CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tào tại Trường ao đẳng C Nghề Dầu khí
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy
3.2.1.1. Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo
Cơsở khoa học và thực tiễn:
- Mục tiêu đào tạo có đúng đắn, sát với thực tiễn lao động sản xuất thì chất lượng đào tạo mới được đảm bảo. Chương trình đào tạo được ví như bản thiết kế sản phẩm, là sự cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, là căn cứ để triển khai hoạt động giảng d ạy.
- Như đã phân tích ở chương 2, Đối với Nhà trường, mục tiêu đào tạo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với hệ ao đẳng do Trường mới lên Cao đẳng năm C 2008 nên mục tiêu đào tạo vẫn còn đang được điều chỉnh, dẫn đến chương trình đào tạo chưa cụ thể và ở một số ngành còn chưa thực sự phù hợp.
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 71
Mục đích:
Theo phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, mục tiêu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của một khóa đào tạo, nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình cũng như nội dung đánh giá, đồng thời cũng là định hướng cho người học trong quá trình học tập.
Đổi mới xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy với mục đích: xây dựng mục tiêu đào tạo thực tế, sát với nhu cầu xã hội, xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp, lựa chọn phương pháp giảng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học; cập nhật các kiến thức mới phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời tạo sự mềm dẻo cho người học, nội dung chương trình có tính liên thông, trong quá trình học tập người học có cơ hội tiếp cận dần với công việc thực tế.
Biện pháp:
- Gắn đào tạo với sản xuất, với các doanh nghiệp: đào tạo là một lĩnh vực tốn kém, cần nhiều trang thiết bị. Nhưng ngay cả đối với các nước phát triển giàu mạnh thì trang thiết bị công nghệ của nhà trường cũng vẫn bị lạc hậu so với sản xuất bởi lẽ trong cơ chế thị trường cạnh tranh với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sản xuất phải thay đổi công nghệ và phát triển rất nhanh chóng để đủ sức cạnh tranh trong khi nhà trường thì còn mang tính ổn định nhiều. Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong sản xuất, các giáo viên trong trường bị lạc hậu so với các kỹ sư, công nhân hàng ngày được tiếp cận với công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất. Vì vậy, để mục tiêu đào tạo các khóa học phù hợp với chuẩn công nghiệp và chương trình các khóa học đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, một trong những biện pháp quan trọng là phải gắn đào tạo với sản xuất, với doanh nghiệp. Sự gắn bó này được thể hiện trên các mặt sau đây:
+ Nhà trường cần lôi cuốn các doanh nghiệp cùng tham gia trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình và viết sách giáo khoa cho các khóa đào tạo.
Đặc biệt là xây dựng chương trình các khóa học riêng biệt theo đơn đặt hàng của
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 72
doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu khách hàng).
+ Liên kết đào tạo giữa Nhà trường với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các doanh nghiệp có thể tham gia với Nhà trường một số khâu trong quá trình đào tạo như: tổ chức cho học sinh thực hành chuyên sâu tại các vị trí lao động thực tế của doanh nghiệp; tuyển hoặc mời các cán bộ, chuyên viên giỏi tham gia giảng dạy ở trường .
+ Mời các cán bộ, chuyên viên giỏi tham gia hướng dẫn luận văn và đánh giá các kỳ thi tốt nghiệp, các khóa học của trường.
Cụ thể:
Thu thập, lấy ýkiến của các doanh nghiệp tuyển dụng về những yêu cầu đối với người học sau tốt nghiệp ra trường về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc đối với các ngành đào tạo.
Thường xuyên cập nhật sự thay đổi về kiến thức phù hợp với tình hình sản xuất của xã hội như chỉnh sửa lại, xây dựng mới đề cương học phần.
- Xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun liên thông và tổ chức đào tạo theo tín chỉ: Hiện nay đang xảy ra tình trạng chung ở hầu hết các trường nghề là học sinh phải học quá nhiều thứ mà xã hội không cần, ngược lại, nhiều điều người lao động cần học để có thể tìm được việc làm thì Nhà trường lại không dạy. Trường Cao đẳng Nghề ầu khí cũng không nằm ngoài hệ thống này. Vì vậy, một mặt chất D lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, mặt khác gây ra lãng phí và làm giảm hiệu quả của đào tạo. Để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng với các chuẩn khác nhau cho nhiều loại khách hàng khác nhau, Trường Cao đẳng Nghề ầu D khí cần xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun và tổ chức đào tạo theo tín chỉ để người học có thể cần gì học nấy, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và khi cần có thể học tiếp mà không cần phải học lại những điều đã học.
- Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tăng tỷ lệ tiết học thực hành, giảm tiết học lý thuyết giúp người học rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và có cơ hội tìm hiểu thực tiễn và rèn luyện kỹ năng đáp ứng với yêu cầu công việc sau
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 73
khi ra trường.
