CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.1. Nhận xét và đánh giá thực trạng công tác kế toán hàng hóa ở Công ty
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mai Thị Thùy Anh Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mai Thị Thùy Anh
này là nhờ vào bộ máy điều hành và quản lý Công ty nói chung và bộ máy kế toán Công ty nói riêng.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về tình hình kinh doanh, công tác kế toán ở Công ty và trên cơ sở những kiến thức đã lĩnh hội được, sự vận dụng lý luận vào thực tiễn, tôi thấy công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán hàng hóa nói riêng ở Công ty đã đạt được những kết quả tích cực và cũng còn mốt số mặt hạn chế sau đây:
3.1.1. Những mặt tích cực
* Về công tác tổ chức kế toán nói chung:
- Công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, hình thức sổ kế toán (hình thức Nhật ký chung) theo đúng chế độ quy định và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình kinh doanh của mình.
- Các quy định mới về kế toán do Nhà nước ban hành đều được Công ty cập nhật và vận dụng một cách phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.
- Công tác phân công, phân nhiệm công việc trong Phòng kế toán được thực hiện một cách phù hợp, đúng với năng lực của từng nhân viên kế toán.
Hệ thống kiểm soát nội bộ trong bộ phận kế toán được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng kế toán của Công ty không những giỏi về nghiệp vụ mà còn luôn phát huy ý thức trách nhiệm của người cán bộ Tài chính- Kế toán.
* Về công tác tổ chức kế toán hàng hóa:
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy công tác kế toán hàng hóa ở Công ty được tổ chức khá chặt chẽ. Nhìn chung, công tác kế toán hàng hóa ở Công ty có một số ưu điểm sau đây:
- Về việc vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán trong kế toán hàng hóa với chế độ quy định và phù hợp với thực tế hoạt động của mình.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mai Thị Thùy Anh
- Về quy trình luân chuyển, xử lý chứng từ nhập, xuất hàng hóa : từ thực tế của Công ty ta thấy được trình tự luân chuyển, xử lý chứng từ khác kỹ lưỡng và chặt chẽ từ phòng kinh doanh đến phòng kế toán. Ví dụ, Công ty đã quy định rõ ràng những bộ phận nào lập ra phiếu nhập kho, phiếu xuất kho hàng hóa; quy định việc lập và ghi chép các chứng từ đó phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ; quy định chặt chẽ đường đi, trình tự luân chuyển của các chứng từ đó.
Thứ nhất: Phòng Kinh doanh với chức năng, nhiệm vụ chính là lên kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Với nhiệm vụ, chức năng như trên Công ty đã bố trí phòng Kinh doanh là bộ phận lập ra đơn đặt hàng với nhà cung cấp và thỏa thuận đơn hàng với khách hàng. Sau đó, chuyển cho kế toán theo dõi các đơn hàng. Khi phòng kinh doanh hoàn thành nhiệm vụ của mình có nghĩa là giúp cho luồng hàng ra cũng như luông hàng vào Công ty được thông suốt không có tình trạng bị ứ động vốn. Bởi vì, hầu hết các đơn đặt hàng của phòng kinh doanh đề xuất phát từ các hợp đồng đã ký sẵn.
Thứ hai: Sau khi lên đơn hàng phòng kinh doanh sẽ chuyển đơn hàng cho kế toán theo dõi qua đó kế toán sẽ kiểm tra, giám sát giá cả, quy cách, số lượng hàng hóa tránh tình trạng sai sót, nhầm lẫn khi lên đơn hàng. Điều này rất là quan trọng nếu như một đơn hàng sai điều thiệt hại đầu tiên là tổn thất về tài chính gây ứ động vốn. Bởi vì mỗi một đơn hàng lại có những thông số yêu cầu khác nhau thông thường không thể dùng đơn đặt hàng này mà xuất bán cho đơn đặt hàng khác được. Hơn nữa, đơn hàng sai sẽ làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất uy tín với khách hàng với điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày này thì điều này là gây lên tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp, việc chuyển giao này không những giúp cho kế toán hàng hóa nắm bắt được số lượng, quy cách của lô hàng sắp nhập kho mà còn giúp cho kế
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mai Thị Thùy Anh Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mai Thị Thùy Anh
toán tổng hợp và kế toán thuế lên được kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp cũng như kế hoạch phải thu tiền bán hàng từ khách hàng.
Thứ ba: khi hàng về nhập kho hay xuất kho từng bộ phận nào sẽ sử dụng chứng từ kế toán nào để ghi chép, phản ánh cũng được phân công rất hợp lý, phù hợp với Công ty. Đối với kế toán hàng hóa, căn cứ vào đơn đặt hàng, hóa đơn GTGT lập Phiếu xuất kho và phản ánh vào các Sổ tài khoản chi tiết, Sổ cái tài khoản có liên quan. Còn kế toán tổng hợp và thuế sau khi nhận hóa đơn GTGT từ kế toán hàng hóa phản ành vào các sổ sách liên quan như Sổ chi tiết tài khoản 331, 131, 511…
- Công ty hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp Ghi thẻ song song là phù hợp với đặc điểm họat động của đơn vị mình vì hiện này Công ty mới kinh doanh hai loại hàng hóa và các nghiệp vụ nhập, xuất trong kỳ hầu hết được lên kế hoạch cụ thể.
- Trong công tác kế toán chi tiết hàng hóa, giữa Phòng Kế toán và Thủ kho có sự phối hợp chặt chẽ: Thủ kho theo dõi, quản lý chi tiết hàng hóa trên các thẻ kho, kế toán theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết hàng hóa. Cuối tháng nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép và quản lý hàng hóa của Thủ kho.
- Vấn đề kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán chi tiết hàng hóa được thực hiện tốt: Cuối mỗi tháng, kế toán hàng hóa đều đối chiếu số liệu gữa Sổ chi tiết hàng hóa với số liệu trên Thẻ kho, giữa Sổ cái tài khoản 156 với Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa.
- Việc xuất kho hàng hóa Công ty áp dụng phương pháp giá đích danh xác định giá vốn hàng bán đối với những đơn đặt hàng nhập theo lô xuất theo lô, cách xác định này giúp cho kế toán có thể xác định đúng giá vốn hàng bán.
Nhờ đó, những thông tin về tình hình tiêu thụ hàng hóa sẽ sẽ được cung cấp một cách thường xuyên, kịp thời trong kỳ vì Công ty có thể tính được trị giá xuất kho của hàng hóa cho từng phiếu xuất ngay sau khi xuất.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mai Thị Thùy Anh
- Vai trò kiểm tra, giám sát của kế toán hàng hóa được phát huy trong tất cả các khâu từ khâu kế hoạch đặt đến khâu nhập hàng và khâu xuất bán
3.1.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực trong công tác kế toán hàng hóa , Công ty vẫn còn một số điểm hạn chế, như: