Cơ sở h ình thành

Một phần của tài liệu Thự trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn thuộc liên doanh việt nga vietsopetro (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA AN TOÀN T ẠI XÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN V À CÔNG TÁC L ẶN – LIÊN

2.2. Văn hóa an toàn tại XN VTB&CTL

2.2.1. Cơ sở h ình thành

VHAT tại XN VTB&CTL được hình thành từ những yếu tố sau:

- Môi trường bên trong:

Xí nghiệp Vận tải biển là đơn vị được thành lập bởi quyết định của Hội đồng XNLD Vietsovpetro (nay là Liên doanh Việt Nga – Vietsovpetro) ngày 02/6/1983, với nhiệm vụ phục vụ Vietsovpetro khai thác tài nguyên của thềm lục địa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, là mắt xích quan trọng nhất nối liền đại bản doanh Vietsovpetro với các công trình biển đã, đang và sẽ được xây dựng, khai thác thương mại tại các vùng mỏ của Vietsovpetro.

Vào thời điểm thành lập xí nghiệp chỉ có 01 tàu Côn Đảo-011 với công suất 1.128 mã lực chỉ để phục vụ trong cảng Dầu khí Vietsovpetro. Dần dần theo thời gian Vietsovpetro đầu tư lớn hơn, hiện đại hơn cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí, điều đó đồng thời đòi hỏi phương tiện phục vụ sản xuất cũng phải được đồng bộ hoá, hiện đại và phù hợp theo.

Hiện nay, Xí nghiệp Vận tải biển là một đơn vị vận tải chuyên ngành, có đội tàu hiện đại bậc nhất Việt Nam, có đẳng cấp quốc tế với công suất gần 130.000 CV, hơn 700 CBCNV làm việc trên các công trình biển và bờ và gần 100 CBCNV làm các công tác phục vụ sản xuất. Trong đó, 90% là nam giới; trình độ Kỹ sư trở lên chiếm 60%, 40% còn lại là những công nhân lành nghề, có trình độ cao, được đào

H viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B ọc 39 Viện Kinh tế và Quản lý tạo bài bản từ các trường Cao đẳng, Công nhân nghề trong và ngoài nước.

Tàu cẩu Hoàng Sa trong công tác hạ thủy chân đế giàn khoan

Tàu dịch vụ cấp hàng

H viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B ọc 40 Viện Kinh tế và Quản lý Tàu cứu hộ Bến Đình 01 thực tập chữa cháy

Tàu Long Hải 01 phục vụ công tác lặn khảo sát công trình ngầm

H viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B ọc 41 Viện Kinh tế và Quản lý - Môi trường bên ngoài:

Bằng việc tận dụng kinh nghiệm, các thiết bị nhàn rỗi, Vietsovpetro đã thực hiện cung cấp dịch vụ địa vật lý, khoan thăm dò, vận chuyển hàng hóa, xây lắp công trình ngoài khơi, cứu hộ, cứu nạn… cho các công trình trọng điểm của Nhà nước cũng như làm dịch vụ cho các công ty dầu khí trong nước ở các vùng mỏ mới, như là Đồi mồi, Hải Thạch, Cá Ngừ Vàng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Biển Đông, công trình T1, T2 của bộ Quốc Phòng… Công tác dịch vụ không những được thực hiện tốt ở trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Chính vì vậy, công tác quản lý an toàn của XN VTB&CTL phải tiếp tục duy trì và đảm bảo cho đội tàu làm việc an toàn ở mọi điều kiện thời tiết cũng như độ sâu khác nhau ở các vùng biển mà đội tàu phải tham gia hoạt động.

Ngoài ra, việc hợp tác và liên kết với các đơn vị bên ngoài để cùng thực hiện dự án, đòi hỏi phải có sự đồng bộ quản lý công việc trong mọi tình huống, và do đó chính sách an toàn của XN VTB&CTL nói riêng và c a Vietsovpetro nói chung ủ phải phù hợp với đối tác, và ngược lại.

Mặt khác, đội tàu của XN VTB&CTL phải tuân thủ các công ước quốc tế về hàng hải mà Chính phủ Việt nam đã ký kết, trong đó có công ước SOLAS, MARPOL… Bộ luật này xuất phát từ cuối những năm 1980, khi mà sự lo ngại ngày càng gia tăng về việc thiếu các tiêu chuẩn quản lý tàu, dẫn đến tai nạn đường biển và vấn đề ô nhiễm môi trường do tàu gây ra ngày càng gia tăng.

Trong đó công ước SOLAS được bổ sung chương IX – Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) vào năm 1994 mang tính áp dụng bắt buộc, và bổ sung sửa đối chương IX bởi nghị quyết MSC.99(73) có hiệu lực vào ngày 01/7/2002.

Một phần của tài liệu Thự trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn thuộc liên doanh việt nga vietsopetro (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)