Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần may iv dệt may nam định (Trang 72 - 75)

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG

2.3. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty

Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định là công ty may mặc có truyền thống, hiện đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển công ty đã tạo cho mình mối quan hệ tốt và uy tín cao với nhiều khách hàng lớn trong và ngoài nước. Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định ở trên ta thấy công ty đã đạt được một số thành tựu sau:

- Doanh thu tiêu thụ liên tục tăng qua các năm và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, điều đó cho thấy công ty đang phát triển rất ổn định và tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa nếu biết nắm bắt cơ hội thị trường và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

- Thị trường xuất khẩu là một điểm mạnh của công ty, doanh thu từ xuất khẩu chiếm từ 80 - 90% tổng doanh thu của công ty, hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu đặc biệt là sự chuyển sang xuất khẩu trực tiếp mang lại nguồn lợi lớn, góp phần vào việc tạo đà phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

- Chính sách sản phẩm của công ty tương đối phù hợp, công ty luôn xác định đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu để có được những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Khi thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng thì những yêu cầu về sản phẩm cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với may mặc bởi vì khách hàng giờ đây không còn theo phương châm “ăn no mặc ấm” như trước kia nữa mà xu thế là “ăn ngon mặc đẹp”. Công ty luôn tạo ra các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của họ. Sản phẩm của công ty ngày càng phong phú, đa dạng về chất liệu, kiểu dáng… và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Chính điều này đã đem lại luồng sinh khí mới và giúp công ty có được sự tăng trưởng tốt trong hoạt động tiêu

thụ cả mình.

- Trên cơ sở các mục tiêu đề ra và các chính sách tiêu thụ cụ thể, các hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty cũng hoạt động nhịp nhàng. Các hoạt động xúc tiến này góp phần to lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu công ty đề ra, đem lại hiệu quả cao trong công tác đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

2.3.2. Những nhược điểm còn tồn tại

- Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu, thiếu đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có chuyên môn sâu và có kinh nghiệm. Công ty vẫn chưa tích cực trong khâu tìm kiếm khách hàng.

- Hệ thống nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước cũng như xuất khẩu chưa thực sự nhạy bén và năng động để kịp thời nắm bắt được sự biến đổi thị trường, sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng dẫn đến phản ứng chậm và không hợp lý trước các biến động của thị trường.

- Quá chú trọng đến thị trường xuất khẩu mà đã bỏ quên thị trường nội địa, một thị trường rất tiềm năng và phù hợp với khả năng của công ty.

- Công ty chưa tìm cho mình sản phẩm riêng, thị trường riêng mà đang tồn tại theo hình thức gia công, vì thế công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp lớn có những thay đổi.

- Các chính sách hỗ trợ, xúc tiến bán hàng của công ty còn chưa được đẩy mạnh đặc biệt là công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thương mại điện tử chưa được công ty sử dụng, quan tâm mặc dù đây được coi là công cụ hữu hiệu giúp quảng bá sản phẩm của công ty tới khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Công ty chưa có một đội ngũ marketing thực sự, chủ yếu là kiêm nhiệm và không có trình độ chuyên môn nhất định. Công ty chưa xây dựng cho mình một hình ảnh thực sự trên thị trường nội địa.

Kết luận chương 2

Công ty cổ phần May IV- Dệt May Nam Định là một trong những doanh nghiệp may mặc tiêu biểu của ngành dệt may tỉnh Nam Định. Trải qua hơn 8 năm hoạt động trong ngành May, Công ty đã có những thành tựu đáng kể, đặc biệt 3 năm trở lại đây (2009 - 2011). Cụ thể, doanh thu và sản lượng tiêu thụ của công ty đều tăng, đặc biệt là quần áo dệt kim + nỉ, quần áo bơi vào năm 2009, 2011.

Bên cạnh đó, công ty mở thêm các kênh phân phối thông qua các thị trường như Mỹ, Canada, Đài loan, EU… Nhờ đó mà doanh thu từ hoạt động tiêu thụ không ngừng tăng, đặc biệt là thị trường Mỹ. Công ty có chính sánh sản phẩm tương đối phù hợp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, hoạt động tiêu thụ của công ty vẫn còn tồn tại một số điểm yếu sau: Thứ nhất, công tác nghiên cứu thị trường còn yếu, thiếu đội ngũ cán bộ thị trường có chuyên sâu; Thứ hai, công ty chưa chú trọng đến thị trường tiêu thụ trong nước do chú trọng quá nhiều vào thị trường xuất khẩu; Thứ ba, công ty chưa tìm thấy cho mình sản phẩm riêng, thị trường riêng; Thứ tư, công ty chưa đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, xúc tiến bán hàng…

Nói tóm lại, công ty cần phát huy những ưu điểm và nhìn nhận một cách chính xác đối với những tồn tại trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm để đề ra các giải pháp kịp thời khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần may iv dệt may nam định (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)