Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN CỦA TP. HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2011- 2014
2.2. Thực trạng hỗ trợ phát triển DNVVN của TP. Hạ Long giai đoạn 2011 –
2.2.2. Hỗ trợ về thuế và phí
Hệ thống chính sách thuế từng bước được áp dụng thống nhất và bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, tạo ra cơ sở hạ tầng pháp lý của môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế và phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Trong số các luật thuế được ban hành từ 1986 đến 2005, Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được coi là có ảnh hưởng lớn đối với DN, công ty tư nhân. Ngoài ra, liên quan đến đóng góp của thuế đối với sự phát triển của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Từ năm 2002 đến nay, nhiều chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành để đáp ứng với điều kiện kinh tế-xã hội như:
a.Về giá thuê đất
Theo quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và 2012 cho các tổ chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản xuất (không bao gồm các tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP; mức giảm tối đa không quá hai lần tiền thuê đất phải nộp của năm 2010, nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện:
- Tổ chức kinh tế đến thời hạn xác định lại đơn giá thuê đất cho thời kỳ ổn định mới.
- Tổ chức kinh tế hết thời gian được miễn tiền thuê đất mà đến thời hạn phải xác định tiền thuê đất phải nộp.
- Tổ chức kinh tế đã sử dụng đất trước ngày 01/3/2011 đang được tạm nộp tiền thuê đất mà từ ngày 01/3/2011 phải xác định chính thức số tiền thuê đất phải nộp.
Nhằm chia sẻ đối với các doanh nghiệp, hiệp hội, UBND Thành Phố Hạ Long đã giao cho phòng Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và xác định giá thuê đất.
b. Về giãn tiền thuế TNDN
TP. Hạ Long thực hiện Theo quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 42/2012/TT-BTC ngày 12/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 04/2012/QĐ-TTg thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đã được gia hạn nộp thuế (gia hạn 1 năm) theo các quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/4/2011 và số 54/2011/QĐ- TTg ngày 11/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ được Gia hạn nộp thuế thêm 03 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp quý I, quý II năm 2011.
c. Về hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ xúc tiến thương mại
Uỷ ban nhân dân Tại Thành phố Hạ Long đã có Quyết định số 2847/2006/QĐ- UBND, ngày 25/9/2006 “V/v ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ Tại Thành phố Hạ Long giai đoạn 2006-2010”, trong đó tại điều 6 quy định rõ:
- Hỗ trợ chi phí thuê gian hàng và các chi phí liên quan trực tiếp cho doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc gia và quốc tế. Mức tối đa không quá 20 triệu đồng/
1lần/ 1năm/ 1doanh nghiệp.
- Thành phố đầu tư kinh phí tổ chức hội thảo, gặp gỡ giao dịch và hỗ trợ 50%
kinh phí đi lại cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư cùng đoàn của Thành phố tổ chức tại nước ngoài.
Ngày 04/11/2011 Uỷ ban nhân dân Thành phố có Quyết định số 3468/2011/QĐ-UBND “V/v ban hành quy định quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn Tại Thành phố Hạ Long”. Trong đó chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong nước cấp tỉnh, khu vực, quốc gia. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê gian hàng. Tổ chức tại Miền núi, Tây nguyên, Vùng cao mức hỗ trợ tối đa 80% chi phí thuê gian hàng.
Thành phố hỗ trợ xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa bảo hộ sở hữu thương hiệu. Các doanh nghiệp đăng ký sản phẩm tham gia vào Sàn thương mại điện tử của Thành phố được miễn phí (Do Trung tâm xúc tiến thương mại trực tiếp quản lý) với địa chỉ: sangiaodich.quangninh.gov.vn để quảng bá, xúc tiến sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.
2.2.3. Hỗ trợ tài chính
Chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đối tượng và các chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được vay vốn với lãi suất thấp (hiện tại là 6,6%/năm).
Qua các năm chương trình này được triển khai thiếu hiệu quả, cơ chế ưu đãi đầu tư không đến được với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi còn hạn chế, thủ tục cho vay vốn dự án còn nhiều phức tạp.
