố Hạ Long giai đoạn

Theo số liệu của Chi cục thống kê TP. Hạ Long tính đến ngày 30/11/2012, cả TP. Hạ Long có 573 doanh nghiệp (DN) giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 336 DN dừng hoạt động và 237 DN đã giải thể. Dự báo đến hết ngày 31/12/2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên TP. Hạ Long trong năm 2012 khoảng 720 DN. Trong khi đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới của TP. Hạ Long vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm, đến tháng 11/2012 là.694 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số lượng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trước.

Trong cộng đồng DN TP. Hạ Long thì DNVVN là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…

Số tiền thuế và phí mà các DNVVN tư nhân đã nộp cho nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư, có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân

tán, nằm trong dân cư để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, khối DNVVN còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Về mặt bằng sản xuất: Việc tiếp cận với quyền sử dụng đất làm mặt bằng kinh doanh vẫn là vấn đề khăn nhất đối với DNNVV. Diện tích đất nhà nước có thể cho thuê quá ít so với nhu cầu của doanh nghiệp. Có tới 66,7% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm mặt bằng kinh doanh, 44,4% không đủ kiên nhẫn vì thủ tục vòng vèo, không rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan Nhà nước. Hầu hết các DNNVV thường sử dụng mặt bằng có sẵn của gia đình hoặc đi thuê với giá cao để làm mặt bằng kinh doanh. Có một số trường hợp thực tế làm nản lòng nhà đầu tư, doanh nghiệp phải “chạy” đến hàng chục cơ quan nhà nước thuộc 3 cấp, mất từ 1,5 đến 5 năm mới xong được một dự án.

- Chính sách thuế: Chính sách thuế còn chứa đựng một số bất cập. Chẳng hạn, theo quy định hiện hành, chỉ có 14 loại chi phí được chấp nhận để khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, định nghĩa các loại chi phí này không thật rõ ràng nên thường xuyên gây cách hiểu khác nhau. Trên thực tế, việc quy định cụ thể các khoản chi phí được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế đã hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của DN, vì rất không dễ xác định đầy đủ các khoản chi phí hợp lý có thể phát sinh. Ví dụ: đối với thuế TNDN của khu vực kinh tế tư nhân, không dễ xác định chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế đối với một số chi phí như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước. Chẳng hạn, quy định về xác định chi phí tiền lương trong DN khu vựckinh tế tư nhân phải tuân theo nguyên tắc tiền lương thực tế không vượt quá định mức tiền lương của công ty nhà nước hoạt động trong cùng lĩnh vực. Chi phí quảng cáo, tiếp thị là chi phí thông thường phát sinh trong nền kinh tế thị trường, nhưng theo Luật thuế TNDN, các chi phí này bị giới hạn ở mức 10% tổng chi phí được phép.

Việc cơ quan thuế quản lý tập trung hoá đơn, kê khai nộp thuế làm nẩy sinh tác động ngược và tạo kẽ hở cho một số ít DN làm ăn không chính đáng, trốn lậu thuế làm ảnh hưởng đến hoạt động của đại đa số những DN làm ăn chân chính..

- Công tác tài chính: Chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến hỗ trợ cho DNNVV đang thiếu và yếu. Một số DV mới ra đời nhằm khắc phục những hạn chế về vốn, yêu cầu về tài sản thế chấp, rủi ro cao của các DNNVV như DV thuê tài chính (leasing), bảo hiểm tỷ giá, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm tín dụng XNK là cực kỳ quan trọng giúp DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hiện nay các DNNVV hầu như chưa tiếp cận và khai thác được các DV này.

Chính sách hỗ trợ tài chính thông qua việc cho vay vốn với mức lãi suất thấp, ưu đãi chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, hoặc các DNNVV không đáp ứng được các điều kiện, hoặc gặp phải rào cản của thủ tục. Mặt khác, mức lãi suất nhiều biến động trong thời gian qua gây không ít khó khăn cho DNNVV xác định nhu cầu và thời điểm vay vốn phù hợp.

- Đào tạo nâng cao năng lực của người lao động: Về DV tư vấn, ngoài các DV hiện nay mà các DN bắt buộc phải mua ngoài do cơ chế quản lý tài chính ràng buộc như tư vấn về báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn về thuế, tài chính …vv, một số DV rất cần thiết cho DNNVV hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả KD, nâng cao sức cạnh tranh của DN và hàng hóa như DV tư vấn về quản lý, tư vấn về lựa chọn ngành nghề và mặt hàng XK, tư vấn về thị trường, tư vấn về nhân sự, về mẫu mã sản phẩm, tư vấn về quản lý, chất lượng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu… phát triển còn hạn chế.

