Giải pháp 4: Sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh dược hanvet (Trang 111 - 115)

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC HANVET

3.2 Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty

3.2.4 Giải pháp 4: Sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh

3.2.4.1 Cơ sở của giải pháp:

Căn cứ vào mức sinh lợi của công ty, tình hình chia cổ tức của công ty mẹ, đồng thời căn cứ vào mức tăng trưởng bình quân của các năm trước ta lập bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh dự báo với doanh thu tăng 15% với lãi vay chưa thay đổi trong năm 2012 như sau:

Bng 3.8 Báo cáo thu nhp d báo năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Hệ số

dự báo

Năm 2013

Chênh lệch

1. Doanh thu thuần 280.578 1,15 322.664 42.086

2. Chi phí bao gồm khấu hao 248.238 1,15 285.473 37.235

3. EBIT = (1) – (2) 32.340 1,15 37.191 4.851

4. Lãi vay 6.828 6.828

5. Lợi nhuận trước thuế (5) = (3) - (4) 25.512 30.363 4.851

6. Thuế thu nhâp 2.232 3.795 1.563

7. Lợi nhuận sau thuế (7) = (5) - (6) 23.279 26.568 3.289

8. Thu nhập BQ 86,4 99,3

Để đạt được doanh thu năm 2013 là 322.664 triệu đồng thì Công ty phải huy động một lượng vốn tương ứng. Để xác định được lượng vốn cần thiết để có được doanh thu như trên ta lập bảng cân đối kế toán dự báo năm 2013 với tỷ lệ tăng dự báo là 15%:

Bng 3.9 Bng cân đối kế toán d báo năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Hệ số

dự báo

Dự báo năm 2013 Điều chỉnh Duyệt 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 10.998 x 1.15 12.648 12.648

2. Các khoản phải thu NH 31.230 x 1.15 35.914 35.914

3. Hàng tồn kho 45.964 x 1.15 52.858 52.858

4. Tài sản ngắn han khác 2.251 2.251 2.251

5. Tài sản cố định 45.746 x 1.15 52.608 52.608

6. Các khoản đầu tư tài chính DH

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 136.191 156.279 156.279

1. Vay và nợ ngắn hạn 48.724 48.724 48.724

2. Phải trả người bán 4.621 x 1.15 5.314 5.314

3. Phải trả khác 7.702 7.702 7.702

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà

nước 3.635 3.635 3.635

5. Nợ dài hạn 53 53 53

6. Nguồn vốn chủ sở hữu 68.714 3289 72.003 72.003

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 136.191 137.431 156.279

Nhu cầu vốn bổ sung (AFN) 18.848

Như vậy là để có được doanh thu là 322.664 triệu đồng thì Công ty phải huy động một lượng vốn là 18.848 triệu đồng. Các nguồn tài trợ bao gồm: thứ nhất là sử

dụng lợi nhuận giữ lại thứ hai đi vay ngắn hạn các ngân hàng thương mại, thứ ba là huy động vốn từ cán bộ công nhân viên. Theo dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 26.568. Cổ tức năm 2012 trả 21,6%/năm, năm 2013 dự kiến trả 24%/năm Tổng giá trị cổ phần là 30.000 triệu x 24% = 7.200 triệu, số lợi nhuận giữ lại + các quỹ là 26.568 triệu – 7.200 triệu = 19.368 triệu. Nhu cầu vốn bổ sung là 18.848 do vậy ta có cơ hội giảm tiền vay CBCNV là 19.368 triệu – 18.848 triệu = 520 triệu. Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào suy thoái như hiện nay rất khó để tìm kiếm cơ hội đầu tư khác có tỉ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận hiện nay của công ty. do vậy giải pháp tiếp theo việc thuyết phục Hội đồng quản trị, Đại hội Cổ đông lựa chọn phương án chia cổ tức ở mức vừa phải , lợi nhuận còn lại để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Nếu Công ty huy động vốn từ Cán bộ công nhân viên và trả lãi suất như hiện nay là 9,6%/năm khi đó Công ty phải trả một khoản lãi vay tương ứng là: 18.848 x 9,6% = 1.809 triệu đồng. Nếu Công ty huy động vốn từ ngân hàng thương mại thì Công ty phải trả một khoản lãi suất là 12%/năm. Do đó để vay được lượng tiền trên với mức lãi suất là R thì số tiền lãi Công ty phải trả là 18.848 x 12% = 2.262 triệu đồng. Tiền vay CBCNV giảm là 520 triệu tương ứng tiền lãi giảm 520 triệu x 9,6%

= 49,9 triệu

Vậy số tiền tiết kiệm chi phí vốn là 1.809 triệu + 49,9triệu = 1.858,9 triệu.

3.2.4.3 Kết quả thực hiện biện pháp 4

Bng 3.10 Kết qu sn xut kinh doanh sau khi thc hin gii pháp 4 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Dự kiến Chênh

lệch

1. Doanh thu thuần 280.578 322.664 42.086

2. Chi phí bao gồm khấu hao 248.238 285.473 37.235

3. EBIT = (1) – (2) 32.340 37.191 4.851

4. Lãi vay 6.828 6.728,1 49,9 5. Lợi nhuận trước thuế (5) = (3) - (4) 25.512 30.462,9 49,9

6. Thuế thu nhâp 2.232 2.665 433

7. Lợi nhuận sau thuế (7) = (5) - (6) 23.280 27.797,9 4.517 Nhn xét:

Áp dụng giải pháp này Công đã tăng được lợi nhuận trước thuế lên 1.858,9 triệu đồng so với giải pháp huy động từ cán bộ công nhân viên. Mặt khác cơ cấu vốn được cải thiện tốt hơn theo hướng an toàn đó là tăng vốn chủ sở hữu giảm vốn vay ngắn hạn chỉ số nợ đến cuối năm giảm từ 49% xuống 43%.

Nhận xét: Sau khi áp dụng bốn giải pháp trên tình hình tài chính của Công ty trong những năm tới sẽ được cải thiện đáng kể. Doanh thu tăng trưởng ổn định, chi phí sản xuất được tiết giản tối thiểu, hiệu quả sử dụng vốn cao. Từ đó, vị thế tài chính của Công ty được cải thiện đáng kể theo hướng lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh dược hanvet (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)