Giải pháp 3: Giảm các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh dược hanvet (Trang 107 - 111)

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC HANVET

3.2 Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty

3.2.3 Giải pháp 3: Giảm các khoản phải thu

Trong quá trình theo dõi các khoản phải thu ngắn hạn tại Công ty trong năm 2012, nhận thấy được khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm số lượng lớn.Trong đó các khoản phải thu từ khách hàng chiếm 29.447 triệu đồng. Để quản lý và sử dụng

tốt tài sản ngắn hạn, tăng được doanh thu và có quan hệ tốt với khách hàng và các nhà cung cấp thì doanh nghiệp cần phải linh động hơn trong phương thức thanh toán, cho phép khách hàng nợ ở mức hợp lý và khuyến khích khách hàng thanh toán sớm và ngay bằng một tỉ lệ chiết khấu, xây dựng các chế độ thưởng cho khách hàng phải đi kèm với điều kiện thanh toán.

Mục tiêu là làm giảm tỉ trọng các khoản phải thu của khách hàng, giải phóng vốn chết hay quay vòng vốn nhanh để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

3.2.3.2 Nội dung của giải pháp

Sau khi phân tích các khoản phải thu khách hàng của Công ty ta có thể phân các khoản phải thu khách hàng thành các loại như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp các khoản phải thu

Loại Thời gian trả chậm Tỷ trọng khoản phải thu

1 1 đến 30 ngày 75%

2 31-60 ngày 15%

3 Trên 60 ngày 10%

Kì thu tiền bình quân của Công ty trong năm 2012 là 28,84ngày. Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên chấp nhận hay không dựa vào việc tính giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kì thứ n (PV) và tính giá trị tương lại sau n kì của dòng tiền đơn (FV).

Ta có công thức:

FVn = PV(1+i)n PVn = FV /(1+i)n

Trong đó: FVn :là giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn PV: là giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn ở kì thứ n i : Lãi suất 1 tháng

Giả sử Công ty đồng ý cho phép chiết khấu đối với những hợp đồng thanh toán trong vòng 60 ngày, trên 60 ngày sẽ không được hưởng chiết khấu.

Tỉ lệ chiết khấu cao nhất mà Công ty có thể chấp nhận được:

PV = M(1-r) – M/(1+i)n ≥ 0 Trong đó:

M: Khoản tiền Công ty cần khách hàng thanh toán khi chưa có chiết khấu r: Tỉ lệ chiết khấu mà khách hàng được hưởng nếu trả sớm

T: Khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được dịch vụ M(1-r): khoản tiền mà khách hàng thanh toán khi đã trừ đi chiết khấu

i: lãi suất ngân hàng, ở đây giả sử ta chọn lãi suất ngân hàng Vietcombank tháng 12 năm 2012 là 1,08%/tháng ( tương đương 13%/năm).

Trường hợp 1: Khách hàng có khoảng thời gian trả chậm 31 đến 60 ngày trả ngay thì sẽ được hưởng tỉ lệ chiết khấu

(1-r) ≥ 1/(1+1,08%)2 → r ≤ 2,13%

Trường hợp 2: Khách hàng có khoảng thời gian trả chậm từ 1-30 ngày trả ngay thì sẽ được hưởng tỉ lệ chiết khấu

(1-r) ≥ 1/(1+1,08)1 → r ≤ 1,07%

Như vậy sau khi tính toán ta có bảng tổng hợp lãi suất chiết khấu:

Bng 3.4: Tng hp lãi sut chiết khu áp dng

Loại Thời gian trả chậm Tỉ lệ chiết khấu được hưởng

1 1 đến 30 ngày 1,07%

2 31-60 ngày 2,13%

3 Trên 60 ngày 0%

Dự kiến sau khi áp dụng tỉ lệ chiết khấu mới thì Công ty sạn sẽ thu về được khoảng 30% số khoản phải thu hiện tại, khoản phải thu sẽ thu được là:

30%* 29.447 triệu = 8.834 triệu đồng

Bng 3.5: Tng hp các khon phi thu d tính

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thời hạn trả Tỉ trọng Số tiền theo tỉ lệ

Tỉ lệ chiết khấu

Số tiền chiết khấu

Số tiền thực thu

1-30 ngày 75% 6.625 1,07% 70,88 6.554

31-60 ngày 15% 1.325 2,13% 28,22 1.296

Trên 60 ngày 10% 884 0% 0 884

Tổng 100% 8.834 99,10 8.734

Bên cạnh đó, khi áp dụng tỉ lệ chiết khấu mới, công ty cũng sẽ thu hút được một lượng khách hàng mới, con số này dự kiến sẽ vào khoảng 3% doanh thu.

3.2.3.3 Kết quả của giải pháp 3

Bng 3.6: Tng hp mt s ch tiêu sau khi thc hin gii pháp 3

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2012

Dự kiến

Chênh lệch Tuyệt

đối %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

280.58

1 288.998 8.417 3%

a. Doanh thu thuần về BH

280.57

8 288.995 8.417 3%

b. Doanh thu hoạt động tài chính 49 49

2. Giá vốn hàng bán

191.37

9 197.120 5.741 3%

3. Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV 89.198 91.975 2.777 3%

4. Chi phí tài chính 6.828 6.927 99

1,44

%

5. Chi phí bán hàng 27.471 28.295 824 3%

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.435 30.318 883 3%

7. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 32.340 33.310 970 3%

8. Lợi nhuận trước thuế 25.512 26.435 923 3,62

%

9. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.232 2.313 81

3,62

% 10. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 23.279 24.122 843

3,62

% Bảng cân đối kế toán dự kiến:

Bng 3.7: Những thay đổi trên BCĐKT sau khi thực hin gii pháp 3 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Dự kiến Chênh lệch

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền %

Tiền 10.998 8,07% 19.732 14,48% 8734 6,41%

Phải thu 31.230 22,93% 22.496 16,51% 8734 -6,41%

Tổng tài sản 136.191 100% 136.191 100% 0 0

Sau khi áp dụng giải pháp 3 thì lượng tiền mặt tăng lên 8.734 triệu đồng giúp cải thiện các chỉ số thanh toán nhanh tức thời 0,13 lần và lợi nhuận sau thuế tăng 843 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh dược hanvet (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)