Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành điện

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược phát triển cho công ty cổ phần nhiệt điện phả lại đến năm 2025 (Trang 61 - 68)

NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

2.2.2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành điện

Hiện nay 95% sản lượng của PPC là hợp đồng dài hạn với EVN, còn 5 % là bán điện trên thị trường cạnh tranh, phần trên thị trường cạnh tranh chỉ 5 10% tổng - sản lượng bán nên áp lực cạnh tranh không lớn. ự ạS c nh tranh c a PPC trong n i b ủ ộ ộ ngành Điện Vi t Nam không th t s m nh m do hai nguyên nhân chính. Nguyên ệ ậ ự ạ ẽ nhân đầu tiên là do nhu c u v ầ ề điện luôn lớn hơn cung, khiến sản lượng tiêu th ụ điện luôn thi u và dế ẫn đến tình tr ng cạ ắt điện trong những ngày cao điểm. Do đó, các công ty trong ngành không ph i lo ngả ại về ầ c u tiêu thụ. Nhà nước cũng như EVN đều khuy n khích có thêm các nhà máy s n xuế ả ất điện riêng ph c v cho ho t ụ ụ ạ động c a doanh nghiủ ệp, đặc bi t là các doanh nghi p hoệ ệ ạt động tiêu hao năng lượng điện lớn như xi măng, thép. Thứ hai đó là các công ty trong ngành chủ ế y u c nh ạ tranh v i nhau bớ ằng giá, nhưng giá lại không do chính công ty này quyết định mà là EVN. Điều này đã và đang tạo ra khó kh n cho PPC khi m t m t doanh nghi p ph i ă ộ ặ ệ ả

chịu trách nhi m xây d ng nhà máy s n xuệ ự ả ất điện phục vụ chính hoạt động của mình, nhưng cơ chế ki m soát sể ản lượng và giá l i thu c v EVN. ạ ộ ề Đối thủ hiện tại của PPC trên thị trường phát điện cạnh tranh, họ là Công ty Nhiệt điện Uông Bí, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng. Uông bí, có chất lượng sản phẩm và quan hệ khách hàng tốt nhưng máy móc hay hỏng, chi phí, giá thành cao thì áp lực lớn, đây trở thành điểm yếu của Uông Bí. Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình có thương hiệu tốt, sản phẩm chất lượng, kinh nghiệm nhưng thiết bị lạc hậu, tổn thất lớn dẫn đến giá thành cao không cạnh tranh được với công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng có giá cả và chất lượng cạnh tranh tương đương với Phả Lại nhưng hệ thống máy móc thiết bị của Trung Quốc không đồng bộ, xuống cấp nhanh dẫn đến sự cố thiết bị với tần suất lớn tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn trong nghành so với nhiệt điện Phả Lại.

- PPC có thương hiệu tốt.

- PPC có kinh nghiệm ngành nghề cao do trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển.

- Năng lực tài chính vững chắc, ổn định. - Quan hệ với kháchhàng tốt.

- Giá cả cạnh tranh trên thị trường ở mức tốt nhất. - Chất lượng sản phẩm tốt.

- Năng lực quản lý vững vàng.

- Hệ thống máy móc và cơ sở hạ tầng hiện đại. - Công tác dịch vụ và chăm sóc khách còn hạn chế.

- Đầu tư, ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa dây chuyền sản xuất chưa đạt hiệu quả cao.

- Lực lượng lao động có trình độ ngoại ngữ và trên đại học còn ít . 2.2.2.2. Phân tích áp lực từ đối thủ canh tranh tiềm ẩn

Với việc mở cửa thị trường cho ngành điện bắt đầu từ khâu phát điện, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sẽ phải cạnh tranh với các công ty phát điện hiện hữu và các công ty phát điện sẽ hoà vào hệ thống điện quốc gia theo tiến độ hàng năm từ 2017 đến 2025 trong quy hoạch điện VI đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Theo thống kê, tổng công suất đặt các nguồn điện năm 2017 là 45.700 MW tăng 11,4% so với năm 2016 (41.424 MW), năm 2008 dự kiến là 50.000 MW, năm 2019 dự kiến là 55.000 MW. Theo quy hoạch điện VI thì từ năm 2018 đến hết năm 2025 có thêm khoảng 109 nhà máy điện đi vào vận hành với tổng công suất đặt là 53.359

MW. Dự kiến tổng công suất đặt các nguồn điện đến năm 2025 là 90.000 MW, năm 2030 là 146.800 MW và 695 tỷ kWh điện sản xuất.

Thị trường phát điện cạnh tranh chính thức đưa vào vận hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012, trải qua 05 năm vận hành, tính đến hết năm 2017, số lượng các nhà máy điện tham gia giao dịch trên thị trường là 76 nhà máy với tổng công suất đặt 20.728 MW, tăng 2,45 lần so với thời điểm mới vận hành thị trường vào tháng 7/2012 (chỉ có 31 nhà máy điện). Năm 2018 là năm vận hành thị trường bán buôn điện thí điểm song hành cùng thị trường phát điện cạnh tranh với 81 nhà máy trực tham gia thị trường điện, thì các đối thủ tiềm ẩn (81 nhà máy) sẽ cạnh tranh thường xuyên liên tục với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đó là:

- Các Công ty phát điện độc lập (IPP) có nguồn vốn ngoài EVN là các Tập đoàn Nhà nước và Tổng công ty lớn (Ví dụ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam TKV, Tổng công ty Sông Đà - - SDC, Tổng công ty lắp máy Việt Nam - LILAMA).

- Các Công ty phát điện độc lập (IPP) có nguồn vốn ngoài EVN là nguồn vốn tư nhân.

- Các Công ty phát điện có nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT.

- Các Công ty phát điện trong nội bộ EVN.

Công suất đặt và tỷ trọng trong hệ thống điện Việt nam của các công ty phát điện như trên đến năm 2025 theo quy hoạch điện VI được thể hiện trong hình 2.4:

Hình 2.6 Cơ cấu tỷ trọng sở hữu nguồn điện năm 2025

Các công ty phát điện với các hình thức sở hữu khác nhau này khi đi vào hoạt động sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, đây thực sự là một thách thức không nhỏ. Sự cạnh tranh và thách thức này sẽ diễn ra trong thị trường điện, nơi mà các công ty phải chào giá để được phát điện và công ty nào hoạt động hiệu quả, kiểm soát chi phí hợp lý cùng chiến lược chào giá tốt sẽ là công ty thu được lợi nhuận cao. Trên thực tế chi phí sản xuất ra 1 KWh điện của Phả Lại sẽ thấp hơn các nhà máy cùng loại vì dây chuyền 1 và dây chuyền 2 của Công ty đã hết khấu hao. Đồng thời Công ty sử dụng than trong nước nên chi phí sẽ rẻ hơn than nhập khẩu (các nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2012 sẽ phải nhập khẩu than từ nước ngoài do dó chi phí sẽ cao hơn than trong nước, theo chiến lược phát triển Ngành Than đến năm 2015 có tính đến 2025), chi phí khấu hao tài sản cố định của 2 dây chuyền đến năm 2015 đã hết (các nhà máy Nhiệt điện đưa vào hoạt động từ năm 2010 trở đi có suất đầu tư cao hơn Phả Lại nhiều và do đó chi phí khấu hao cũng sẽ lớn hơn nhiều), tuy nhiên nếu quản lý không tốt và không có chiến lược chào giá hợp lý thì lợi nhuận thu được cũng không cao như mong muốn.

2.2.2.3. Phân tích áp lực từ quyền lực thương lượng của khách hàng

EVN hoạt động với vai trò vừa là nhà đầu tư, nhà sản xuất và phân phối. Do đó, khách hàng của PPC cũng chính là EVN. Chính cơ chế vừa sản xuất vừa kinh doanh khiến cho EVN vừa tạo ra được áp lực từ phía cung cấp và áp lực từ phía khách hàng.

Với tư cách là khách hàng của các công ty sản xuất điện, EVN có khả năng áp đặt giá do bất kỳ thay đổi nâng giá điện nào cũng phải được các công ty sản xuất trình lên EVN. Sau đó, với vai trò là bình ổn giá điện trên thị trường, EVN và các công ty sản xuất sẽ thương lượng giá điện nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về EVN. Chính cơ chế độc quyền này đang là vấn đề nan giải khi một số các dự án không thể đi đến thống nhất về giá của sản phẩm và do đó làm chậm tiến trình thực hiện.

Ngoài EVN, còn có 3 Tổng công ty lớn và Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa tham gia vào qua trình phân phối điện và một số nhà đầu tư ngoài ngành khác như Công ty Điện Hiệp Phước. Với chức năng phân phối điện nên khả năng áp đặt

giá của các công ty này khá cao, tuy nhiên vẫn phải nằm trong khung điều chỉnh giá của nhà nước.

2.2.2.4. Phân tích áp lực từ quyền lực thương lượng của nhà cung cấp

Với đặc tính riêng có của sản phẩm điện năng, vấn đề nhà cung cấp, mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa nhà cung cấp với các công ty phát điện vì thế cũng có những điểm đặc thù nhất định. Các nhà cung cấp đối với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại phải đề cập đến là: các nhà cung cấp thiết bị thay thế, nhà cung cấp nhiên liệu, hệ thống các ngân hàng trong nước và Quốc tế và cả cổ đông cung cấp về vốn v.v.

Về vấn đề cung cấp vật tư, thiết bị, do yêu cầu cao và rất đặc thù về tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ phục vụ phát điện, đòi hỏi phải có các nhà cung cấp trang thiết bị riêng cho Ngành điện. Một đặc điểm đặc trưng của khâu phát điện là phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, do đó nhu cầu về vật tư và thiết bị thay thế là rất lớn. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các công ty phát điện. Bởi vì ở Việt Nam, do trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực tài chính còn hạn chế nên các nhà cung cấp trên thị trường trong nước hầu hết chỉ cung cấp được các vật tư, thiết bị có yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ ở mức trung bình. Những thiết bị công nghệ, kỹ thuật cao cần cho việc thay thế trong bảo dưỡng, đại tu thì hầu như chưa sản xuất được trong nước, Công ty phải tổ chức đấu thầu cho các thiết bị nhập khẩu từ một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp và Nhật Bản. Đây cũng là một thách thức với Công ty khi có đến trên 90% máy móc thiết bị buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đòi hỏi Công ty phải nắm vững các quy định về Luật thương mại, Luật đấu thầu,…, có kiến thức chuyên sâu về máy móc thiết bị trong dây chuyền, nắm rõ thông tin từ các nhà thầu để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro khi ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị, tránh ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả của công tác bảo dưỡng và sửa chữa. Xét về môi trường vĩ mô, đây có thể cũng là cơ hội cho các công ty phát điện vì khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế như WTO, IMF, AFTA, CPTPP sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhập khẩu những hàng hóa, máy móc thiết bị mà trong nước chưa sản xuất được. Thực tế hiện nay việc nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho sữa chữa thường xuyên và đại tu các tổ máy của Phả Lại về cơ bản đáp ứng tốt cho sản xuất và sửa

chữa với chi phí mua thấp hơn trước kia do mua trực tiếp từ nhà sản xuất đó lại là cơ hội tốt cho Công ty.

Không kể dây chuyền 1 của Công ty vào vận hành trên 30 năm, khấu hao thiết bị đã hết, dây chuyền 2 đi vào hoạt động năm 2001 với nguồn vốn vay ODA ưu đãi của Nhật Bản. Khoản vay trên được thực hiện bằng đồng Yên Nhật (JPY) theo hợp đồng giữa Tập đoàn điện lực Việt Nam và Công ty về việc cho Công ty vay lại nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) để đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2. Khoản vay này bắt đầu được ghi nhận tại thời điểm bàn giao vốn Nhà nước cho Công ty Cổ phần là ngày 26/12/2006.

Thời hạn cho vay lại là 22 năm 6 tháng, gốc vay và lãi vay được trả mỗi năm hai kỳ vào ngày 20 tháng 3 và 20 tháng 9 hàng năm với số tiền gốc bằng nhau cho mỗi kỳ là 1.124.639.158 JPY. Tuy nhiên tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Yên Nhật hiện tại không ổn định và cao hơn so với khi tiếp nhận lại Hợp đồng vay vốn từ EVN nên đã tạo ra một khoản lỗ chênh lệch tỷ giá khá lớn cho Công ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Điều này gây ra một áp lực lớn lên Công ty về vấn đề thanh toán nợ và đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Công ty.

Về nguồn nhiên liệu, Công ty đã kí Hợp đồng cung cấp nhiên liệu với Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc- - Bộ Quốc Phòng. Đây là 02 đơn vị duy nhất cung cấp than cho Công ty. Từ năm 2005 đến nay, TKV và Tổng công ty Đông Bắc luôn cung cấp đủ than cho Công ty đảm bảo phát điện liên tục an toàn. Đây là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Công ty mà trong quy hoạch điện VI không phải công ty phát điện nào cũng có được. Theo chiến lược phát triển Ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 89/2008/QĐ- TTg ngày 14/07/2008, theo đó năm 2010 ngành than sẽ đạt sản lượng than sạch khoảng 48 50 triệu tấn, - 60-65 triệu tấn vào năm 2015, 70 75 triệu tấn vào - năm 2020 và trên 80 triệu tấn vào năm 2025. Từ năm 2012 Việt Nam phải nhập khẩu than, từ năm 2012 đến năm 2017 sẽ thiếu bình quân từ 10,8 11 triệu tấn/năm, - từ 2012 đến 2015 nhập khẩu 34 triệu tấn, đến năm 2020 là 114 triệu tấn, đến năm 2025 là 228 triệu tấn. Nhu cầu than cho sản xuất điện đến năm 2012 là 32,5 triệu tấn thiếu 7,9 triệu tấn và đến năm 2015 tăng lên gần 44 triệu tấn thiếu 11,4 triệu tấn.

