CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
2.1 Giới thiệu tổng quan về Viễn thông Thái Nguyên
Viễn thông Thái Nguyên được thành lập ngày 01/01/2008 theo Quyết định số 685/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tên thương hiệu: VNPT Thái Nguyên.
Địa chỉ: Số 10 đường Cách mạng tháng tám - Phường Phan Đình Phùng - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
Viễn thông Thái Nguyên hiện nay là một đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Cùng với sự ra đời và phát triển của ngành Bưu điện trên toàn quốc, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đã chính thức được thành lập từ ngày 15/8/1945 với tên gọi là Bưu điện tỉnh Bắc Thái và có nhiệm vụ đáp ứng thông tin liên lạc phục vụ cách mạng và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 1986, nền kinh tế từ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, Bưu điện Bắc Thái bắt đầu bước vào kinh doanh nhưng phải đến những năm 1990, ngành mới bắt đầu thực hiện số hóa, tin học hóa, công tác kinh doanh bắt đầu khởi sắc.
Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Thái được chia tách thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, và đến ngày 01/7/1997, Tập đoàn BCVT Việt Nam (khi đó gọi là Tổng cục Bưu điện) đã ra quyết định thành lập lại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường, để Viễn thông có một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng và phát triển được các lợi thế
mình, đổi mới kinh doanh, hạch toán độc lập và tiến tới kinh doanh có hiệu quả.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thực hiện chia tách hai lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông. Ngày 01/01/2008 Bưu điện tỉnh Thái Nguyên được chia tách thành 2 đơn vị là Bưu điện tỉnh Thái Nguyên và Viễn thông Thái Nguyên (VNPT Thái Nguyên). Theo đó, Viễn thông Thái nguyên tiếp nhận, kế thừa công tác quản lý, khai thác hệ thống mạng lưới, cung cấp các dịch vụ - sản phẩm viễn thông và công nghệ thông tin từ Bưu điện tỉnh Thái Nguyên (cũ).
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ Chức năng kinh doanh
Viễn thông Thái Nguyên được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao quyền quản lý vốn và tài sản, đồng thời phải có trách nhiệm phát triển và bảo toàn vốn. Tổ chức quản lý, khai thác, điều hành, phát triển mạng lưới và kinh doanh dịch vụ Viễn thông, tin học theo phân cấp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên ngành Viễn thông, tin học là đảm bảo thông tin thông suốt 24giờ/ngày, 365 ngày/năm, theo quy luật không đều, khối lượng các sản phẩm thông tin biến động theo từng giờ trong ngày, trong tuần, trong tháng, nhiều, ít chủ yếu do khách hàng sử dụng thông tin, dịch vụ quyết định, nhưng khi có yêu cầu sử dụng thông tin thì chất lượng dịch vụ đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, an toàn, do đó thời gian sản xuất bao gồm thời gian thực tế làm việc và thời gian thường trực.
Chức năng hoạt động công ích
Ngoài chức năng kinh doanh ra, Viễn thông Thái Nguyên còn có chức năng đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền các cấp, phục vụ an ninh, quốc phòng. Viễn thông Thái Nguyên có nhiệm vụ phục vụ thông tin Viễn thông, tin học cả ở những khu vực, những dịch vụ mà nhu cầu của khách hàng không có nhiều như các khu vực xa, mật độ dân cư thưa thớt, có tổng doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của Viễn thông Thái Nguyên, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước là xã hội hoá thông tin.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Thái Nguyên
Sơ đồ tổ chức, bộ máy của VNPT Thái Nguyên
Mô hình tổ chức, quản lý hành chính Viễn thông Thái Nguyên hiện nay gồm có Ban Lãnh đạo, các phòng, ban chức năng, một Trung tâm phụ trách mạng đường trục và chín Trung tâm viễn thông thành phố, huyện, thị xã.