Trong quá trình thực hiện gặp phải một số vướng mắc Nghị định số 106/2004/NĐ-CP chỉ cho vay các dự án thuộc danh mục và một số chương trình, dự án theo quyết định của Chính phủ mà không cho vay các chương trình, dự án theo định hướng của địa phương trong khi không phải trong cùng một thời điểm tất cả
các địa phương đều đồng loạt phát triển kinh tế theo định hướng của Chính phủ. Tỷ lệ vốn cho vay đầu tư thấp dù nhu cầu rất lớn, chỉ 50-70% trên tổng vốn đầu tư (trừ những dự án sản xuất hàng xuất khẩu hoặc có những quy định riêng của Chính phủ về các chính sách ưu đãi như ngành dệt may, điện tử,...), nên nhiều dự án phải vay vốn ở nhiều nơi gây khó khăn cho chủ đầu tư. Số lượng dự án được hưởng ưu đãi vay tín dụng còn quá ít do đối tượng quy định trong Nghị định số 106/NĐ-CP bị hạn chế, đa số là ưu đãi cho các dự án về phát triển nông nghiệp và dự án thuộc các ngành mà thành phố không khuyến khích phát triển (di dời ra ngoại thành hoặc ra khỏi thành phố).
Chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ- TTg ngày 10/09/2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thì nhà nước có ban hành các chính sách hỗ trợ tín dụng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho hoạt động xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đối tượng là những đơn vị có dự án sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 30% doanh thu hàng năm. Hàng năm Quỹ Hỗ trợ phát triển (hiện nay là Ngân hàng pháp triển) sẽ xem xét ban hành danh mục cụ thể các ngành nghề được hỗ trợ (Chi tiết ngành nghề được hưởng ưu đãi năm 2004 theo phụ lục 4 đính kèm). Những đơn vị có nhu cầu vay vốn để góp vốn đầu tư vào các dự án liên doanh sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án liên doanh đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 80% doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, với đặc thù của DNCNVVV và tính chất phát triển nhỏ hẹp nên mỗi năm chỉ có một vài dự án của doanh nghiệp được tiếp nhận chương trình này.
Vướng mắc trong quá trình thực hiện: Đối với việc hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, các ngành nghề được hỗ trợ cũng không nhiều, chủ yếu là nông sản xuất khẩu, sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu, thủy hải sản xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu khác vẫn chưa được hỗ trợ.
Chương trình Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư : nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đối tượng và các chính sách ưu đãi : Quỹ Hỗ trợ phát triển xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án đầu tư có vay vốn ngân hàng thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (tất cả những dự án thuộc danh mục A ban hành kèm theo Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ)
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường chọn hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hơn hình thức vay vốn tín dụng ưu đãi vì đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư rộng rãi hơn cho vay tín dụng (tất cả những dự án thuộc danh mục A ban hành kèm theo Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ) và thủ tục đơn giản hơn vay vốn tín dụng ưu đãi, nếu thỏa các điều kiện theo quy định đều được xem xét hỗ trợ.
Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện : Quỹ Hỗ trợ Phát triển chưa chấp thuận hỗ trợ lãi suất đối với các trường hợp nợ quá hạn trong vòng 10 ngày.
Trong khi theo quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN ngày 01/7/2002 về việc thực hiện chuyển nợ quá hạn các khoản nợ vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng và công văn số 950/NHNN-CSTT ngày 03/9/2002 về chuyển nợ quá hạn đối với trường hợp chậm trả nợ gốc, lãi vốn vay thì đối với các khoản nợ đến hạn phải trả theo hợp đồng tín dụng, nếu chủ đầu tư không trả được sau 10 ngày làm việc thì mới coi là nợ quá hạn. Các dự án mà chủ đầu tư vay vốn của Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính thì không được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Nhìn chung, vốn và vay vốn luôn là một khó khăn của các DNVVN, do phần lớn DNVVN chưa có bề dày và uy tín trên thương trường, lại thiếu tài sản thế chấp khi muốn vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Thành phố đã có những hoạt động tích cực trong hoạt động trợ giúp cho các DNVVN tiếp cận đến các nguồn vốn
như xúc tiến thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, thành lập Quỹ đầu tư phát triển để các DNVVN vay vốn với lãi xuất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi xuất đầu tư; thông qua các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để cho các DNVVN vay phát triển; Dùng ngân sách của địa phương để hỗ trợ các DN có dự án đầu tư được duyệt, hoặc hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư; tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận các nguồn vốn qua các kênh chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại, vốn nhàn rỗi từ kho bạc Nhà nước.
