Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 62 - 78)

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại

2.2.1.1. Thực trạng cấp tín dụng đối với KHCN tại Agribank Nghĩa Hưng a. Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân:

Về cơ sở lý luận, quy trình cấp tín dụng đối với KHCN tại Agribank Nghĩa Hưng vẫn được xây dựng các bước cơ bản theo chuẩn mực của một quy trình tín dụng như phần lớn các NHTM khác hiện nay. Về mặt thực tiễn, quy trình cho vay KHCN được thể hiện như sau:

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng:

Nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn để tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng như: thân nhân khách hàng, mục đích vay vốn, nhu cầu cần tài trợ, tài sản bảo đảm tiền vay… và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn:

+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay). CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý.

- Thẩm định

+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc các kênh thông tin khác cũng như mục đích vay vốn.

+ Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại gia đình hay nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về gia đình, mục đích vay vốn của khách hàng, những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng hoặc của những thành viên trong gia đình, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay…

+ Kiểm tra, xác minh thông tin thực hiện qua các nguồn sau: hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng, thông qua Trung tâm thông tin tín dụng, các bạn hàng/

đối tác làm ăn (nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ sản phẩm), các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hàng làm việc…)

+ Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: Bao gồm việc tìm hiểu và phân tích về tư cách khách hàng (năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động); phân tích đánh giá khả năng tài chính và tình hình quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi.

+ Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt: Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính). Cũng cần lưu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (chẳng hạn lợi nhuận khoản vay có thể không cao như mong muốn nhưng bù lại khách hàng duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao…)

+ Các biện pháp bảo đảm tiền vay: kiểm tra tình trạng thực tế và phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Lập báo cáo thẩm định cho vay: chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, tổng hợp nội dung của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất với khách hàng.

+ Tái thẩm định khoản vay: Cán bộ tái thẩm định tiến hành kiểm tra thực tế tại hộ sản xuất, đối chiếu với thông tin trong hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định của cán bộ kinh doanh.

- Phê duyệt:CBTD ghi ý kiến vào tờ trình cho vay kèm theo hồ sơ cho vay vốn mà CBTD lập và trình lên ban lãnh đạo chi nhánh phê duyệt. Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết, trình ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt.

- Thủ tục hồ sơ

+ CBTD soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng/số vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay để trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát.

+ Lãnh đạo ký duyệt

+ Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay

+ Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

+ Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

+ Lưu giữ hồ sơ tín dụng bao gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh thư/hộ chiếu; xác nhận của chính quyền địa phương về chữ ký và thường trú/tạm trú của khách hàng;

giấy đề nghị vay vốn; tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay; hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Giải ngân

CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân và hoàn chỉnh nội dung chứng từ: hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu KH chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay), bảng ký rút vốn vay, ủy nhiệm chi. Khi chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CBTD trình trưởng phòng tín dụng để ký trình lãnh đạo rồi nhận lại chứng từ đó đã được duyệt cho vay, nạp dữ liệu vào hệ thống máy tính của ngân hàng. Chứng từ gốc chuyển đến phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán và theo dõi nợ vay.

- Quản lý tín dụng

Kiểm tra, giám sát khoản vay: CBTD theo dõi khoản vay qua sổ sách và phần mềm điện toán, thường xuyên kiểm tra tài sản đảm bảo trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tại nơi có tài sản đảm bảo; hoặc kiểm tra, theo dõi năng lực tài chính, tài sản đảm bảo của người bảo lãnh( của bên thứ ba) nếu tài sản đảm bảo là bảo lãnh.

- Thanh toán

+ Thu nợ gốc, lãi và xử lý phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo tiền vay + Thanh lý hợp đồng tín dụng

+ Giải tỏa tài sản bảo đảm: kiểm tra tình trạng, giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố; thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.

b. Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN

Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN tại Agribank Nghĩa Hưng hiện nay gồm có:

- Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính để trả nợ; đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình với mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí và trong thời gian vay tối đa là 60 tháng.

- Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng,với mức cho vay tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà trong thời hạn cho vay không quá 15 năm.