Ban Giám đốc: Gồm 3 thành viên, trong đó Giám đốc Viễn thông tỉnh do Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Các phó giám đốc, quản lý và điều hành những lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Với các nhiệm vụ được giao, Viễn thông Thái Nguyên đã thành lập các phòng, ban chức năng và các trung tâm trực thuộc với các nhiệm vụ phân công như sau:
• Các Trung tâm viễn thông: Các Trung tâm viễn thông Thành phố, huyện, thị xã là các đơn vị kinh tế trực thuộc Viễn thông Thái Nguyên, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông – công nghệ
PHÒNG KTTKTC
BAN QLDA
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức - VNPT Thái Nguyên
BAN THANH TRA QSBV TỔ
T HỢP
TT TRUYỀN DẪN - CM
CÁC TT VIỄN THÔNG TP, HUYỆN THỊ PHÒNG
MẠNG
PHÒNG TCCB BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KD
PHÒNG HCQT
- Tổ chức lắp đặt, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các trạm vệ tinh, các thiết bị truy nhập, truyền dẫn cấp III và mạng ngoại vi.
- Quản lý và kinh doanh các dịch vụ và thiết bị viễn thông - CNTT trên địa bàn.
- Cung cấp dịch vụ viễn thông hệ I trên địa bàn tỉnh, tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của cấp trên.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vị được Viễn thông Thái Nguyên cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
• Trung tâm Truyền dẫn - Chuyển mạch: là đơn vị kinh tế trực thuộc Viễn thông Thái Nguyên, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông - công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
- Trực tiếp quản lý vận hành, khai thác, thiết bị chính của mạng cấp 2 (hệ thống truyền dẫn nội tỉnh, Tổng đài Host, mạng Truyền số liệu chuyên dùng)
- Giám sát, điều hành xử lý, ứng cứu hệ thống Viễn thông, nguồn điện AC, DC trong phạm vi toàn tỉnh. Hỗ trợ các trung tâm lắp đặt, mở rộng thiết bị cung cấp dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin.
- Cung cấp dịch vụ viễn thông hệ I trên địa bàn tỉnh, tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của cấp trên.
- Quản lý và kinh doanh các dịch vụ, thiết bị viễn thông - CNTT.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vị được Viễn thông Thái Nguyên cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
• Các phòng, ban chức năng tham mưu:
- Tổ Tổng hợp: Tổ tổng hợp có tổ trưởng và các chuyên viên làm việc theo chế độ chức năng trực tuyến, chịu sự điều hành trực tiếp của Lãnh đạo Viễn thông Thái Nguyên. Các chuyên viên trong tổ chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của mình. Tổ Tổng hợp có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh. Xây dựng chương trình công tác, chuẩn bị nội dung cho các hội nghị.
+ Thực hiện công tác thanh tra, pháp chế, thủ tục hợp đồng kinh tế, công tác thi đua khen thưởng, truyền thống.
+ Thường trực công tác Đảng. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ + Phụ trách quan hệ giao tiếp với các đơn vị trong và ngoài ngành, với cơ quan thông tin báo chí. Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo tới các đơn vị cơ sở. Thực hiện ghi chép biên bản nội dung cuộc họp Lãnh đạo và các cuộc họp, hội nghị khác.
+ Ban Lãnh đạo VNPT Thái Nguyên sinh hoạt cùng tổ Tổng hợp.
- Phòng Mạng & Dịch vụ:
+ Quản lý, điều hành khai thác và xây dựng các phương án tối ưu hóa mạng lưới viễn thông - tin học.
+ Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc mạng viễn thông - tin học theo định hướng phát triển của Tập đoàn và địa phương theo từng giai đoạn.
+ Chủ trì xây dựng và chỉ đạo các đơn vị thực hiện các quy trình cung cấp dịch vụ viễn thông - CNTT.
+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy trình, quy phạm cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu chất lượng mạng lưới.
+ Lập kế hoạch triển khai bảo dưỡng thiết bị, bảo hiểm tài sản, thuê và cho thuê cơ sở hạ tầng.
+ Xây dựng các phương án đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống lụt bão và các yêu cầu đột xuất khác theo sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
+ Tham gia xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật viễn thông - CNTT.
+ Phối hợp xây dựng các kế hoạch đầu tư, khảo sát, phục vụ lập các dự án đầu tư và nghiệm thu các công trình xây dựng, sửa chữa mạng viễn thông - tin học; thẩm định về mặt kỹ thuật một số dự án theo yêu cầu của lãnh đạo Viễn thông tỉnh.
- Phòng Đầu tư XDCB
+ Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch vốn đầu tư; tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản.
+ Thẩm định dự án, hồ sơ mời thầu, kết quả các gói thầu để trình cấp trên hoặc Giám đốc Viễn thông tỉnh phê duyệt.