Các hình thức dịch vụ tài chính phong phú, đa dạng ngày càng đáp ứng với tốc độ phát triển cao của nền kinh tế. Trong đó có những DV ra đời nhằm hỗ trợ cho các DNVVN tham gia đầu tư sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu, bảo hiểm, bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, cho thuê tài chính, bảo hiểm tỷ giá…
Hoạt động thanh toán của ngân hàng đã được cải thiện nhiều, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là hình thức chuyển tiền và thanh toán qua ngân hàng điện tử, một hình thức trả tiền nhanh, an toàn, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, đáp ứng với sự tăng mạnh khối lượng hàng hóa, DV trao đổi trong nước cũng như nước ngoài trong thời gian gần đây.
Với những nỗ lực đó, hiện đã có trên 2000 DN có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, trong đó DNVVN công nghiệp và thương mại chiếm 86%. Dư nợ cho vay đối với các DN chiếm 67% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với các DNVVN chiếm 47% tổng dư nợ cho vay các DN.
Tỷ lệ các DNVVN tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng ở mức không cao (khoảng 30% tổng số các DNVVN).
2.2.4. Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực của người lao động
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đã được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của Thành phố Hạ Long.
Đối với các DNVVN, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ kinh
doanh hết sức quan trọng. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, yêu cầu đào tạo về quản lý sở hữu trí tuệ, về hội nhập và hướng dẫn các DNVVN xây dựng thương hiệu, xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa và môi trường là vấn đề nổi cộm và cấp bách.
Hiện nay hệ thống tư vấn và đào tạo kiến thức quản lý và nghiệp vụ kinh doanh ở nước ta ngoài các trường đại học, học viện các trường cao đẳng, trung cấp còn có các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, các trường đại học mở, các viện, các trung tâm, các DN, các chương trình đào tạo dưới sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các lớp đào tạo ngắn hạn của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và của liên minh các hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Những hội thảo, hội nghị, tập huấn cũng đã có tác động rất tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong Thành phố; thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo các nhà quản lý và các doanh nghiệp của tỉnh hiểu biết sâu hơn về thực tiễn thương mại quốc tế, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến, nâng cao kiến thức và kỹ năng thương mại quốc tế, có đủ tự tin để chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.
Các DNVVN dùng DV tư vấn và đào tạo liên quan đến các vấn đề về hệ thống quản trị kinh doanh. Những DV tư vấn và đào tạo trong quản trị như quản trị doanh số và giá, phân phối, chiến lược Marketing và khuyến mãi, quản lý nhân sự, kế toán, quản trị hoặc lựa chọn và định vị sản phẩm và lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp là những lĩnh vực mà các DNVVN cần tới.
DV tư vấn là một DV mới nhưng trong những năm gần đây đã bắt đầu phát triển, trong đó một số DV phát triển tương đối mạnh như DV tư vấn về đầu tư, DV tư vấn về kế toán, tư vấn về thuế,… hầu hết các DV này đều do các DN (trong đó tỷ lệ các DN tư nhân tương đối lớn) thực hiện theo cơ chế thị trường, lấy thu bù chi, không phải dựa vào nguồn tài trợ của ngân sách nhà nước hoặc của các tổ chức khác. Các DV này cũng là những DV được các DNVVN sử dụng nhiều nhất. Nó đã hỗ trợ đắc lực cho các DNVVN trong phát triển đầu tư và KD hàng hóa.
Qua khảo sát điều tra, Thành phố Hạ Long đã nắm bắt được các nhu cầu đào tạo hàng năm của các doanh nghiệp và đã đề xuất các chương trình đào tạo. Thực hiện việc nâng cao chất lượng nhân lực tại các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng trong Thành phố, tiến hành các khoá đạo tạo ngắn hạn như: Khởi sự doanh nghiệp, thị trường chứng khoán Do Sở Kế hoạch Và Đầu Tư phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện; Đào tạo nâng cao quản trị điều hành và kỹ năng quản lý nhân lực cho doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh và hợp tác xã do Liên minh HTX và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện.
Ngoài ra, các ngành Thương mại, Nội vụ, Lao động TBXH thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề truyền thống, đào tạo kế toán doanh nghiệp và chủ nhiệm HTX, các nội dung về xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, tin học trong kinh doanh… cho các doanh nghiệp trong Thành phố.
UBND Thành phố Hạ Long đã phê duyệt hai đề án vào các năm 2009, 2011 về đào tạo phát triển doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2011-2012 và 2013-2014 với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng.