Phân tích đánh giá và điều kiện về pháp luật của Việt Nam trong hoạt động BHĐC

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng dịh vụ bán hàng đa cấp vào thị trường việt nam (Trang 31 - 44)

Chương 2 Phân tích thực trạng và điều kiện thị trường BHĐC của Việt Nam

2.2. Phân tích đánh giá và điều kiện về pháp luật của Việt Nam trong hoạt động BHĐC

Dù không còn xa lạ đối với thị trường Việt Nam, song bán hàng đa cấp vẫn còn là mới mẻ trong kinh nghiệm quản lý kinh tế của nhà nước và trong khoa học pháp lý.

Chúng ta đã hao tốn khá nhiều thời gian cho các cuộc tranh luận diễn ra trong giới luật học, giới doanh nghiệp và các nhà quản lý kinh tế để tìm kiếm thái độ đúng đắn và cơ chế quản lý hiệu quả đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Nghị định 110/2005/NĐ CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản - lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp và Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 110/2005/NĐ-CP đã khẳng định thái độ của nhà nước ta là thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động bán hàng đa cấp. Đồng thời, các văn bản pháp luật nói trên cũng thiết kế một cơ chế quản lý riêng biệt đối với hoạt động này bao gồm ba bộ phận cơ bản là [14,40] :

+ Tiêu chuẩn hóa các điều kiện của doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp và người tham gia;

+ Quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp;

+ Xác định các hành vi bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật và trách nhiệm của người vi phạm.

Tuy nhiên, có thể những bài học về quản lý bán hàng đa cấp mà Việt Nam tham khảo từ các quốc gia khác và những nhận thức từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về bản chất kinh tế - pháp lý của họat động này chưa thực sự đầy đủ nên còn tồn tại nhiều lúng túng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Vì thế, cho dù chúng ta đã có được các bộ phận cần thiết để cấu thành cơ chế quản lý hoàn chỉnh, song sự sắp xếp, tổ chức và liên kết chúng thành một hệ thống liên hoàn, hiệu quả còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Mặt khác, thực tiễn lại cho thấy hoạt động bán hàng đa cấp đang phát triển và xuất hiện nhiều phiên bản mới mà trước đây chúng ta chưa biết đến đòi hỏi phải nghiên cứu.

2.2.1 Tiêu chuẩn của người tham gia, của doanh nhiệp và quy trình cấp giấy đăng ký tổ chức BHĐC[14,45]:

11T 11T

- Luật Doanh nghiệp năm 2005 ghi nhận quyền tự chủ kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng để cấu thành nên chủ quyền của doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã thừa nhận quyền được tổ chức bán hàng đa cấp với tư cách là một hình thức của quyền tự chủ trong tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền sử dụng phương thức này để tiêu thụ sản phẩm do họ hoặc do người khác sản xuất. Tuy nhiên, pháp luật lại giới hạn quyền tổ chức bán hàng đa cấp bởi hai nội dung:

11T 11T

- Giới hạn về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp.

Nghị định 110/2005/NĐ CP quy định tất cả hàng hoá đều được kinh doanh theo - 11T phương thức bán hàng đa cấp; song lại đặt ra giới hạn bằng hai quy định sau: 11T

+ Quy định cấm bán hàng theo phương thức đa cấp đối với một số loại hàng hóa, bao gồm: 11Thàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm lưu thông, danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật; hàng hoá là thuốc phòng chữa bệnh cho người; các loại vắc xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thuỷ sản), thuốc bảo vệ thực vật; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại theo quy định của pháp luật;

+ Quy định các điều kiện mà hàng hóa tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng, bao gồm: đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định của 11T pháp luật; đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hoá; có nhãn hàng hoá theo đúng quy định của pháp luật11T. Lý lẽ được sử dụng để bênh vực cho những quy định này là khả năng ảnh hưởng đến đời sống xã hội của hoạt động bán hàng đa cấp và tính chất đặc thù của các loại hàng hóa bị cấm mua bán.

Trong trường hợp này, lợi ích chung của cộng đồng được coi là cơ sở quan trọng cho những giới hạn nói trên.

11T 11T

- Giới hạn bởi thủ tục đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chỉ được tổ chức bán hàng đa cấp sau 11T khi được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp11T. Sự giới hạn được đặt ra nhằm thiết lập trật tự thị trường và nâng cao khả năng quản lý của nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp.

11T 11T

- Nghị định 110/2005/NĐ-CP đã xác lập tương đối rõ ràng về trách nhiệm và minh bạch những quy định cấm đoán của pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia, của doanh nghiệp. Trong đó tập trung vào các nghĩa vụ công khai, minh bạch những thông tin liên quan đến chương trình tổ chức bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động của mạng lưới đa cấp; nghĩa vụ nộp thuế; nghĩa vụ trung thực; nghĩa vụ đảm bảo chất lượng của hàng hóa... Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác lập các mối quan hệ lành mạnh giữa doanh nghiệp với người tham gia; giữa doanh nghiệp, người tham gia với người tiêu dùng.