+ Chủ trì thực hiện thương thảo các hợp đồng dịch vụ tư vấn, mua sắm thiết bị, xây lắp các công trình thuộc các dự án đầu tư.
+ Mua sắm, quản lý và cấp phát vật tư thường xuyên và vật tư dự trữ cho sản xuất.
+ Phối hợp với các bộ phận chức năng thực hiện mua sắm vật tư hàng hóa, triển khai xây lắp công trình, chỉ đạo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, phối hợp giám sát thi công, nghiệm thu các giai đoạn và hạng mục công trình hoàn thành.
+ Tổng hợp, lập báo cáo tình hình và đánh giá hiệu quả công tác đầu tư và giám sát đầu tư.
+ Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành để giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư phát triển mạng viễn thông - tin học để đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình xây dựng.
- Phòng Kinh doanh:
+ Xây dựng giá cước dịch vụ theo phân cấp của Tập đoàn, phối hợp triển khai các dịch vụ mới.
+ Chủ trì thực hiện thương thảo cung cấp dịch vụ, phát triển đại lý, thỏa thuận hợp tác.
+ Chỉ đạo thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo nghiên cứu và phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng, xây dựng hệ thống kênh bán hàng; phát triển khách hàng lớn.
+ Tổ chức tập huấn và hướng dẫn các đơn vị thực hiện thể lệ, thủ tục cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng...
- Phòng Hành chính quản trị
+ Giúp lãnh đạo tổ chức hiện công tác hành chính, quản trị.
+ Quản lý các thiết bị văn phòng, tài sản, cơ sở vật chất thuộc khu văn phòng và các tài sản khác được lãnh đạo giao.
+ Thực hiện nhiệm vụ văn thư, lưu trữ; tiếp nhận - chuyển - phát công văn, tài liệu, ấn phẩm báo chí, quản lý các loại con dấu của Viễn thông Thái Nguyên.
+ Thực hiện công tác tiếp tân, khánh tiết phục vụ hội nghị do cơ quan tổ chức.
+ Quản lý, đăng ký, kiểm tra định kỳ, điều động các phương tiện vận tải phục vụ công tác.
- Phòng Tổ chức cán bộ:
+ Tham mưu, giúp Giám đốc quản lý, điều hành các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ, đào tạo, lao động tiền lương, chính sách xã hội.
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất, chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn và mối quan hệ giữa các đơn vị.
+ Xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch lao động, định mức lao động, quản lý - điều phối và tuyển dụng lao động.
+ Xây dựng đơn giá tiền lương, quy chế phân phối thu nhập, theo dõi biến động lương.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ sức khỏe người lao động.
+ Là thành viên thường trực Hội đồng lương, Hội đồng xét kỷ luật của Viễn thông tỉnh.
+ Tham mưu, giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tập đoàn.
+ Thanh quyết toán các dự án đầu tư - XDCB.
+ Xử lý công nợ và thanh toán cước viễn thông.
+ Tổng hợp, phân tích tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện và chấp hành chế độ kế toán, thống kê, tài chính; kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm liên quan.
- Ban Quản lý dự án:
+ Tham gia phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm của Viễn thông tỉnh.
+ Trực tiếp tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư từ khi có quyết định phê duyệt đến khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
+ Thực hiện các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp.
+ Giám sát thi công, xây dựng các công trình.
Hiện nay, Viễn thông Thái Nguyên có khoảng 587 lao động. Lao động tại khu vực quản lý chiếm tỷ lệ 11,3% tổng số lao động, trong đó có 54,8% có trình độ Đại học, trên Đại học còn lại là trình độ cao đẳng. Lao động ở bộ phận sản xuất có trình độ không cao, nguyên nhân là do số CBCNV công tác lâu năm từ thời bao cấp vẫn còn nhiều, số lao động này hầu hết mới chỉ qua đào tạo trung sơ cấp chiếm 75% trong tổng số lao động .
Bảng 2.1 Trình độ lao động tại Viễn thông Thái Nguyên Trình độ
Loại lao động
Sau ĐH Đại học Cao đẳng TC, CN Tổng số Lao động quản lý
Trong đó:
Chánh PGĐ
TP, GĐTT Viễn thông
2
3 20
25
2 23
NV các phòng ban 6 41 7 54
Công nhân 78 162 268 508
Tổng cộng 11 139 169 268 587
[Nguồn VNPT Thái Nguyên]
2.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Thái Nguyên Những năm gần đây, trong môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác ngoài VNPT, cùng với sự gia tăng của các dịch vụ Điện thoại di động thì các dịch vụ kinh doanh truyền thống của Công Viễn thông Thái Nguyên như: Điện thoại cố định, MegaVNN trở nên khó khăn hơn trong việc phát triển dịch vụ.