Như vậy từ năm 2012 trở đi một số công ty phát điện phải nhập khẩu than từ nước ngoài sẽ làm cho chi phí nhiên liệu trong giá thành điện tăng lên (giá than nhập khẩu cùng loại gấp gần 2 lần giá than trong nước, hiện nay giá than cám 5 trong nước là 1.500.000 VNĐ/tấn chưa tính thuế giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển) đồng nghĩa với việc giá thành và giá bán điện sẽ tăng theo và do đó sẽ làm giảm sức mạnh cạnh tranh của các công ty này đồng thời là cơ hội cho các công ty phát điện sử dụng than trong nước trong đó có Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

2.2.2.5. Tổng hợp kết quả phân tích môi bên ngoài

Từ đánh giá, phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô của PPC có thể thấy những cơ hội và thách thức đối với PPC theo phân tích:

Cơ hội:

- Hải Dương là vùng kinh tế trọng điểm nơi thu hút nhiều dự án đầu tư và các doanh nghiệp mới tạo điều kiện cho vệc tiêu thụ điện năng

- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa sử dụng và tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

- Nền kinh tế mở cửa dẫn đến sự hình thành nhiều doanh nghiệp và nhà máy dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng lớn.

- Áp dụng công nghệ ạo ra cho ngành điệ t n có nhiều hệ thống quản lý vận hành lưới điện hiện đại và nâng cao hi u qu u hành s n xuệ ả điề ả ất kinh doanh điện s ẽ giúp cho ngành điện giảm chi phí trong các thao tác đóng cắt điện như: đóng cắt các thiết bị động điều khiển từ xa, tự động phát hiện sự ố c và cắt điện, giảm chi phí qu n lýả

- Môi trường tự nhiên thuận lợi với địa lý, khí hậu và tài nguyên dồi dào sẽ giúp cho kinh tế tỉnh Hải Dương phát triển giúp cho nhu cầu điện sẽ tăng. Thuận lợi cho việc cấp điện cho các nguồn điện tập trung có sản lượng điện thương phẩm cao ít tốn chi phí đầu tư, quản lý lưới điện tại các cụm cảng, khu công nghiệp, dịch vụ.

- Môi trường chính trị ổn định;

- Hệ thống luật liên quan đến Ngành Điện khá hoàn chỉnh;

- Hệ thống văn bản dưới luật còn chậm;

- Tỷ trọng đầu tư nhà nước cho Ngành Điện cao, lượng vốn ODA lớn;

- Tăng trưởng GDP hàng năm ở mức cao;

- Tốc độ Tăng trưởng điện năng cao (bình quân hàng năm từ 10%-15%);

- Thu nhập bình quân đầu người tăng, dân số tăng nhanh;

- Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng nguồn điện;

- Các dự án nguồn điện thường vào chậm tiến độ;

- Cạnh tranh giữa các công ty phát điện không cao;

- Chi phí cho các dự án nguồn điện tăng cao;

- Người mua có quyền năng không cao;

- Cung không đủ cầu về điện năng.

Thách thức:

- Đầu tư, ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa lưới điện chưa đạt hiệu quả cao.

- Lực lượng lao động có trình độ ngoại ngữ và trên đại học còn ít

- Khuyến khích cá nhân, tổ chức sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời làm tăng sự cạnh tranh với ngành điện.

- Do ngày càng có nhiều Nhà máy điện được xây mới và tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành điện cần phải có trình độ để nhận biết và đưa các công nghệ mới vào phục vụ sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại phải bố trí đủ nguồn vốn để đầu tư thay đổi công nghệ và các ứng dụng để phục vụ sản xuất kinh

- Địa hình phức tạp: có nhiều đồi núi gây khó khăn cho việc truyền tải, sửa chữa và quản lý vận hành hệ thống điện.

- Có điều kiện phát triển các nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió để sản xuất và cung ứng điện tái tạo tại chỗ dẫn đến sự cạnh tranh lớn với nguồn nhiệt điện của PPC.

Một phần của tài liệu Hoạh định chiến lược phát triển cho công ty cổ phần nhiệt điện phả lại đến năm 2025 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)