11T 11T

- Pháp luật cũng đã cơ bản tạo được nền tảng pháp lý cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia bằng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Hợp đồng này không là hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, không là hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật dân sự hoặc pháp luật thương mại.

Điểm qua những nội dung nói trên nhằm chỉ ra rằng các nhà làm luật của Việt Nam đã thực sự nỗ lực xây dựng cơ sở pháp lý ổn định, chắc chắn và an toàn cho hợp đồng bán hàng đa cấp. Tính phổ biến, khả năng lan rộng của mạng tiếp thị đa cấp và cách thức tiêu thụ hàng hóa đặc thù của phương thức này đã đặt ra cho pháp luật nhiều vấn đề phải giải quyết để vừa có thể tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo trật tự thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các chủ thể. Vì thế, các nội dung vừa trình bày cho thấy, luật pháp đã giải quyết cơ bản được một số vấn đề lớn. Đó là:

+ Xác định hình thức duy nhất của hợp đồng là văn bản để làm cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc giám sát tính hợp pháp của mạng bán hàng đa cấp;

+ Thiết lập được cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm của từng bên trong giao dịch tham gia bán hàng đa cấp, từ đó, có thể ngăn chặn ý định đùn đẩy hoặc phân tán trách nhiệm cho nhau giữa doanh nghiệp và người tham gia;

+ Tạo ra nhiều cơ hội bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những bên có vị trí yếu trong các giao dịch mua bán, kể cả hợp đồng tham gia bán hàng.

26T2.2.2 Quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp 26T

[14,60]

Dẫu rằng về cơ bản, pháp luật hiện hành đã thiết kế được khung pháp lý về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp, song vẫn còn bề bộn nhiều vấn đề cần giải quyết cả về nhận thức lẫn thực tiễn pháp luật. Trong đó cơ bản là:

11T 11T

Vấn đề thứ nhất liên quan đến bản chất của thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp. Có lẽ, những thúc ép từ các vụ đổ bể của một số công ty hoạt động bán hàng đa cấp trong vài năm vừa qua đã đòi hỏi các cơ quan nhà nước nhanh chóng tìm kiếm cơ chế quản lý thích hợp. Và cũng có thể những tàn dư của thói quen quản lý theo kiểu cấp phép đã sản sinh ra cơ chế quản lý bằng thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp. Để bàn luận về tính hợp lý và hiệu quả của thủ tục này, cần thiết làm rõ bản chất pháp lý của nó từ những cơ sở sau:

11T 11T

Trước tiên, thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp không là thủ tục đăng ký kinh doanh theo pháp luật doanh nghiệp. Bởi lẽ, chức năng của thủ tục đăng ký kinh doanh là xác lập tư cách pháp lý cho các chủ thể kinh doanh. Bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của việc thành lập và thừa nhận tư cách pháp lý cho doanh nghiệp. Nói cách khác, đăng ký kinh doanh là thủ tục của quá trình thành lập doanh nghiệp. Trong khi đó, thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa bằng phương thức đa cấp. Vì thế, doanh nghiệp sẽ chỉ được cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải kinh doanh hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ những nội dung của Nghị định 110/2005/NĐ-CP, các nhà quản lý có thể lạc quan về một trật tự quản lý hoạt động bán hàng đa cấp bằng các công cụ quản lý, trong đó cơ bản là thủ tục cấp giấy đăng ký cho doanh nghiệp. Song, trong nhận thức pháp lý về bản chất của thủ tục này, còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo.

11T 11T

- Khi điểm qua các quy định về trình tự cấp giấy đăng ký, có thể nhận thấy rằng Nghị định 110/2005/NĐ CP đã sử dụng nguyên tắc của thủ tục đăng ký kinh doanh - theo pháp luật doanh nghiệp là 11Tdoanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ, cơ quan nhà nước chỉ xác nhận về tính hợp lệ của hồ sơ11T; bên cạnh đó, các bước đăng ký, cấp giấy đăng ký, thời gian cấp giấy đăng ký, thay đổi bổ sung nội dung của giấy đăng ký, tạm dừng hoạt động... đều có nội dung giống thủ tục đăng ký kinh doanh.

Mặt khác, giấy đăng ký bán hàng đa cấp phảng phất dấu hiệu của một loại điều kiện 11T kinh doanh.11TCó thể chứng minh nhận định này từ hai nội dung:

+ Các doanh nghiệp chỉ tổ chức bán hàng đa cấp khi đã được cấp giấy đăng ký.

Nếu không được cấp giấy đăng ký, doanh nghiệp vẫn có quyền kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, được tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhưng không sử dụng mạng bán hàng đa cấp.

+ Điều kiện về việc ký quỹ có dấu hiệu của điều kiện kinh doanh cho dù đã được ngụy trang bởi thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp.

