Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với BHĐC

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng dịh vụ bán hàng đa cấp vào thị trường việt nam (Trang 71 - 77)

Chương 3 Giải pháp ứng dụng bán hàng đa cấp vào thị trường Việt Nam

3.4. Các giải pháp về BHĐC đúng nghĩa cho doanh nghiệp ở Việt Nam

3.4.1 Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với BHĐC

Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với BHĐC phải đạt được mục tiêu sau:

- Trong vòng 10 năm phải xây dựng được một hệ thống pháp luật chuẩn để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BHĐC nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên liên quan đến BHĐC (có thể lấy NĐ 110-2005 làm nền tảng và nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa các điều còn bất cập, chưa phù hợp với hành vi BHĐC)

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp ứng dụng dịch vụ BHĐC vào thị trường.

- Ngăn chặn các doanh nghiệp có ý đồ xấu nhằm thu lợi bất chính từ BHĐC 3.4.1.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp:

Giải pháp được nghiên cứu xây dựng từ những căn cứ sau:

- Căn cứ vào việc phân tích SWOT nhận thấy thị trường VN có rất nhiều tiềm năng phát triển.

- Căn cứ vào xu hướng phát triển dịch vụ BHĐC ở thị trường tiêu dùng trên Thế giới và thị trường Việt Nam

- Căn cứ vào những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi BHĐC.

- Căn cứ vào việc phân tích đánh giá các doanh nghiệp việt nam vừa qua đã thực hiện việc BHĐC.

- Căn cứ vào xu hướng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

3.4.1.3 Nội dung của giải pháp

Với mục tiêu đã đề ra, chúng ta cần phải xây dựng được một hệ thống pháp luật phù hợp với BHĐC với đầy đủ các yêu cầu sau:

- Quy định rõ các đối tượng tham gia bán hàng đa cấp

- Quy định rõ các đối tượng không được tham gia bán hàng đa cấp - Các mặt hàng được kinh doanh theo phương thức BHĐC

- Tiêu chuẩn của các mặt hàng tham ia BHĐC g - Trách nhiệm của các doanh nghiệp BHĐC

- Những hành vi bị cấm của các doanh nghiệp BHĐC - Trách nhiệm và hành vi bị cấm của người tham gia - Hợp đồng tham gia BHĐC

- Các trách nhiệm ràng buộc giữa doanh nghiệp BHĐC và người tham gia - Điều kiện để được cấp giấy đăng ký tổ chức BHĐC của doanh nghiệp - Hồ sơ cấp giấy đăng ký tổ chức BHĐC

- Thủ tục cấp, bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp - Ký quỹ

- Thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp - Tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp - Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp - Trách nhiệm của Bộ Thương mại

- Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp

- Quyền lợi của NTD sử dụng dịch vụ BHĐC

- Trách nhiệm của các bộ ngành chức năng liên quan đến BHĐC - Các điều khoản thi thành ….

Chúng ta có sự thuận lợi vì là người đi sau nên có thể học hỏi từ thành công của những người đi trước. Vì vậy, chúng ta phải lập một nhóm nghiên cứu thật kỹ hệ thống pháp luật của các nước đang ứng dụng thành công mô hình dịch vụ BHĐC như Mỹ, Nhật…

Nhóm nghiên cứu phân tích so sánh các điều khoản rút ra từ các các bộ luật của các nước và so sánh với các điều khoản của pháp luật Việt Nam để tìm ra những điểm cần phải bổ sung sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam

Xây dựng một hệ thống pháp luật chuẩn để điều chỉnh hành vi BHĐC và lấy ý kiến đóng góp từ các đối tượng liên quan như các công ty có điều kiện ứng dụng dịch vụ BHĐC, các nhà phân phối đã và đang hoạt động trong lĩnh vực BHĐC, các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ BHĐC, đóng góp của các tầng lớp quan tâm về việc BHĐC trên toàn xã hội.

Sau khi ban hành bộ luật mới cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thực sự muốn ứng dụng dịch vụ BHĐC đúng nghĩa vào thị trường Việt Nam để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào BHĐC như hỗ trợ về thuế, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng…

3.4.1.4 Dự kiến kế hoạch triển khai các nội dung của giải pháp (có tính dự báo trên cơ sở thông tin chưa đầy đủ)

Vì đây là một nhu cầu cấp thiết nên việc triển khai giải pháp phải được thực hiện nhanh chóng với quyết tâm cao và có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền liên quan để đạt được kết quả mong muốn. Cụ thể nội dung giải pháp cần thực hiện theo kế hoạch dự kiến như sau:

- Trong 6 tháng đầu năm thứ 1 : Thành lập 1 nhóm nghiên cứu cụ thể hệ thống pháp luật điều chỉnh việc BHĐC ở các nước đã ứng dụng thành công mô hình dịch vụ này (Mỹ, Nhật,…) (1)

- Trong 6 tháng tiếp theo năm thứ 1 : Phân tích so sánh các điều khoản của các bộ luật vừa nghiên cứu với điều luật đang áp dụng tại Việt Nam để tìm ra những điều khoản cần thay đổi bổ sung cho phù hợp với BHĐC (2)

