Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định tiền thân là xí nghiệp May IV thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định được thành lập ngày 01/01/2004, sau đó đổi tên thành Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định
Ngày 10/07/2007 HĐQT Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Nam Định đã ra
nghị quyết só 03/2007/HĐQT giao cho cơ quan điều hành chuẩn bị các điều kiện để chuyển xí nghiệp May IV- Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định thành Công ty Cổ phần hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
Ngày 17/12/2007 Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008.Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp Công ty Cổ phần – mã số doanh nghiệp 0600773636 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 28/12/2007
Ngày 17/12/2007 Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định được thành lập theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty. Điều lệ Công ty đã được Đại Hội đồng thành lập thông qua ngày 17/12/2007. Kể từ ngày 01/01/2008 công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 100% vốn của cổ đông trong đó Cổ đông là Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Nam Định(có vốn nhà nước ) góp vốn 53% số còn lại 47% là vốn của các cổ đông trong và ngoài công ty. Mặt hàng sản xuất chính là áo Jacket, chủ yếu gia công xuất sang các nước thuộc khối EU: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và gia công lại của các khách hàng trong nước.
Năm 2007, năm đầu tiên hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, vốn cổ đông chỉ vẻn vẹn 5 tỷ, cơ sở vật chất nghèo nàn, máy móc thiết bị lạc hậu, nguồn nhân lực eo hẹp cả về số và chất lượng. Gánh nặng đè lên vai HĐQT, Ban giám đốc (BGĐ) về công ăn việc làm, cơ sở vật chất và thu nhập của người lao động trong công ty. HĐQT, BGĐ đã quyết định triệu tập Đại hội cổ đông bất thường họp bàn thống nhất xây dựng lại nhà xưởng hoàn toàn mới.
Sau 5 năm cổ phần hoá cơ sở vật chất của công ty được đầu tư khang trang, máy móc thiết bị từng bước được đầu tư thêm và thay thế dần. Là doanh nghiệp với quy mô vừa, đóng trên địa bàn tỉnh, để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt trong và ngoài nước như hiện nay, thì hàng năm đơn vị phải đầu tư chiều sâu từ 3 đến 5 tỷ đồng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) phù hợp với sự phát triển của ngành may mặc xuất khẩu.
Năm 2004, xác định thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiềm năng,
nhưng sức cạnh tranh lại khốc liệt. HĐQT, BGĐ cùng tập thể công nhân viên (CNV) quyết tâm dần dần chuyển đổi mặt hàng sản xuất từ áo Jacket (hàng dệt thoi) sang sản xuất hàng dệt kim và quần áo bơi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Năm 2005 hạn ngạch dệt may vào thị trường EU được bãi bỏ; Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực và đặc biệt vào đầu năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đây là dấu mốc rất quan trọng, là thời cơ thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty nói riêng. Hàng dệt may xuất khẩu vào các thị trường không chịu sự áp đặt về hạn ngạch.
HĐQT, BGĐ dự đoán thời cơ thuận lợi trên, chủ động đề ra định hướng SXKD, chuẩn bị nguồn hàng, chuyển đổi mặt hàng. Xác định thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của công ty với mặt hàng dệt kim, quần áo tắm mang lại hiệu quả kinh tế cao về mọi mặt. Nhưng để các sản phẩm thâm nhập được vào thị trường Mỹ, công ty phải trải qua cả một quá trình kiên trì học hỏi, phấn đấu, đầu tư từng bước về chiều rộng và chiều sâu. Công ty đã chuyển đổi thành công toàn bộ các dây chuyền sản xuất chuyên sâu về mặt hàng dệt kim, quần áo tắm đã phát huy tối đa được năng suất lao động.
Đến nay công ty đã có 750 cán bộ công nhân viên và 4 nhà máy sản xuất chính với 20 dây chuyền sản xuất. Có thể nói trong những năm sản xuất, kinh doanh hàng may mặc, công ty đã có nhiều kinh nghiệm được khách hàng trong và ngoài nước mến mộ.
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường quốc tế, khách hàng quan trọng và chiến lược của công ty trong những năm gần đây là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan và thị trường EU. Ngoài ra thị trường trong nước cũng rất quan trọng cho việc tiêu thụ hàng hóa, duy trì sản xuất và tăng thu nhập cho công ty.
Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định đã chiếm một vị thế khá quan trọng trong Tập Đoàn Dệt - May Việt Nam, đảm bảo ổn định cuộc sống cho gần 800 cán bộ công nhân viên trong công ty.