Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN CỦA TP. HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2011- 2014
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển DNVVN giai đoạn 2011 – 2014
2.1.3. Thực trạng tình hình phát triển DNVVN của TP. Hạ Long giai đoạn
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những thay đổi hết sức căn bản, khu DNVVN được khẳng định và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ năm 2000 đến 2010, số DNVVN TP. Hạ Long đã tăng từ 481 lên đến 6.663 doanh nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp trên 1.000 dân xấp xỉ con số 6 cao hơn tỷ lệ chung của cả nước là 5 doanh nghiệp trên 1.000 dân và đang tiệm cận dần tới 8 - 9 doanh nghiệp trên 1.000 dân.
Bảng 2.1. DNVVN Tại Thành phố Hạ Long theo nguồn vốn (tính đến 31/12/ 2014)
Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo nguồn vốn Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng Việt Nam 3.868 48,63
Nguồn vốn từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng Việt Nam 2.270 28,54 Nguồn vốn từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng Việt Nam 1.420 17,85 Nguồn vốn từ 20 đến dưới 100 tỷ đồng Việt Nam 395 4,97
Tổng số 7.954 100
(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở kế hoạch đầu tư)
Đến hết năm 2014, Thành phố Hạ Long đã có số doanh nghiệp đang hoạt động là 7.954 doanh nghiệp với tổng vốn đạt 96.042 tỷ đồng. Đây là bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế, sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của khu vực doanh nghiệp này có tác động rất lớn đến sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Thành phố Hạ Long nói riêng.
Nhìn nhận một cách khách quan, mặc dù có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, tuy nhiên chất lượng và năng lực cạnh tranh của DNVVN còn rất thấp.
Trong khủng hoảng tài chính vừa qua, DNVVN là khu vực bị ảnh hưởng mạnh và tỏ ra có sức đề kháng rất thấp. Theo số liệu trong bảng 2.2 cho thấy rất rõ điều đó.
Bảng 2.2. DNVVN Thành phố Hạ Long đăng ký thành lập mới và đang hoạt động (tính đến 31/12/ 2014)
Năm
Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh Số doanh nghiệp tạm dừng, giải
thể, thu hồi Số lượng Tốc độ
(%)
Vốn (triệu đồng)
2000 335 3.538,.194 -
2001 146 194.565 -
2002 263 80,14% 1.113.882 9
2003 349 32,70% 2.297.350 11
2004 469 34,38% 3.204.674 39
2005 595 26,87% 1.649.298 71
2006 624 4,87% 2.295.418 74
2007 667 6,89% 3.852.122 94
2008 822 23,24% 12.091.314 112
2009 967 17,64% 9173.616 160
2010 1.150 18,92% 10.358.321 246
2011 1.179 2,52% 10.436.523 137
2012 1.128 -4,33% 10.784.241 175
2013 877 -22,25% 19.929.167 323
2014 817 -6,84% 5.123.351 983
Tổng số 10.388 96.042.036 2.434
(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh)
Trong năm 2011, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 1.128 doanh nghiệp, giảm 4,33% so với cùng kỳ 2010. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2011 là 10.784 tỷ đồng có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2010. Đến năm 2013, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm khoảng 30% nhưng số vốn đăng ký lại giảm khá nhiều từ 10.436 tỷ đồng xuống còn 5.123 xấp xỉ khoảng gầm 50%. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể và thu hồi tăng gấp 5,6 lần từ năm 2010 là 175 doanh nghiệp thì đến năm 2013 đã là 983 doanh nghiệp chiếm cao hơn cả so với số lượng doanh nghiệp thành lập mới.
Nguyên nhân chủ yếu thì nhiều nhưng giảm cầu trong nước là khó khăn đầu tiên, phổ biến đối với nhiều DNVVN do tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm kéo dài, chậm đươc khắc phục; tiếp đến là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn mặc dù lãi vay ngân hàng đã giảm; số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào cùng với đó là hàng hóa sản xuất kinh doanh không đủ bù đắp được chi phí; sức mua của thị trường nước ngoài suy giảm từ những bất ổn vĩ mô.
