Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề dầu khí (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHẤT LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

1.4. Phương pháp đánh giá

1.4.3. Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua người sử dụng lao động

Giáo dục đại học thế giới hiện nay đang có khuynh hướng chú trọng vào việc giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây: kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và thái độ hay hành vi cần thiết trong một xã hội có khuynh hướng toàn cầu hoá. Trong đó, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế luôn là kỹ năng cần thiết đối với inh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng s nghiên cứu, trình b y, kỹ năng tổ chức,… là các kỹ năng không thể thiếu được.à Theo điều tra của tạp chí Update Japan, thì các doanh nghiệp sử dụng lao động thường chú ý đến các kỹ năng sau của học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp: nhiệt tình

Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 17

trong công tác, sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn, cá tính, các hoạt động trong lĩnh vực khác, kiến thức thực tế, thứ hạng trong học tập và uy tín của trường đào tạo. Cụ thể:

Bảng 1.1: Các yêu cầu đối với học sinh tốt nghiệp

STT Yêu cầu Tỷ trọng (%)

1 Nhiệt tình trong công tác 30,0

2 Sự hợp tác 20,0

3 Sự sáng tạo 14,0

4 Kiến thức chuyên môn 12,0

5 Có cá tính 11,0

6 Các hoạt động ở lĩnh vực khác 6,0

7 Kiến thức trong thực tế 3.5

8 Thứ hạng trong học tập 2,0

9 Uy tín trường đào tạo 1.5

Tổng 100

(Nguồn: tạp chí Update Japan)

1.4.3.2. Các tiêu chí đánh giá người lao động của doanh nghiệp

Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc trưng của sản phẩm là “con người lao động”, có thể hiểu là kết quả của quá trình đào tạo được thể hiện ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định như: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên,… mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như:

tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí cụ thể trong các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức sản xuất – dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp,…

Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 18

Xuất phát từ quan niệm về chất lượng đào tạo nêu trên, đề tài đề xuất xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp được đào tạo như sau:

- Trình độ chuyên môn: Thể hiện qua việc nắm vững chuyên môn được đào tạo, mức độ vững vàng về chuyên môn có đáp ứng được mong đợi của xã hội hay không, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ngay hay phải đào tạo lại,…

- Kỹ năng thực hành: Người được đào tạo có khả năng ứng dụng chuyên môn vào việc giải quyết các vấn đề trong công việc, trong cuộc sống hay không, có khả năng làm và tự tạo việc làm hay không, khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính,…

- Năng lực sáng tạo: Trong công việc có thường xuyên đưa ra những sáng kiến (mới lạ, độc đáo) trong việc giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống không…

- Năng lực hợp tác: Trong công việc hàng ngày có biết cách phối hợp với những người khác, với những đồng nghiệp không, có biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của đồng nghiệp không, khả năng và mức độ tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhóm có tốt không,…

- Năng lực truyền thông: Có biết cách sử dụng ngôn ngữ bằng lời và không bằng lời để diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu và chấp nhận hay không, có khả năng thương lượng và đàm phán hay không,…

- Phẩm chất đạo đức, nhân văn: Là người có tính trung thực không, có tinh thần trách nhiệm hay không, có biết cân bằng giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân không, có dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình không, …

- Khả năng thể lực: Có khả năng làm việc với cường độ cao và có khả năng đứng vững trước những áp lực công việc hay không,…

Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 19

1.4.3.3. Quy trình nghiên cứu đánh giá Quy trình nghiên cứu khảo sát gồm 9 bước:

- Xác định vấn đề nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý thuyết, thực hiện thu thập các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của người lao động ở một số doanh nghiệp.

- Phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên các chuyên gia làm công tác đánh giá năng lực làm việc của người lao động ở một số doanh nghiệp.

- Chuẩn bị điều tra: Lập mẫu, lên lịch, liên lạc với đơn vị có sinh viên của trường đang công tác để khảo sát,…

- Phỏng vấn để thực tế tại doanh nghiệp thu thập dữ liệu. - Hiệu chỉnh dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu. - Viết báo cáo sơ bộ.

- Thảo luận để tìm ra biện pháp cụ thể.

Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 20

Kết luận chương 1

Như vậy, trong chương 1, đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề hết sức cơ bản về chất lượng, chất lượng đào tạo của một doanh nghiệp hay trong một nhà trường, đây là một việc làm rất khó bởi vì chất lượng và chất lượng đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cấu thành. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí. Cụ thể, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng đạo tạo theo các khía cạnh sau:

- Đánh giá chất lượng đào tạo trên khía cạnh các yếu tố đầu vào (nguồn lực) đảm bảo chất lượng đào tạo: mục tiêu và chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất,...

- Đánh giá chất lượng đào tạo trên khía cạnh người sử dụng dịch vụ đào tạo.

- Đánh giá chất lượng đào tạo trên khía cạnh các hoạt động quản lý công tác đào tạo.

Mỗi khía cạnh đều có những điểm mạnh, điểm chưa mạnh nhất định, để hỗ trợ cho tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí một cách chính xác, khách quan. Từ đó để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường trong thời gian tới, phù hợp với sự phát triển của Ngành Giáo dục & Đạo tạo nói riêng, và sự phát triển của xã hội nói chung.

Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 21

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề dầu khí (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)