Về DV đào tạo, hiện nay các DV đào tạo nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh phần lớn kinh phí thực hiện đều từ nguồn tài trợ của chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế. Chương trình đào tạo thường được chỉ đạo từ các tổ chức tài trợ hoặc từ các ngành cấp trên, về mặt chủ trương và mục đích cũng xuất phát từ yêu cầu của phát triển. Nhưng thực tế, các chương trình chưa sát với những yêu cầu cấp thiết và bức xúc của các DNNVV. Mặt khác các chương trình này thường chỉ tập trung tại các đô thị, các trung tâm thương mại công nghiệp, điều kiện thuận lợi, thu hút được đông học sinh. Trong khi đó, các địa phương ở vùng miền núi xa các trung tâm đô thị, điều kiện giao thông khó khăn, chi phí lớn, khó thu hút được học sinh, rất ít được các ngành, các cơ quan quan tâm tổ chức.

– Chính sách công nghệ: Cơ chế kinh tế vĩ mô chưa khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Thị trường công nghệ mới ở mức độ mạch nha, các yếu tố cấu thành của thị trường chưa được hình thành đầy đủ. Hàng hoá trên thị trường công nghệ còn rất nghèo nàn. Một trong những điều kiện cần thiết để tạo nguồn hàng hoá cho thị trường công nghệ là xác định rõ rang quyền sở hữu tài sản trí tuệ.

Mặt khác, các chi phí để có được quyền sở hữu công nghiệp hiện nay tương đối cao, một phần do các chủ thể cung cấp loại hình dịch vụ này chưa nhiều và chưa được khuyến khích tham gia. Thêm vào đó, một khi đã có quyền sở hữu trí tuệ,những chi phí để bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể cũng không mấy thuận lợi (quá trình xử lý tranh chấp còn phức tạp và tốn kém).

Chưa có cơ chế chính sách đủ mạnh và thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao. Do qui mô nhỏ, vốn ít và nguồn lực con người hạn chế, hầu hết DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân khó có thể dành đầu tư đổi mới công nghệ. Những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao hiện hành chưa tạo điều kiện hỗ trợ để các DN có khả năng được tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

- Công tác xúc tiến mở rộng thị trường: Việc thực thi Luật vẫn bị cản trở với những thủ tục phiền hà và đã có những yêu cầu vượt luật như: đối với ngành nghề không đòi hỏi quy định nhưng vẫn bắt phải chứng minh vốn khi ĐKKD; hay bắt phải chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở của DN ; đòi hỏi các loại chi phí ‘phụ’ phát sinh khi ĐKKD. Khắc dấu là một trong những khâu DN mất khá nhiều thời gian, công sức. Không ít DN đã phải thêm chi phí “bôi trơn” cho cơ sở khắc dấu để được lấy dấu sớm hơn quy định. Đăng ký mã số thuế là thủ tục tiếp theo mà DN phải làm, nhưng nhiều khi thời gian tiến hành đăng ký mã số thuế bị kéo dài đến cả tháng mới nhận được, trong khi quy định là 8 ngày làm việc, chỉ vì những lý do như : người có thẩm quyền ký đi công tác vắng, đường truyền mạng thông tin bị lỗi, người giữ hồ sơ đi vắng. Mua hóa đơn, một việc tưởng như dễ dàng, nhưng hoàn toàn không đơn giản. Tất cả những thực tế nêu trên không chỉ làm việc ĐKKD trở nên khó khăn hơn, thời gian đăng ký kéo dài, nhà đầu tư bỏ ra nhiều chi

phí hơn, mà quan trọng hơn cả, nó đã làm nản lòng không ít nhà đầu tư và làm giảm chất lượng môi trường kinh doanh ở TP. Hạ Long.

- Cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh: Các ấn phẩm cung cấp thông tin về giá cả thị trường chỉ mới là những tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác quản lý, định hướng chính sách, chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu bán hàng của DNVVN, chưa dự báo được cho các ngành các địa phương và các DNNVV về những biến động trên thị trường của hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp.

Những thông tin về giá cả thị trường được cung cấp trên các trang Web do các DNVVN Việt Nam xây dựng chưa thật phong phú và chưa phải là thông tin cập nhật có tính thời sự cao để cho các DN khai thác. Ngoại trừ một số DN trẻ còn lại hầu hết các DNVVN TP . Hạ Long gần như chưa tiếp cận với các DV cung cấp thông tin trên mạng Internet, Việt Nam net…

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hạ long giai đoạn 2014 2020 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)