PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC HANVET
3.2 Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty
3.2.1 Giải pháp 1: Giảm hàng tồn kho
3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp:
Ở phần thực trạng ta đã phân tích và thấy rằng hàng tồn kho của công ty chiếm một lượng vốn lưu động lớn và đó là điều công ty không mong muốn. Vòng quay
của hàng tồn kho năm 2012 là 5,19 vòng, số ngày tồn kho bình quân là 69 ngày.
Theo các chuyên gia như vậy là mức tồn kho cao so với trung bình ngành.
Chi tiết hàng tồn kho bình quân của công ty Hanvet năm 2012 như sau:
+ Tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 34.899 Tr.đ + Tồn kho sản phẩm dở dang: 523Tr.đ
+ Tồn kho thành phẩm: 17.180 Tr.đ
+ Tồn kho hàng hoá: 266 Tr.đ
+ Hàng gửi đi bán: 1.193 Tr.đ
Tổng cộng hàng tồn kho: 54.061 Tr.đ
Với giá trị tồn kho bình quân năm 2012 là 54.061 triệu đồng chiếm trên 60%
giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn cho thấy lượng vốn tài trợ cho hàng tồn kho là lớn chiếm 80% tổng nợ của toàn Công ty. Do đó chi phí vốn cho hàng tồn kho cũng chiếm trên 80% chi phí lãi vay. Bên cạnh đó chi phí bảo quản, lưu kho bãi, nhân công chi phí hao hụt cũng chiếm một lượng lớn trong tổng giá thành sản phẩm.
Chính vì vậy ta nên chọn giải pháp giảm hàng tồn kho ở mức hợp lý.
Số lượng hàng tồn kho nhiều là có 2 mục đích thứ nhất kỳ vọng giá tăng trong tương lai, thứ hai là dự trữ để có hàng sẵn sàng bán. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang lâm vào tình trạng suy thoái, chỉ số giá tăng thấp, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, tồn kho tăng do vậy mục đích kỳ vọng vào giá tăng là không khả quan. Mục đích thứ hai là dự trữ để có hàng sẵn sàng bán, do vậy duy trì một lượng hàng tồn kho tối thiểu đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường sẽ đem lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
3.2.1.2 Nội dung giải pháp:
Qua phân tích lượng hàng tồn kho bình quân của Công ty trong năm 2012 ta thấy giá trị tồn kho nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn nhất tới hàng tồn kho. Nên chúng ta nên tập chung vào giải pháp giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho xuống mức hợp lý bằng cách sử dụng mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế cơ bản (EOQ) để nhằm tối thiểu hoá chi phí hàng tồn kho Công thức như sau:
Q* = 2.S.D/H
Trong đó: Q* : Sản lượng hàng tối ưu cho 1 đơn hàng D: Nhu cầu sử dụng trong năm
S: Chi phí cho 1 lần đặt hàng
H: Chi phí tồn trữ tính cho một đơn vị hàng năm
Việc này cần xem xét đối với từng mặt hàng để tính toán sản lượng cho từng đơn hàng .
Xu hướng trong nền sản xuất kinh doanh hiện đại người ta thường tối ưu hoá hàng tồn kho. Theo các chuyên gia và kinh nghiệm cho thấy lượng hàng tồn kho trong ngành sản xuất thuốc thú y giữ ở mức 1.5 lần lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất đối với hàng tồn kho là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Còn đối với thành phẩm lượng hàng tồn kho thì nên giữ ở mức 1 lần doanh số bán ra trong tháng.
Căn cứ vào định mức nguyên vật liệu cho các sản phẩm trong bảng tính giá thành sản phẩm của Công ty thì tỷ lệ nguyên vật liệu chiếm xấp xỉ 85%. Mà tổng giá vốn năm 2012 là 191.379 triệu đồng. Do đó giá trị nguyên vật liệu đưa vào sản xuất bình quân một tháng là: 191.379 x 85%/12 = 13.556 triệu đồng. Như vậy lượng nguyên vật liệu tồn kho hợp lý nên giữ là: 13.556 x 1,5 = 20.334 triệu đồng. Còn lượng tồn kho thành phẩm như vậy là tương đối hợp lý, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Nếu áp dụng giải pháp này lúc đó lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu bình quân là: 34.432 – 20.334 = 14.098 triệu đồng. Mà lượng tiền tài trợ cho hàng tồn kho là đi vay hoàn toàn, nên chi phí lãi vay tiết kiệm được là: 14.098 x 13% = 1.832 triệu đồng.
3.2.1.2 Kết quả sau khi thực hiện giải pháp1:
Giả sử doanh thu và các chỉ tiêu khác để không thay đổi trong năm 2012. Ta áp dụng giải pháp 1 là giảm lượng hàng tồn kho xuống 14.098 triệu đồng và xem kết quả thu được sau khi áp dụng giải pháp này như sau:
Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện giải pháp 1
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Dự kiến Chênh lệch 1. Doanh thu thuần
280.578 280.578 42.086 2. Chi phí bao gồm khấu hao
248.238 248.238 37.235 3. EBIT = (1) – (2)
32.340 32.340 4.851
4. Lãi vay
6.828 4.996 -1.832 5. Lợi nhuận trước thuế (5) = (3) - (4)
25.512 27.344 1.832 6. Thuế thu nhập
2.232 2.392 160
7. Lợi nhuận sau thuế (7) = (5) - (6)
23.279 24.952 1.672
Qua bảng kết quả kinh doanh đã điều chỉnh giảm lượng hàng tồn kho xuống 14.098 triệu đồng ta thấy chi phí lãi vay giảm xuống 1.832 triệu đồng tương ứng lợi nhuận sau thuế tăng lên 1.672 triệu đồng. Bên cạnh đó nhà nước cũng tăng được khoản thu thuế là 160 triệu đồng. Tóm lại đây là giải pháp hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đang trong thời suy thoái và chỉ số giá rất thấp.Việc tiết kiệm chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Do vậy, muốn hoạt động tài chính được lành mạnh và hiệu quả chúng ta nên áp dụng giải pháp tiếp theo là giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí không hợp lý để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.