CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ
2.1. Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí
2.1.6. Hoạt động đào tạo của Trường
Hầu hết các nghề đào tạo của Trường đều nằm trong danh mục nghề do Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành. Do đó, đối với các nghề có Chương trình khung đã được chuẩn hóa và có hiệu lực ban hành thì Nhà Trường tiến hành xây dựng chương trình đào tạo bám sát Chương trình khung, đảm bảo số môn học và thời lượng theo qui định. Tính đến nay, Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí đã xây dựng và ban hành 22 chương trình đào tạo bao gồm:
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 34
- 13 chương trình đào tạo hệ TCNgồm:
(1) Hàn;
(2) Điện công nghiệp;
(3) Vận hành thiết bị chế biến dầu khí;
(4) Sửa chữa thiết bị tự động hóa;
(5) Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí;
(6) Lặn thi công;
(7) Vận hành thiết bị sản xuất phân đạm từ khí dầu mỏ;
(8) Vận thiết bị lọc dầu;
(9) Vận hành thiết bị hóa dầu;
(10) Vận hành thiết bị khai thác dầu khí;
(11) Vận hành nhà máy nhiệt điện;
(12) Sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí;
(13) Khoan khai thác dầu khí.
- 9 chương trình đào tạo hệ CĐN gồm:
(1) Hàn;
(2) Điện công nghiệp;
(3) Vận hành thiết bị chế biến dầu khí;
(4) Vận hành nhà máy nhiệt điện;
(5) Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí;
(6) Khoan khai thác dầu khí;
(7) Vận hànhthiết bị khai thác dầu khí;
(8) Sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí;
(9) Vận hành thiết bị hóa dầu.
b) Các hoạtđộng đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và liên kết:
Bên cạnh việc mở rộng các ngành nghề đào tạo hệ TCN và CĐN, Nhà Trường đã và đang tiếp tục thực hiện việc bổ sung, cập nhật và cải tiến nội dung các chương trình đào tạo cả dài hạn và ngắn hạn để phù hợp với yêu cầu sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, hà Trường đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong N
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 35
lĩnh vực tư vấn thiết kế kế hoạch tuyển dụng và đào tạo tổng thể, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án hạ nguồn như: Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Dự án Nhà máy Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ, Dự án Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 & 2 và Dự án Nhà máy Điện Vũng Áng 1, Dự án Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy Ethanol Phú Thọ.
Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà Trường và các đơn vị nên các chương trình đào tạo dịch vụ đã được thiết kế và tổ chức thực hiện một cách phù hợp cả về thời lượng, nội dung lẫn hình thức, do đó chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo đã được nâng cao một cách đáng kể. Đội ngũ giáo viên nhà Trường cũng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác giảng dạy, trong việc bổ sung, cập nhật kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết với thực tế sản xuất để biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng học viên và phù hợp với kỹ thuật, công nghệ đang và sẽ được áp dụng trong ngành Dầu khí Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà trường còn liên kết với các trường Đại học, Học viện đào tạo các trình độ Cao học, Đại học tại chức, các lớp liên thông từ Cao đẳng lên Đại học và các lớp bồi dưỡng, dạy nghề theo yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài ngành Dầu khí. Hiện nay, Nhà trường có các lớp liên kết sau:
- Liên kết đào tạo các lớp liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Liên kết đào tạo trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân kỹ thuật (hệ ĐH tại chức) với trường Đại học Mỏ Địa Chất, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Liên kết với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội mở lớp cao học ngành Quản trị Kinh doanh, Chế tạo máy, Điện – Điện tử, Hóa dầu.
- Liên kết với Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) mở lớp cao học ngành Quản trị Kinh doanh.
c) Hợp tácquốc tế:
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 36
Chiến lược phát triển trường giai đoạn 201 2015, Trường phấn đấu đạt được 1- chỉ tiêu dạy nghề theo hướng chuẩn quốc gia, khu vực. Hiện nay, Trường đã đăng kí với Tập đoàn các nghề phát triển theo chương trình chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. Để kịp đạt được mục tiêu đề ra, Trường đã và đang chú trọng tới đào tạo đội ngũ giáo viên nâng cao ngoại ngữ, lập kế hoạch cử giáo viên tham gia các khóa tập huấn ở nước ngoài, phát triển giáo viên theo hướng chuẩn quốc tế, đáp ứng được các chương trình đào tạo của nước ngoài và dần dần mở rộng liên kết chương trình đào tạo với cơ sở đào tạo nước ngoài.
d) Kết quả đào tạo của Nhà Trường:
Kết quả đào tạo của Nhà Trường từ năm 2008 đến 2012 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả đào tạo của Nhà Trường từ năm 2008 đến năm 2012.
2008 2009 2010 2011 2012
1 Hệ Trung cấp nghề HV 944 867 950 857 1.197 2 Hệ Cao đẳng nghề HV 194 482 709 946 1.040 3 Liên kết đào tạo Đại học
và sau Đại học HV 1.170 1.327 1.557 1.591 1.840
4
Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và đào tạo trước tuyển dụng cho các dự án của Tập đoàn
HV 8.286 7.816 12.239 9.273 8.389
Tổng cộng 10.594 10.492 15.455 12.667 12.466 Số lượng học viên qua các năm
TT Hệ đào tạo ĐVT
(Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí)-
Nhìn vào bảng 2.1. trên chúng ta có thể thấy, trong tổng số lươt học viên theo học tại Trường CĐN Dầu khí qua các năm thì phần lớn là các học viên thuộc hệ đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và đào tạo trước tuyển dụng cho các dự án của Tập đoàn, chiếm tỷ lệ từ 67% trở lên. Hình thức đào tạo này thường có thời gian ngắn (dài nhất là khoảng vài tháng) nhưng doanh thu, chi phí được tính vào phần doanh thu dịch vụ (tự thu – tự chi), không phải từ nguồn bao cấp của Tập đoàn như đào tạo TCN, CĐN.
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 37