Kiến nghị với Agribank Nam Định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 113 - 118)

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH . 82

3.3.4. Kiến nghị với Agribank Nam Định

- Đề nghị Agribank Nam Định nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể các văn bản của Ngân hàng cấp trên trước khi gửi xuống cơ sở để thực hiện, tránh sao chụp đơn thuần làm cho việc thực hiện ở Ngân hàng cấp huyện lúng túng hoặc vận dụng không đồng nhất.

- Agribank Nam Định cần có chính sách khoán dư nợ hợp lý và điều chỉnh tăng đơn giá tiền lương khoán cho chi nhánh Agribank Nghĩa Hưng.

- Agribank Nam Định xây dựng chương trình đào tạo để cán bộ quản lý có kiến thức cơ bản trong một số lĩnh vực quản lý điều hành kinh doanh công nghệ thông tin, mở rộng thị phần.

- Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra của tỉnh đối với Agribank Nghĩa Hưng. Đề nghị Agribank Nam Định thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra chuyên đề để giúp cho Agribank Nghĩa Hưng khắc phục những hạn chế, yếu kém vươn lên đạt kết quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.

- Hàng năm tổ chức các cuộc thi tay nghề đối với cán bộ nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ và làm cơ sở cho việc bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý hơn.

- Đối với hoạt động dịch vụ của Agribank Nam Định hiện còn quá nghèo nàn so với các ngân hàng TMQD cũng như các ngân hàng TMCP trên địa bàn.

Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt quyết liệt, nếu không nâng cao chất lượng tín dụng và các hoạt động dịch vụ thì không những sẽ không thu hút được mà còn bị mất khách hàng, mất thị trường. Đề nghị Agribank Nam Định mở rộng các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách hàng tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng tăng vị thế của Ngân hàng trong thương trường.

KẾT LUẬN

Chất lượng hoạt động tín dụng đang là một vấn đề cấp thiết, được quan tâm hàng đầu tại các NHTM nói chung và tại Agribank Nghĩa Hưng nói riêng. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng là một yêu cầu cần thiết đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay với diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì sức ép cạnh tranh lại càng gay gắt hơn do sự xuất hiện nhiều hơn của các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần có năng lực và công nghệ tiên tiến.

Vì vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

đã đi vào nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Hệ thống hoá và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay và chất lượng hoạt động cho vay, đồng thời đã nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay.

- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động cho vay tại Agribank Nghĩa Hưng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù Agribank Nghĩa Hưng đã có những bước phát triển tích cực theo định hướng khách hàng, thay đổi mô hình cho vay mới và áp dụng công nghệ dịch vụ ngân hàng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, nhưng các sản phẩm cho vay vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay cho thấy chứa đựng nhiều rủi ro như nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng, các khoản lãi chưa thu được ngày càng cao, danh mục đầu tư tập trung vào các khách hàng lớn…

- Trên cơ sở đó, luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Tóm lại, việc phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân ở Agribank Nghĩa Hưng để có những giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Agribank Nghĩa Hưng.

Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Agribank Nghĩa Hưng, khẳng định được vị thế là ngân hàng hàng đầu tại địa bàn và khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu (2000), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.

3. Đặng Văn Hải (2007), Nâng cao chất lượng cán bộ NHTM Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (1+2).

4. Phí Trọng Hiển (18/11/2005), Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề.

5. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

6. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

7. Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Giáo trình kinh tế học tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Bùi Kim Ngân (18/11/2005), Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề.

9. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

10. Ngân hàng Nhà nước (2002), Về việc tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, Quyết định 1381/ 2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002.

11. Ngân hàng Nhà nước (2003), Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1381/ 2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 về việc tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, Quyết định 312/2003/QĐ-NHNN ngày 4/4/2003.

12. Ngân hàng Nhà nước (2005), Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 Quy định.

14. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng (2013), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP.

15. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (2003), Sổ tay tín dụng của Agribank Việt Nam.

16. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng năm (2012,2013,2014), Báo cáo tài chính.

17. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng năm (2012, 2013 và 2014), Báo cáo tổng kết.

18. NHNo & PTNT Việt Nam (2007), Về quy định về bảo đảm tiền vay, Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03 tháng 12 năm 2007.

19. NHNo & PTNT Việt Nam (2010), Về quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 quy định.

20. NHNo & PTNT Việt Nam (2010), Về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010 quy định.

21. NHNo & PTNT Việt Nam (2011), Về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Quyết định số 881/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 16/7/2011.

22. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Luật số 47/2010QH 12 23. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

24. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội

25. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.

26. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)