Với những quy định chưa rõ ràng đó, chúng ta chưa thể hình dung ra bản chất của thủ tục cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp bởi lẽ nó không là thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, không là giấy phép kinh doanh hay những điều kiện kinh doanh khác... Song lại có dấu hiệu của các công cụ quản lý trên. Khi nhà làm luật chưa thể phân định bản chất pháp lý của thủ tục tất yếu sẽ dẫn đến sự nhập nhằng trong các quy định của pháp luật theo hai chiều hướng trái ngược nhau, hoặc là quá chặt chẽ đến mức xâm phạm quyền tự do kinh doanh, hoặc là quá đơn giản không đủ để hình thành cơ chế quản lý hiệu quả.

11T 11T

- Sự thông thoáng trong quan niệm về thủ tục đăng ký kinh doanh khi áp dụng vào việc cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp đã làm cho thủ tục này chỉ còn là hình thức.

Có thể tìm thấy bằng chứng cho kết luận trên từ các quy định của Nghị định 110/2005/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp đã đề cập ở phần trên.

Việc đặt ra các điều kiện cho thấy, pháp luật muốn thẩm tra ba nội dung trước khi cấp giấy đăng ký là

+ Tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh;

+ Năng lực kinh doanh, khả năng tài chính;

+ Tính công khai, minh bạch và phù hợp với pháp luật của chương trình bán hàng, chương trình đào tạo.

Với nguyên tắc, 11Tdoanh nghiệp chịu trách nhiệm về sự trung thực của hồ sơ đăng ký11T, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh về khả năng chịu trách nhiệm tài chính trước những người tham gia bằng khoản tiền ký quỹ; chứng minh về tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh bằng bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, pháp luật không quy định tiêu chuẩn để xác định tính công khai, minh bạch và phù hợp với pháp 11T luật của chương trình bán hàng, chương trình đào tạo.11T Sẽ là vô nghĩa nếu buộc doanh nghiệp tự chứng minh về điều kiện này bởi chính họ là tác giả của chương trình bán hàng và chương trình đào tạo. Khi đó, pháp luật chỉ có thể yêu cầu doanh nghiệp nộp trong hồ sơ đăng ký chương trình bán hàng, chương trình đào tạo người tham gia có đủ nội dung mà Nghị định 110/2005/NĐ CP quy định. Điều này cho thấy tính hình thức - của pháp luật bởi sự đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ chưa đủ để chứng minh cho tính minh bạch của nó. Trong thực tế, đã có trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký có nội dung theo pháp luật yêu cầu nên đã được cấp giấy đăng ký. Tuy nhiên, khi tổ chức bán hàng, doanh nghiệp lại áp dụng chương trình bán hàng có nội dung khác với những gì đã đăng ký.

Như vậy, trong ý định, các nhà làm luật mong muốn có được cơ chế sàng lọc 11T doanh nghiệp 11Thiệu quả ở khâu đầu vào, song các thủ tục mang tính hình thức đã làm cho điều đó mãi chỉ là mong ước. Từ đó, thấy được sự lúng túng của pháp luật khi thiết kế mô hình quản lý bằng phương thức tổ chức cấp giấy đăng ký cho doanh nghiệp. Với việc đặt ra các điều kiện, pháp luật đã trao cho quá trình này những nhiệm vụ bất khả thi, không tương thích với nguyên tắc và thủ tục thực hiện. Tìm kiếm kinh nghiệm từ các nước cho thấy, nhiều nước không đặt ra thủ tục đăng ký mà chỉ đơn giản là thủ tục thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 5 của Quy chế giám sát việc bán hàng đa cấp của Đài Loan (ban hành năm 1999) quy định 11T30 ngày trước khi bắt đầu hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải nộp báo cáo bằng văn bản trong đó xác định chính xác những nội dung theo quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền để lưu…11T Điều này cho thấy, pháp luật Đài Loan đã (i) thừa nhận quyền được tổ chức bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; và (ii) ở giai đoạn đầu, thủ tục thông báo mà doanh nghiệp thực hiện chỉ có chức năng thông tin cho nhà nước về các nội dung của chương trình bán hàng đa cấp mà họ dự định thực hiện.

Pháp luật của họ quan tâm hơn hết đến cơ chế giám sát hoạt động thực tế bằng các quy định về trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đã được kiểm toán của doanh nghiệp, nghĩa vụ thông báo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền, quyền được kiểm tra theo ý muốn của cơ quan nhà nước... Có lẽ, chúng ta cần nhìn nhận lại pháp luật Việt Nam từ kinh nghiệm quản lý của Đài Loan.

11T 11T

Vấn đề thứ hai là quan niệm về tiền kiểm, hậu kiểm đối với bán hàng đa cấp.

Xem xét các quy định của Nghị định 110/2005/NĐ-CP, dễ dàng nhận thấy rằng, các nhà làm luật đã cố gắng liên kết hoạt động quản lý ở khâu khởi đầu với việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế. Từ những nội dung đã trình bày ở những phần trên, có thể hình dung diện mạo của cơ chế tiền kiểm mà pháp luật của chúng ta đã xác lập đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Trong hoạt động hậu kiểm, pháp luật tập trung vào các nội dung sau: [14,67]

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng dịh vụ bán hàng đa cấp vào thị trường việt nam (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)