- Năm thứ 2 : Xây dựng hệ thống pháp luật chuẩn điều chỉnh việc bán hàng đa cấp tại thị trường việt nam (3)

- Trong 6 tháng đầu năm thứ : Lấy ý kiến đóng góp từ các bên liên quan cho bộ 3 luật vừa xây dựng (4)

- 6 tháng cuối năm thứ 3 : Chỉnh sửa và trình chính phủ phê duyệt (5) - Từ năm thứ 4: Đưa vào áp dụng thực tiễn bộ luật về BHĐC (6)

Hình 3.1 : Sơ đồ kế hoạch triển khai các nội dung của giải pháp 1

3.4.1.5 Dự toán kinh phí nguồn kinh phí thực hiện các nội dung của giải pháp : (có tính dự báo trên cơ sở thông tin chưa đầy đủ)

3.4.1.5.1 Dự toán kinh phí

Để tính toán kinh phí cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về BHĐC, tác giả đã xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng dự toán về pháp lý và các luật sư nghiên cứu về hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới.

Kinh phí dự tính như sau:

- Nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước đang ứng dụng thành công BHĐC : 200.000.000 VNĐ

- Xây dựng hệ thống pháp luật mới phù hợp với BHĐC trong nền kinh tế hiện đại : 400.0000.000

- Hoàn chỉnh hệ thống và đưa vào ứng dụng : 300.000.000 VNĐ Tổng kinh phí thực hiện : 900.000.000 VNĐ

Năm 0

Công việc

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4

3.4.1.5.2 Nguồn kinh phí thực hiện giải pháp

Vì đây là giải pháp về xây dựng hệ thống pháp luật áp dụng cho đất nước nên nguồn kinh phí phải được cấp từ ngân sách nhà nước.

Nguồn kinh phí từ ngân sách sẽ được dùng để trả lương, bồi dưỡng, mua tài liệu cho nhóm nghiên cứu và thực hiện giải pháp theo từng giai đoạn cụ thể theo tình hình triển khai thực hiện giải pháp.

3.4.1.6 Lợi ích của giải pháp :

Việc triển khai thực hiện giải pháp sẽ đưa lại cho nền kinh tế nước ta các lợi ích rất lớn, cụ thể có thể kể đến như sau :

Đối với nền kinh tế :

- Có một hệ thống pháp lý chuẩn để điều chỉnh hành vi của BHĐC, từ đó có thể giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, khoa học.

- Thúc đẩy nền kin tế phá triển nhanh chóng vì BHĐC là một kênh phân phối h t rất tiềm năng và hiệu quả

- Hạn chế các doanh nghiệp có ý đồ xấu lợi dụng kẽ hở của pháp luật Việt Nam để trục lợi bất chính ảnh hưởng đến sự phá triển của nền kinh tế.t

- Thu hút thêm nhiều nhà đầu tư từ các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Đối với doanh nghiệp :

- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện BHĐC đúng nghĩa sẽ tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam và mạnh dạn đầu tư vào BHĐC, mở rộng quy mô góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.

- Có một khuôn mẫu để các doanh nghiệp căn cứ vào đó mà thực hiện, tạo tính đồng bộ và nhất quán trong việc thực thi pháp luật.

- Được pháp luật bảo vệ chống lại những doanh nghiệp lợi dụng các mô hình BHĐC biến tướng với mưu đồ xấu.

Đối với người tiêu dùng :

- Có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ BHĐC vì đã được pháp luật bảo vệ

- Sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua hàng hóa dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các tầng lớp người tiêu dùng.

- Có thể tham gia vào mạng lưới phân phối của hệ thống BHĐC và trở thành nhà phân phối để có thêm thu nhập.

3.4.1.7 Điều kiện triển khai giải pháp trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam :

3.4.1.7.1 Thời gian triển khai giải pháp :

Do đây là một vấn đề cấp bách nên cần phải triển khai trong thời gian sớm nhất, vì vậy khi giải pháp đã được xây dựng xong và được phê duyệt cần sớm triển khai đưa vào áp dụng thực tế.

Thời gian thực hiện giải pháp đề nghị : bắt đầu từ tháng 01/2010 và đến 01/2013 bắt đầu triển khai thực hiện, áp dụng giải pháp vào thị trường Việt Nam.

3.4.1.7.2 Lịch trình thực hiện :

Hệ thống pháp luật cần phải hoàn chỉnh và nhanh chóng triển khai cho toàn bộ các doanh nghiệp biết để áp dụng.

3.4.1.7.3 Bộ phận thực hiện:

Giải pháp cần được sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan thì mới đưa lại lợi ích mong muốn. Các bên cần phải phối hợp thực hiện giải pháp bao gồm:

- Ban triển khai xây dựng hệ thống pháp luật - Các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia BHĐC - Các nhà phân phối tham gia BHĐC

- Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ BHĐC

- Và toàn thể nhân dân theo dõi, giám sát việc thực hiện giải pháp để đảm bảo việc thực thi giải pháp đạt hiệu quả cao nhất nhằm đưa BHĐC trở thành một kênh phân phối hàng hóa hợp pháp và đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng dịh vụ bán hàng đa cấp vào thị trường việt nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)