Bảng 2.3. DNVVN Thành phố Hạ Long theo loại hình giai đoạn 2011 đến 2014 Loại hình
doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp
đăng ký Tổng số vốn (tỷ đồng)
2010 2011 212 2013 2010 2011 2012 2013 Công ty cổ phần 417 336 261 194 4281 8018 2331 3309 Công ty TNHH hai
thành viên trở lên 299 308 241 203 1347 1354 939 744 Công ty TNHH
một thành viên 413 437 357 399 4641 1292 16629 1050 Doanh nghiệp tư
nhân 50 47 18 21 167 121 31 20
Tổng số 1179 1128 877 817 10437 10784 19929 5123 (Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh)
Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn tuy mức độ đối với các loại hình hay thành phần kinh tế khác nhau là không giống nhau. Song với tính linh hoạt cao của khu vực DNVVN với sự chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp khai thác tiềm năng điều kiện tự nhiên, lợi thế vùng miền để phát triển.
Bảng 2.4. DNVVN Thành phố Hạ Long theo địa bàn giai đoạn 2011 đến 2014 (chỉ tính doanh nghiệp, không tính chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD)
Phường
Số lượng doanh nghiệp Lũy kế đến 31/12/2013 2011 2012 2013 2014 Số lượng Tỷ trọng
(%)
Tổng số 1179 1126 877 820 7954 0
Tại Phường Bạch
Đằng 614 608 495 459 3351 42,13
Phường Bãi Cháy 204 212 195 200 1146 14,41
Phường Cao Thắng 182 207 180 122 1088 13,68
Phường Cao Xanh 104 90 88 74 580 7,29
Phường Đại Yên 51 51 41 20 326 4,1
Phường Giếng Đáy 83 106 81 88 651 8,18
Phường Hà Khánh 24 35 22 21 210 2,64
Phường Hà Khẩu 30 31 17 28 224 2,82
Phường Hà Lầm 20 16 11 9 94 1,18
Phường Hà Phong 5 11 2 3 26 0,33
Phường Hồng Gai 3 10 0 6 43 0,54
Phường Hồng Hà 13 15 8 9 72 0,91
Phường Hùng Thắng 15 19 16 20 128 1,61
Phường Yết Kiêu 2 2 2 1 15 0,19
(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh) Năm 2014, với sự chủ động và tích cực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn Thành phố nên tổng vốn đầu từ toàn xã hội đạt 41.850 tỷ đồng, tăng 8,35% so với năm 2013. Trong đó: Vốn doanh nghiệp nhà nước đạt 17.811 tỷ
đồng, chiếm 42,56% tổng vốn và tăng 2,4% cùng kỳ; vốn nước ngoài (FDI) đạt 9.563,6 tỷ đồng chiếm 22,85% tổng vốn và tăng 59,93% so với cùng kỳ; các thành phần kinh tế khác đạt 14.475,4 tỷ đồng chiếm 35,85%. Điều này cho thấy, đóng góp của doanh nghiệp là một phần đáng kể phát triển kinh tế và tốc độ tăng trưởng GDP.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP, giá so sánh 1994) của Tại Phường Bạch Đằng năm 2014 tăng 7,5%, trong đó, giá trị tăng thêm (giá so sánh 1994) của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 8.682 tỷ đồng, tăng 5,75% so với cùng kỳ; ngành dịch vụ đạt 7.618 tỷ đồng, tăng 9,82% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế của Tại Phường Bạch Đằng tiếp tục dịch chuyển theo hướng giảm khu vực nông lâm, thủy sản và tăng khu vực công nghiệp, xây dựng; và khu vực thương mại dịch vụ.
Giai đoạn 2011 - 2014, doanh nghiệp của Tại Phường Bạch Đằng đăng ký theo một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như Thương mại, dịch vụ chiếm 78,59%;
Công nghiệp, xây dựng chiếm 18,32 %; và Nông lâm, ngư nghiệp chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ.