Mặc dù VNPT Thái Nguyên thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại, điều chỉnh chính sách giá cước, tiếp thị bán hàng một cách linh hoạt, tăng cường phân cấp cho phép Doanh nghiệp chủ động khuyến mại một số dịch vụ góp phần đẩy mạnh công tác bán hàng, phát triển dịch vụ nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng và tăng doanh thu cho Doanh nghiệp và thu hút khách hàng đến với mình. Nhưng trong những năm gần đây số lượng khách hàng rời mạng ngày càng nhiều với nhiều lý do khác nhau cũng đang là một thách thức đối với Doanh nghiệp.
Bảng 2.2 Doanh thu và tỷ trọng doanh thu
[ Tỷ đồng]
2010 2011 2012 TT Loại dịch vụ
Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Mega VNN 38,507 24,4 % 45,007 26,6 % 47,733 27,4%
2 Fiber VNN 8,645 5,03 % 8,974 5,3 % 9,798 5,6 % 3 MyTV 1,056 0,6 % 7,927 4,7 % 13,222 7,6 % 4
Điện thoại cố định không
dây
12,970 7,5 % 7,482 4,4 % 6,766 3,9 % 5 Điện thoại cố
định có dây 56,902 33,09% 39,070 23,1% 32,449 18,6%
6 Di động 53,856 31,32% 60,419 35,8% 64,023 36,8 % [Nguồn VNPT Thái Nguyên]
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
2010 2011 2012
FiberVNN MegaVNN MyTV
ĐT cố định không dây ĐT cố định có dây ĐT di động trả sau
Biểu 2.1 Tỷ trọng sản lượng doanh thu các dịch vụ năm 2010 - 2012
Dựa vào bảng số liệu về sản lượng và doanh thu của các dịch vụ Viễn thông năm 2012 so với năm 2011 và 2011 so với 2010 ta thấy sự sụt giảm đáng kể về doanh thu cũng như về tỷ trọng doanh thu của dịch vụ Điện thoại cố định, thay vào đó là sự phát triển của dịch vụ di động, truy nhập Intenet (MegaVNN và Fi- berVNN), dịch vụ MyTV tăng mạnh và trở thành nguồn thu đáng kể và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu doanh thu của Doanh nghiệp. Trong những năm gần đây bên cạnh việc duy trì phát triển dịch vụ truyền thống như Điện thoại cố định, Doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư và phát triển dịch vụ di động, MegaVNN, MyTV và đưa dịch vụ này trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển dịch vụ của mình. Bên cạch đó doanh thu một số dịch vụ khác như thuê bao truyền số liệu, Megawan… có xu hướng gia tăng.
Năm 2012 doanh thu do dịch vụ Điện thoại cố định không dây và có dây đem lại vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng với xu hướng giảm nhanh, cụ thể đã sụt giảm 3.1% so với năm 2011 và 16,2% so với năm 2010 do sự cạnh tranh của dịch vụ di động giá rẻ và giá cước các dịch vụ chính giảm mạnh.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong năm 2012
Theo báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của Viễn thông Thái Nguyên trong năm 2012, các dịch vụ truyền thống như ĐTCĐ, Gphone đang trên đà suy giảm do dịch vụ di động phát triển, các dịch vụ di động, MegaVNN, FiberVNN bị cạnh tranh quyết liệt, tốc độ tăng trưởng chậm khó bù đắp được sự suy giảm của các dịch vụ truyền thống trước đây.
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
Dịch vụ năm 2012
FiberVNN MegaVNN MyTV
ĐT cố định không dây ĐT cố định có dây ĐT di động trả sau
Biểu 2.2 Tỷ trọng sản lượng doanh thu các dịch vụ năm 2012
Trong năm 2012, năm thứ ba Doanh nghiệp đưa dịch vụ MyTV vào khai thác, doanh thu đạt 13,222 tỷ đồng, chiếm 7,6% tỷ trọng doanh thu, bằng 167% so với cùng kỳ. Đây là một dịch vụ mới, mang lại nhiều tiện ích cho người