Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 78 - 83)

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng

2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

2.2.2.1. Đánh giá theo tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu

* Nợ quá hạn

Bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ NQH tại Agribank Nghĩa Hưng qua 3 năm đều ở mức dưới 1%, nợ quá hạn lúc tăng, lúc lại giảm, về số tuyệt đối hầu như không giảm nhiều qua các năm. Điều đó thể hiện chất lượng cho vay tại Agribank Nghĩa

Hưng chưa cao, vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn nợ quá hạn năm 2012 là 0,53%

so với tổng dư nợ, số tuyệt đối 1.941 triệu đồng nhưng năm 2013 đã tăng lên 0,84%

tương đương với số tiền 3.407 triệu đồng chủ yếu tập trung tăng ở các khoản vay thế chấp (chiếm 78% trong tổng nợ quá hạn), đến năm 2014 thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm xuống còn 0,48% số tuyệt là 2.391 triệu đồng, so với năm 2013 giảm 1.016 triệu đồng, tỷ lệ giảm 29,8%, chủ yếu giảm ở các khoản vay thế chấp do ngân hàng đã kiên quyết xử lý tài sản đảm bảo, thanh lý phát mại tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên so với năm 2012 thì số nợ quá hạn vẫn cao hơn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn so với năm 2012 nguyên nhân là do dư nợ năm 2014 tăng cao. Điều này, được giải thích ở năm 2012, 2013 nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, giá cả sinh hoạt tiêu dùng đắt đỏ, mọi người đều phải vật lộn cuộc sống hàng ngày cũng như tình hình kinh doanh của hộ gia đình gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng không đúng kỳ hạn như đã ký trong hợp đồng tín dụng, điều này làm phát sinh nợ quá hạn cho ngân hàng. Trong số nợ quá hạn này có những trường hợp khách hàng đã trả hết nợ quá hạn nhưng đối tượng vay trung hạn nên dư nợ vẫn nằm trong nhóm nợ chưa vượt qua thử thách sau thời gian 06 tháng mới chuyển về nhóm nợ thấp hơn, bên cạnh đó vẫn có nguyên nhân do công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng cũng chưa triệt để và không tập trung giải quyết thấu đáo.

Trong dư nợ quá hạn tại chi nhánh số nợ quá hạn theo hình thức vay tín chấp bao gồm cho vay tín chấp thông qua các tổ vay vốn của các Hội, Đoàn thể tại các xã thị trấn, cho vay tối đa đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, tối đa 200 triệu đồng đối với hộ sản xuất kinh doanh, tối đa 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và cho vay tín chấp đối với CBCNV hưởng lương ngân sách tối đa cho vay đến 24 tháng lương lại chiếm một phần không hề nhỏ. Năm 2014 số nợ quá hạn của hộ tín chấp chiếm tới 46,4% trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh, nguyên nhân chủ yếu do việc bình xét, kết nạp thành viên vào tổ vay vốn chất lượng chưa cao, nhiều thành viên chậm trễ trong việc trả nợ vốn vay.

* Nợ xấu

Nhìn chung, khả năng kiểm soát các khoản nợ xấu của ngân hàng qua các

năm có sự theo dõi sát sao, tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong mức độ an toàn. Tuy nhiên trên thực tế nếu nhìn vào số liệu biến động nợ xấu qua 3 năm ta thấy trong cho vay vẫn tiềm ẩn nhưng nguy cơ rủi ro, tỷ lệ nợ xấu năm sau vẫn cao hơn năm trước.

Năm 2012 nợ xấu là 955 triệu đồng tỷ lệ 0,26% so với tổng dư nợ, năm 2013 là 1.101 triệu đồng tỷ lệ là 0,271% tăng 146 triệu so với năm 2012, tỷ lệ tăng 15,3%, đến năm 2014 nợ xấu lại tăng hơn so với năm 2013 là 172 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,255% tương ứng với 1.273 triệu đồng. Điều này có nghĩa, cứ 100 đồng dư nợ thì có hơn 0,2 đồng nợ xấu, tức là chất lượng cho vay đối tượng khách hàng này ở ngân hàng duy trì ở mức vừa phải. Về mảng sản phẩm tín dụng này, ngân hàng có thể ở mức rủi ro bình thường.

Trong số nợ xấu vẫn chủ yếu là cho vay thế chấp, tỷ lệ nợ xấu đối tượng cho vay thế chấp chiếm đến trên 78%. Số nợ xấu tăng dần qua các năm, năm 2012 là 712 triệu đồng, năm 2013 là 774 triệu đồng tăng hơn so với năm 2012 là 62 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8,7%, đến năm 2014 là 997 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 223 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 28,8%. Các món quá hạn với số tiền không nhiều nhưng đã xuất hiện tình trạng khách hàng thế chấp là phương tiện vận tải thuỷ đã tự ý bán tài sản thế chấp (Tài sản thế chấp ngân hàng chỉ giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện còn phương tiện khách hàng vẫn sử dụng để khai thác), một số tài sản thế chấp ngân hàng đã tiến hành niêm phong nhưng vẫn chưa thanh lý, phát mại được do tài sản nằm trong ngõ sâu khó chuyển nhượng, phát mại.