Bảng 2.5. DNVVN Thành phố Hạ Long theo ngành, nghề giai đoạn 2011 đến 2014
Tổng hợp theo loại hình
201
1 2011 2012 2013 Lũy kế đến
(31/12/2014)
SL % SL % SL % SL % SL %
Thương mại, Dịch vụ
871 73,88 794 70,39 676 77,08 760 93 6.20
8 78,59 Công
nghiệp, Xây dựng
252 21,37 297 26,33 178 20,3 43 5,26 1.49
4 18,32
Nông lâm, Ngư nghiệp
56 4,75 37 3,28 23 2,62 14 1,71 252 3,09
(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh)
- Giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2014 (giá cố định 1994) đạt 31.853,7 tỷ đồng tăng 5,3% so với cùng kỳ. So với cùng kỳ, công nghiệp Trung ương đạt 19.413 tỷ đồng, tăng 3,2%; công nghiệp địa phương 6.334,4 tỷ đồng, tăng 0,1% so cùng kỳ; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6.106,3 tỷ đồng, tăng 25,1%. Trong đó, mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp địa phương thấp là do sản lượng tồn kho trước lớn, nên các doanh nghiệp tập trung giải quyết hàng tồn; nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài giảm, nhất là Trung Quốc giảm; các hộ tiêu dùng cũng giảm.
- Các ngành dịch vụ gặp khá nhiều khó khăn do chính sách tiết kiệm chi tiêu, chính sách biên mậu không ổn định và một số nguyên nhân khác. Năm 2014 dù chưa tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn song các ngành dịch vụ của Thành phố Hạ Long vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, cụ thể:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 43.708,4 tỷ đồng, tăng 14,7% cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2014 tăng 4,51% so với cùng kỳ.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 1.846,7 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ; trong đó, so với cùng kỳ: khu vực kinh tế trung ương bằng 81,4%; khu vực kinh tế địa phương tăng 110%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,1%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1.045,7 triệu USD, tăng 88,46%. Tổng giá trị hàng hóa kinh doanh theo dạng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan qua các cửa khẩu biên giới trên biển và đất liền của Thành phố Hạ Long đạt 2.882 triệu USD, bằng 96,07% so với cùng kỳ.
+ Nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động các daonh nghiệp được triển khai tích cực. Tổng số khách du lịch đến Thành phố Hạ Long đạt 7,5 triệu lượt, tăng 7,1% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,6 triệu lượt, tăng 4,42 cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 1,3 triệu lượt, tăng 6% cùng kỳ, thời gian lưu trú bình quân 1,5 ngày/khách. Tổng doanh thu du lịch đạt 5.210 tỷ đồng, tăng 21,16%
cùng kỳ.
+ Thị trường tiền tệ trên địa bàn Thành phố Hạ Long cơ bản ổn định, hoạt
động của các ngân hàng an toàn và có sự tăng trưởng đúng hướng, mặt bằng lãi suất giảm mạnh, tín dụng ngân hàng được mở rộng đáp ứng các nhu cầu vốn hợp lý cho sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng trên địa bàn đã tích cực vào cuộc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua hàng loạt các giải pháp như thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay, tập trung vốn cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhất là đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát được chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Đến 31/12/2014 so với 31/12/2013: Tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng đạt 78.000 tỷ đồng, tăng 18,8%, trong đó vốn huy động tại địa phương đạt 61.000 tỷ đồng, tăn 2,9%; tổng dư nợ tín dụng đạt 66.000 tỷ đồng, tăng 13,4% trong đó dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh đạt 56.200 tỷ đồng, tăng 15%; cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn 6.800 tỷ đồng, tăng 4,3%. Đến 31/12/2014 nợ xấu 1.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,2 tổng dư nợ.
+ Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 34 triệu tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ; vận tải hành khách đạt 50 triệu lượt, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu vận tải đạt 8.481 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ.
+ Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được duy trì phát triển; công tác chuyển phát nhanh hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện,vật phẩm được phục vụ nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu. Theo xu thế phát triển việc sử dụng điện thoại cố định luôn có xu hướng giảm, số lượng điện thoại di động và thuê bao internet băng thông rộng và internet cáp quang tăng nhẹ. Số thuê bao điện thoại phát triển đạt 684.500 thuê bao, giảm 50% cùng kỳ. Tổng số thuê bao toàn tỉnh đạt 1.818.462 thuê bao, đạt 165 thuê bao/100 dân; thuê bao internet đạt 13.400 thuê bao, nâng tổng số thuê bao toàn tỉnh đạt 93.730 thuê bao và đạt 85 thuê bao/100 dân.