- Cho vay mua phương tiện đi lại: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua ô tô, xe máy hay các loại phương tiện đi lại khác với mức cho vay không quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Cho vay hỗ trợ du học: Là sản phẩm dành cho thân nhân du học sinh để trang trải chi phí cho sinh hoạt và học phí tại nước ngoài với mức cho vay không quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Là sản phẩm dành cho công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài theo quy định, áp dụng cho loại tiền vay VND, USD,

EUR với mức cho vay tối đa 80% tổng chi phí hợp pháp trong hợp đồng với thời gian cho vay tối đa không vượt thời hạn của hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài.

- Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính) trong ngắn hạn với mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

- Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ. Mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng nhu cầu vốn dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.

- Cho vay trả góp: Là sản phẩm dành cho tất cả các khách hàng có nhu cầu và có điều kiện trả nợ dần trong thời hạn vay. Điều kiện đối với khách hàng là có thu nhập thường xuyên và có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ theo phân kỳ trả nợ trong thời hạn vay.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Là sản phẩm dành cho các khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố bao gồm sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Agribank phát hành, trái phiếu kho bạc Nhà nước… Mức vay được xác định dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế của tài sản cầm cố.

- Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn với hạn mức khách hàng được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Loại hình này áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ trong thời gian cho vay tối đa 12 tháng, nợ gốc và lãi vốn vay thu tự động trên tài khoản tiền gửi.

2.2.1.2 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân Đơn vị tính: Triệu đồng

366554 405941

498455 486129 592836

650992

481148

553449 558478

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Dư nợ Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

2012 2013 2014

Hình 2.1: Biểu đồ tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Nghĩa Hưng 3 năm 2012 - 2014

Trong 3 năm 2012-2014 vừa qua, nhìn tổng quát tình hình dư nợ thị phần khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng đáng kể, năm sau tăng hơn so với năm trước, tuy nhiên năm 2014, với sự nỗ lực tối đa của ngân hàng cũng như xác định được mục tiêu giảm nợ xấu, doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ năm 2014 tăng đáng kể so với năm 2012 và năm 2013. Điều này được thể hiện ở đồ thị hình 1, tình hình biến động nợ quá hạn; năm 2012, nợ quá hạn là 0,26% /tổng dư nợ, đến năm 2014 chỉ còn 0,255%.

0.26

0.271

0.255

0.245 0.25 0.255 0.26 0.265 0.27 0.275

2012 2013 2014

Nợ xấu

Hình 2.2: Tình hình biến động nợ xấu khách hàng cá nhân của Agribank Nghĩa Hưng trong 3 năm 2012-2014

* Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nhất định, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Qua bảng số liệu cho thấy, doanh số cho vay qua các năm có những biến động tăng, doanh số cho vay cũng tăng tương đối cao. Doanh số cho vay năm 2013 đạt 592.836 triệu đồng, tăng 106.707 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 22%; năm 2014 doanh số cho vay đạt 650.992 triệu đồng, tăng 58.156 triệu đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 9,8%. Xét theo các tiêu chí cụ thể, ta có tình hình doanh số cho vay như sau:

a. Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Đặc điểm nổi bật của các đối tượng đi vay loại hình khách hàng cá nhân ở huyện Nghĩa Hưng này là quy mô sản xuất cũng như chi tiêu sinh hoạt không lớn, trong đó các khách hàng cá nhân với hình thức đi vay tín chấp hoặc thế chấp với mục đích chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp một số ngành nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu cói, trồng dâu nuôi tằm, vận tải thủy, chế biến lâm sản và nuôi trồng thủy sản .. cùng một số nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, vay mua hay sữa chữa nhà, mua xe máy hay vay với hình thức thế chấp phục vụ nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh,trang trải các khoản chi phí trước mắt... và các khoản vay này được trả dần đều hàng tháng và bằng thu nhập hàng tháng của đối tượng đi vay. Do có sự lo ngại cũng như tính toán về lãi suất khi đi vay, nên đối tượng đi vay này kỳ hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn đối tượng đi vay kỳ hạn trung dài hạn. Doanh số cho vay loại ngắn hạn này tăng dần qua các năm về số lượng cũng như tốc độ, năm 2013 tăng 22.574 triệu đồng, tương ứng 6.2%, tuy nhiên đến năm 2014 đã tăng 103.258 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tốc độ tăng lên đến 26.8%. Trong khi đó doanh số cho vay kỳ hạn trung dài hạn có xu thế giảm dần qua các năm, năm 2014 giảm so với năm 2013 là 45.102 triệu đồng tương ứng giảm 21,7%. Trong thời gian này ngân hàng cũng tập trung, tích cực thu hồi nợ đối với đối tượng cho vay trung, dài hạn trong ngành