- Bổ sung các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học như thi thực hành tay nghề; đánh giá quá trình thực hành, thực tập môn học tại các cơ sở, doanh nghiệp.
Kế hoạch triển khai, thực hiện:
- Định kỳ, khảo sát lấy ý kiến của các doanh nghiệp về những kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học.
- Tổ chức hội nghị trao đổi ý kiến giữa giáo viên, người học và các doanh nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài lĩnh vực đào tạo. Thảo luận lấy ý kiến, đóng góp những giải pháp để xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Sau đó, xây dựng kế hoạch đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, đi vào thử nghiệm. Qua thời gian thử nghiệm đánh giá và chỉnh sửa cho phù hợp. Khi hoàn thành tổ chức thực hiện chương trình đào tạo mới để đạt được những kết quả như mong muốn của các bên: người học, giáo viên, các doanh nghiệp tuyển dụng,...
Mà một vấn đề cần đề cập đến chính là xây dựng, hoàn thiện khu thực hành, thực tập để giáo viên, người học có điều kiện để học tập và thực hành tay nghề chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, nhà tuyển dụng lao động.
3.2.1.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy
Cơsở khoa học và thực tiễn:
Phương pháp, một khái niệm rộng, bao quát nhiều mặt. Phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp môn học, các phương tiện để áp dụng phương pháp dạy học hiện đại và tích cực, phương pháp quản lý đào tạo..., ở đây đi sâu vào phương pháp dạy và học, Nhà trường cần đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích cực.
Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 74
Có thể nói, học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Giáo viên dạy tốt nhưng học sinh không chịu học hay học một cách thụ động thì cũng không mang lại hiệu quả. Phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích phát huy tối đa được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trong mỗi trường học.
Thực tế tại Trường ao đẳng nghề Dầu khí áp dụng phương pháp dạy học tC ích cực đã và đang được vận động thực hiện từ mấy năm gần đây nhưng đi vào thực hiện lại gặp nhiều điều bất cập có liên qua đến công tác quản lý học sinh nên phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là phương pháp dạy học truyền thống nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Biện pháp:
Để có thể vận dụng được phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học, Nhà trường nên áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học mới cho giáo viên. Hàng năm, mời các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm chia sẻ các phương pháp giảng dạy hiệu quả, sau khi khóa tập huấn kết thúc tập trung các ý kiến và xây dựng thống nhất các phương pháp giảng dạy để áp dụng vào thực tiễn.
- Bên cạnh đó, để giáo viên có thể vận dụng được phương pháp tích cực trong dạy học, Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiêt như có đủ máy vi tính, máy chiếu đa năng, các loại bảng ghim, bảng lật…
- Cần thay đổi chính sách để khuyến khích việc cải tiến phương pháp dạy học, coi đó là một tiêu chí thi đua và có khen thưởng để động viên những giáo viên dạy giỏi.
- Thực hiện các hoạt động quản lý giờ giảng của giáo viên: dự giờ đánh giá tiết học, lấy ý kiến phản hồi của người học về giáo viên,...
- Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đối với người học và giáo viên trong mỗi đợt thi đua,...
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 75
Kế hoạch thực hiện triển khai:
- Xây dựng kế hoạch mở các lớp tập huấn vào các dịp hè, cử giáo viên tham gia các hội thảo tập huấn giáo dục trong và ngoài Tỉnh.
- Xây dựng các quy định về giáo án giảng dạy của giáo viên: mẫu giáo án, giáo án điện tử, slide bài giảng,...
- Xây dựng ngân hàng đề thi, đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học.
- Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn đối mới nội dung, phương pháp giảng dạy: các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy.
- Đặc biệt, Nhà trường tăng cường hoạt động của Hội đồng khoa học Nhà trường, là cơ sở để khảo thí chất lượng đào tạo của Nhà trường: quản lý giáo viên, chất lượng nội dung chương trình đào tạo, ngân hàng đề thi, đánh giá chất lượng đầu ra của người học,...
- Kết thúc, đánh giá kết quả đã và chưa làm được để rút ra kinh nghiệm và có kế hoạch chỉnh sửa cho phù hợp hơn.
Kinh phí thực hiện:
Trích 500 triệu đồng mỗi năm để tổ chức hội nghị trao đổi ý kiến giữa giáo viên, người học và các doanh nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài lĩnh vực đào tạo và mời các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm chia sẻ các phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Hiệu quả khi thực hiện giải pháp:
Mục tiêu, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động, tạo nhiều cơ hội cho người học tốt nghiệp ra trường tìm và được nhận vào làm đúng chuyên ngành đã được đào tạo.
Phương pháp giảng dạy tích cực, tạo hứng thú cho người học, truyền đạt và cung cấp được những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho người học, đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 76
Đây là một trong những kết quả Nhà trường cần đạt tới để nâng cao chất lượng đào tạo của mình, tăng sức hút với người học, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.