* Những khó khăn, tồn tại của các DNVVN
- Về mặt bằng sản xuất: Các DNVVN hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn về mặt bằng phục vụ Cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong thời điểm hiện nay, tỉnh đang thực hiện đẩy mạnh chính sách di dời các xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra khu quy hoạch. Nguyên nhân là do :
+ Các DNCNNVV thường có khả năng nguồn vốn không lớn và thường thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ngay tại nơi ở (nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể). Do đó, khi thực hiện di dời thì rất khó tìm được địa điểm phù hợp với quy hoạch và không đủ vốn để đầu tư mua đất và xây dựng nhà xưởng mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Còn nếu thuê đất trong các khu công nghiệp thì giá thuê đất thường quá cao so với khả năng của các doanh nghiệp này (giá cho thuê đất trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Hạ Long hiện nay khoảng từ 90-100 USD/m2/50 năm).
+ Địa điểm sản xuất của các DNVVN thường ở gần nơi tiêu thụ sản phẩm hoặc gần nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Khi thực hiện di dời đến địa điểm mới xa hơn, ngoài việc chi phí tăng do phải đầu tư xây dựng nhà xưởng mới thì chi phí phục vụ sản xuất cũng tăng lên dẫn đến giá thành gia tăng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Chính sách thuế, phí: còn chứa đựng một số bất cập. Chẳng hạn, theo quy định hiện hành, chỉ có 14 loại chi phí được chấp nhận để khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, định nghĩa các loại chi phí này không thật rõ ràng nên thường xuyên gây cách hiểu khác nhau. Trên thực tế, việc quy định cụ thể các khoản chi phí được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế đã hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của DN, vì rất không dễ xác định đầy đủ các khoản chi phí hợp lý có thể phát sinh.
- Về tài chính: Về cơ chế cấp tín dụng: Phần lớn các DNVVN trong TP. Hạ Long mới thành lập, trình độ, năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, còn khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, các báo cáo tài chính không rõ ràng, thiếu độ tin cậy, năng lực tài chính còn hạn chế nên chưa tạo được uy tín đối với các tổ chức tín dụng, đặc biệt trường hợp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản..
Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu biết về quy trình, thủ tục vay vốn từ các ngân hàng nên gặp khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc hoàn thiện thủ tục vay vốn.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 16/2001/NĐ- CP của Chính phủ thì các công ty cho thuê tài chính được thu hồi ngay tài sản cho thuê nếu bên thuê vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, các văn bản này chưa quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cơ quan pháp luật. Vì vậy, trong xử lý tài sản, hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều vướng mắc và không thu hồi được ngay tài sản mà phải chờ phán quyết của tòa án, làm phát sinh chi phí và ảnh hưởng đến hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Từ đó, các công ty cho thuê tài chính cũng không mạnh dạn cho thuê, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định.
- Đào tạo nâng cao năng lực của người lao động: Trình độ của đội ngũ quản lý và lực lượng lao động ở hầu hết các DNVVN chưa thích nghi với cơ chế thị trường, các hoạt động của DNVVN trong cơ chế mới còn gặp nhiều lúng túng. Tình trạng tiêu hao nguyên liệu cao, chi phí khấu hao máy móc thiết bị quá lớn, chi phí tiền lương, chi phí quản lý cao do trình độ của cán bộ quản lý và người lao động thấp, dôi dư nhiều dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Về công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở các DNVVN thường có kỹ thuật, công nghệ sản xuất, máy móc cũ, lạc hậu; Thiếu thông tin về công nghệ, máy móc thiết bị, nguồn cung cấp; ít hiểu biết về quản lý sản xuất và quản lý chất lượng dẫn đến chất lượng và năng suất sản phẩm thấp.
- Công tác xúc tiến mở rộng thị trường: Các hoạt động xúc tiến thương mại chưa chú ý nhiều đến khối DNVVN và thường không có mối liên hệ, cung cấp thông tin thường xuyên đến các hiệp hội doanh nghiệp. Trên thực tế, công tác tiếp thị của DNVVN thường không hiệu quả do quy mô nhỏ lẻ, thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau, thậm chí còn cạnh tranh nhau một cách không lành mạnh.
- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh: Cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được các Bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn đồng bộ. Thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm còn phiền hà như lệ phí đăng ký cao, chưa phù hợp điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ, mẫu hợp đồng đăng
ký và công chứng không thống nhất.