Tiền lương và chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện ông tác quản trị nhân lực cho công ty tnhh mtv bò sữa việt nam (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG

1.2. Nội dung của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.5. Tiền lương và chính sách đãi ngộ

Thu nhập của người lao động từ việc làm bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi.

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu hệ thống trả công trong các doanh nghiệp

“Nguồn: Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB TH TP.HCM”

Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích động viên người lao động hăng hái, tích cực, sáng tạo, trong công việc và trung thành với doanh nghiệp.

1.2.5.1. Tiền lương

Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

Thù lao vật chất

Thù lao vật chất

Dự báo/phân tích Dự báo/phân tích Dự báo/phân tích

Dự báo/phân tích Dự báo/phân tích Dự báo/phân tích Thù lao phi vật chất

Cơ cấu hệ thống trả

công

Ngoài ra các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương

+ Môi trường trong doanh nghiệp: Chính sách của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, quy mô, cơ cấu tổ chức và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

+ Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: các yếu tố về thị trường lao động, các tổ chức công đoàn, sự khác biệt về trả lương theo vùng địa lý, các quy định và luật pháp.

+ Bản thân công việc: Sự phức tạp của công việc, yêu cầu về trình độ học vấn, đào tạo, các phẩm chất cá nhân cần có, trách nhiệm đối với công việc, tầm quan trọng của công việc, điều kiện để thực hiện công việc.

+ Bản thân nhân viên: Trình độ lành nghề của người lao động, kinh nghiệm bản thân, mức hoàn thành công việc, thâm niên công tác, sự trung thành, tiềm năng.

Hình 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương

“Nguồn: Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê TP.HCM”

Bản thân công việc Đánh giá công việc

Thị trường lao động - Lương bổng trên thị trường - Chi phí sinh

hoạt - Xã hội - Nền kinh tế

- Pháp luật

Ấn định mức lương Lương bổng và chế độ đãi ngộ cho từng

cá nhân

Bản thân nhân viên - Mức hoàn thành công việc

- Thâm niên - Kinh nghiệm

- Thành viên trung thành - Tiềm năng của nhân viên Môi trường công ty

- Chính sách - Văn hóa - Cơ cấu tổ chức - Khả năng chi trả

Một số hình thức trả lương

- Thứ nhất trả lương theo thời gian: Là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ. Nhân viên được trả lương theo thời gian làm việc như giờ, ngày, tuần, tháng hoặc năm.

Hình thức trả lương này thường được sử dụng đối với một số loại công việc của lao động không lành nghề hoặc những công việc khó tiến hành định mức một cách chính xác và chặt chẽ hoặc do tính chất của công việc, nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm và không mang lại hiệu quả thiết thực.

Tiền lương thời gian trả cho nhân viên thường được tính trên cơ sở số lượng thời gian làm việc và đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian. Mức lương thời gian thường được trả theo 2 công thức sau:

Lcn = Đtg x T Lcn = Đtg x T(1+K) Trong đó:

- Lcn: Lương công nhân - Đtg: Đơn giá thời gian - T: Tổng thời gian

- K: Hệ số thưởng (chuyên cần, năng suất…)

Hình thức tiền lương theo thời gian gồm có hai hình thức là:

+ Tiền lương thời gian giản đơn: là hình thức trả lương phụ thuộc vào cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của nhân viên. Tiền lương thường được tính toán theo đơn vị giờ, ngày hoặc tháng. Hình thức trả lương này có nhược điểm là không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, không khuyến khích tăng năng suất lao động.

+ Tiền lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn nhưng có cộng thêm tiền thưởng cho nhân viên khi họ đã đạt được số lượng và chất lượng công việc quy định. Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm như: Phản ánh được cấp bậc, thời gian làm việc thực tế, phản ánh thành tích công việc của người lao động vì vậy nó khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công việc của mình.

- Thứ hai trả lương sản phẩm: là hình thức trả lương căn cứ trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm mà người lao động thực hiện được. Hình thức trả lương này gắn thu nhập của nhân viên với kết quả thực hiện công việc của họ. Do đó, nó có tính kích thích mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Với hình thức trảlương này, nhân viên sẽ cố gắng học tập, nâng cao trình độ lành nghề phát huy năng lực cá nhân và tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động. Nhờ đó, tiền lương được trả cao hơn và kích thích nhân viên tiếp tục nỗ lực làm việc.

Lương theo sản phẩm được tính theo công thức sau:

Lsp = Đsp x Q x K Trong đó:

- Lsp: Lương sản phẩm - Đsp: Đơn giá sản phẩm - Q: Tổng sản phẩm làm được

Có nhiều dạng trả lương theo sản phẩm khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng hai dạng trả lương sau:

+ Tiền lương theo sản phẩm cá nhân: hình thức này được áp dụng với những công nhân mà tính chất công việc của họ tương đối độc lập, có thể định mức một cách cụ thể, chính xác, riêng biệt theo từng cá nhân.

+ Tiền lương theo sản phẩm tập thể: là hình thức tiền lương theo sản phẩm cá nhân nhưng để đạt được hiệu quả công việc cần phải có sự liên kết của một nhóm người

+ Tiền lương theo hình thức khoán: là hình thức sử dụng cho công việc mà phải giao khoán toàn bộ khối lượng công việc cho người lao động hoàn thành trong một thời gian nhất định mới mang lại hiệu quả.

1.2.5.2. Chính sách đãi ngộ

Phụ cấp lương: là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định, hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Có nhiều loại phụ cấp như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm thêm giờ, ngoài giờ, phụ cấp trách nhiệm công việc,

phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại, nguy hiểm,…mỗi loại phụ cấp khác nhau được áp dụng cho từng vị trí làm việc khác nhau nhưng đều đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động.

Tiền thưởng: là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường vào cuối quý hoặc cuối năm) hoặc thưởng đột xuất để trả thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động có tác dụng tích cực trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Có nhiều loại tiền thưởng: Thưởng năng suất, chất lượng; Thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh..

Phúc lợi: Được gọi là lương đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính. Phúc lợi gồm hai phần chính: Phúc lợi theo luật pháp quy định và phúc lợi do doanh nghiệp tự nguyện áp dụng nhằm kích thích, động viên nhân viên nỗ lực phấn đấu làm việc, đồng thời duy trì, thu hút người tài về làm việc cho doanh nghiệp.

Phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi nhằm giúp nâng cao thu nhập cho người lao động, làm cho người lao động thấy họ được quan tâm và được đánh giá chính xác với công việc họ đảm nhận. Ngoài ra nó còn tạo sự công bằng giữa những người lao động hoàn thành công việc và không hoàn thành công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện ông tác quản trị nhân lực cho công ty tnhh mtv bò sữa việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)