Nhận xét chung: So sánh các chỉ tiêu trên với tiêu chuẩn (cụ thể: NQH/Tổng dư nợ 5%, Nợ xấu/Tổng dư nợ 2%- quy định TT 493 của NHNN), có thể rút ra nhận xét chung về chất lượng cho vay như sau: Theo kết quả trên các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của 3 năm 2012, 2013 và năm 2014 đều nằm trong giới hạn cho phép. Chất lượng tín dụng đã được ngân hàng quan tâm, chắc chắn trong điều tra thẩm định cho vay, tuân thủ tuyệt đối các quy trình nghiệp vụ, xử lý kiên quyết các trường hợp có nợ quá hạn. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở tỷ lệ vừa phải, tuy nhiên qua số liệu phản ánh tỷ lệ nợ xấu đều tăng qua các năm, có nghĩa là đối với những món nợ quá hạn cũ đã xử lý thu hồi nhưng đến năm sau lại phát sinh các món nợ xấu khác, đồng nghĩa trong tổng dư nợ của ngân hàng vẫn còn những món nợ tiềm ẩn rủi ro. Qua đó, phản ảnh phần nào về chất lượng cho vay đối

với các đối tượng khách hàng là cá nhân của ngân hàng trong 3 năm qua.

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ qua các năm 2012- 2014 (Khách hàng cá nhân)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

1.Dư nợ 366.554 405.941 498.455 39.387 10,75% 92.514 22,79%

2.Nợ quá hạn 1.941 3.407 2.391 1.466 75,5% -1.016 -29,8%

- Tín chấp 924 743 1.109 -181 -19,6% 366 49,3%

- Thế chấp 1.017 2.664 1.282 1647 161,9% -1.382 -51,9%

3.Nợ xấu 955 1.101 1.273 146 15,29% 172 15,62%

- Tín chấp 243 327 276 84 34,6% -51 -15,6%

- Thế chấp 712 774 997 62 8,7% 223 28,8%

4.Tỷ lệ NQH (%) 0,53% 0,84% 0,48% 0,0031 58,49% -0,0036 -42,9%

- Tín chấp 0,25% 0,18% 0,22% -0,07 -28% 0,04 22,2%

- Thế chấp 0,28% 0,66% 0,26% 0,38 135,7% -0,4 -60,6%

5.Tỷ lệ NX (%) 0,26% 0,271% 0,255% 0,0001 4,2% -0,016 -5,9%

- Tín chấp 0,07% 0,08% 0,055% 0,01 14,3% -0,025 -31,3%

- Thế chấp 0,19% 0,191% 0,2% 0,001 0,5% 0,009 4,7%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Nghĩa Hưng( thời điểm 31/12) 2.2.2.2. Đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận cho vay trên tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cho vay, một khoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn sẽ không thể coi là có chất lượng cao nếu nó không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời, chất lượng cho vay tốt, ngược lại chỉ tiêu này thấp thì có nghĩa là hoạt động cho vay có hiệu quả không cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ có tính tương đối trong đánh giá chất lượng cho vay vì nó còn chịu ảnh hưởng từ lãi suất, chính sách khách hàng, …

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

2013/2012 2014/2013

+/ - % +/ - %

-Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 77.026 73.168 65.461 -3.858 -5% -7.707 -10,5%

-Tổng dư nợ KHCN 366.554 405.941 498.455 39.387 10,7% 92.514 22,8%

-Tổng thu nhập 83.537 82.889 73.486 -648 -0,78% -9.403 -12,8%

-Lợi nhuận từ HĐCV/ tổng dư nợ 21,01 18,02 13,13 -2,99 -14,2% -4,89 -27,1%

-Tỷ trọng thu lãi cho vay so với tổng thu nhập (%) 92,2 88,27 89,08 -3,93 -4,3% 0,81 0,92%

(Nguồn: Phòng kế toán Agribank Nghĩa Hưng)

Qua bảng 2.10 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay/ tổng dư nợ của chi nhánh thấp nhất là 13,13 %, nghĩa là một trăm đồng vốn ngân hàng cho vay thu được thấp nhất là 13,13 đồng lợi nhuận. Xem xét chi tiết cho thấy một trăm đồng vốn ngân hàng cho vay năm 2013 thu được lợi nhuận là 18,02 đồng thấp hơn năm 2012 là 2,99 đồng tương ứng giảm 14,2%; đến năm 2014 so với 2013 con số này lại giảm 4,89 đồng tương ứng giảm 27,1%. Điều này được lý giải là trong năm 2012 tỷ lệ cho vay trung hạn của ngân hàng vẫn còn cao (lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn), cộng với chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thời điểm này là lớn hơn, vì thế lợi nhuận thu được của ngân hàng năm này là lớn nhất.

Đến năm 2013, 2014 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh của các hộ vay vốn gặp khó khăn nhất là đối tượng vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ, lãi đọng tại thời điểm này là tương đối lớn, chênh lệch lãi suất lại thu hẹp dần nên trong 02 năm này tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay/tổng dư nợ thấp hơn nhiều so với năm 2012 và các năm trước đó.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng như tỷ trọng lợi nhuận của tín dụng khách hàng cá nhân chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng, số liệu qua 03 năm không biến động nhiều, năm 2012 đạt là 92,2%; năm 2013 đạt 88,27%; và năm 2014 đạt 89,08%, điều này cho thấy nguồn vốn của ngân hàng đầu tư vào hoạt động cho vay có hiệu quả, nghĩa là chất lượng cho vay tương đối tốt, ổn định qua các năm, duy có năm 2013, tỷ trọng thu lãi/tổng thu nhập thấp nhất do năm 2013, thu nhập bất thường của ngân hàng tăng đột biến. Qua đó, ta cũng thấy được ngân hàng đã luôn coi mảng hoạt động nghiệp vụ tín dụng bán lẻ này là nghiệp vụ kinh doanh chính; tỷ trọng thu lãi của nó trên tổng thu nhập cao nhất chiếm đến 92,2% và duy trì mức đó qua các năm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)