vận tải thủy vì sau suy thoái ngành vận tải thủy gặp không ít khó khăn, không có hàng hóa chuyên chở trong khi đó chi phí đầu vào vẫn cao.

b. Doanh số cho vay theo hình thức bảo đảm tiền vay.

Tại Agribank Nghĩa Hưng trong nhiều năm trở lại đây là một đơn vị triển khai rất tốt Nghị định 41/2010 của Chính phủ về một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, mô hình cho vay vốn thông qua tổ vay vốn tín chấp của các hội, Đoàn thể được duy trì và ngày càng phát triển ổn định. Cho vay hộ sản xuất nông, lâm nghiệp đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản vì thế doanh số cho vay tín chấp qua các năm đều tăng. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 36.831 triệu đồng, năm 2014 so với năm 2013 là 40.488 triệu đồng.

Tuy nhiên với quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên đối tượng khách hàng ở nhóm vay này doanh số cho vay vẫn thấp hơn so với nhóm khách hàng vay thế chấp, cầm cố. Doanh số cho vay thế chấp, cầm cố tăng dần qua các năm, năm 2013 so với năm 2012 tăng 69.876 triệu đồng, tương ứng tăng 19.9%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 17.668 triệu đồng tăng 4,2%.

c. Doanh số cho vay theo mục đích vay vốn

Để tạo điều kiện cho khách hàng đầu tư, mở rộng sản xuất theo đúng tinh thần Nghị định 41/2010, Agribank Nghĩa Hưng đã chỉ đạo nâng dần mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối đa lên 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, tối đa 200 triệu đồng đối với hộ sản xuất kinh doanh, tối đa 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi theo cơ chế lãi suất của ngân hàng cấp trên. Thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ, không thu bất kỳ khoản phí nào ngoài các khoản theo quy định của Agribank. Vì vậy khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vay để chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò và phát triển các ngành nghề tại khu vực nông thôn. Doanh số cho vay năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là 139.568 triệu đồng, năm 2013 là 180.752 triệu

đồng, tăng 41.184 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng là 29,5%, năm 2014 là 204.864 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 24.112 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 13,3%.

Khách hàng vay trong lĩnh vực vận tải thuỷ, sửa chữa, đóng mới phương tiện tàu thuyền, vay để mua nguyên vật liệu sản xuất các mặt hàng cơ khí cũng chiếm một phần không nhỏ. Khách hàng vay trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng có dư nợ tại Agribank Nghĩa Hưng. Doanh số cho vay năm 2013 là 250.831 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 44.308 triệu đồng, năm 2014 là 245.482 triệu đồng, tuy có giảm so với năm 2013 là 5.349 triệu đồng nhưng vẫn chiếm tới 37,8% trong tổng doanh số cho vay, nguyên nhân là vì khách hàng trong lĩnh vực này chủ yếu là khách hàng lớn.

Ngoài ra đối tượng cho vay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng được ngân hàng chú trọng đầu tư nhằm giảm tỷ lệ cho vay trung, dài hạn. Doanh số cho vay năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.049 triệu đồng, đến năm 2014 đã tăng so với năm 2013 là 33.181 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 46,8%.

Các ngành, các lĩnh vực khác cũng được ngân hàng chú trọng đầu tư, trong đó cũng đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng, đời sống đối với cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)