Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến thiết kế đường cong cửa quần

Một phần của tài liệu Nghiên ứu thiết kế đường cong trên sản phẩm quần âu nam (Trang 77 - 80)

3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến thiết kế đường cong cửa quần, đũng quần

3.3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến thiết kế đường cong cửa quần

3.3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến thiết kế đường cong cửa quần

Bảng Kết quả khảo sát độ êm phẳng của cửa quần thành phẩm theo 6.

độ lớn của đường may cửa quần

Đường cong c quửa ần th t - ực ế Đường cong c quửa ầntheo y u c ê ầu

Đường cong c quửa ần th tực ế x 100%

Đường cong đũng quầnth t - ực ế Đường cong đũngquầntheo y u c ê ầu

Đường cong đũng quần th t ực ế x 100%

Độ lớn đường may cửa quần (cm)

Độ êm phẳng của đường may

Đường may can chắp Đường may can rẽ mí đè

0,8 Tốt Khá

1,0 Trung bình Kém

* Bàn luận về ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến phương pháp thiết kế cửa quần âu nam:

Các số liệu thực nghiệm về ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến phương pháp thiết kế cửa quần cũng như kết quả tính toán và xử lý các đặc trưng thống kê được trình bày trong các bảng . Các mẫu thí nghiệm đã thể 6 hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến phương pháp thiết kế không có số lạc, mức độ phân tán so với số trung bình cộng thấp, đảm bảo độ tin cậy cao. Từ kết quả tính toán trong bảng có thể kết luận : Phương pháp lắp ráp ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế cửa quần và cách chừa đường may(hình 23).

Hình 23. Chừa đường may vòng cửa quần âu nam A : Đường thành phẩm của vòng đũng

B : Đường chừa đường may B’ : Là đường may lật của B

M ặttrái M ặt trái

A

B’ B

Quan sát hình vẽ có thể nhận thấy: Khoảng cách 2 đường A, B là độ lớn của đường may. Độ lớn này sẽ được lật về bên thân trái quần. Để đường may êm phẳng, không nhăn, vặn khi lật đường may về bên thân trái quần thì yêu cầu B phải trùng B’ (Hai đường phải đối xứng nhau qua A), đấy là điều không thể xảy ra vì A là đường cong, B’ luôn lớn hơn B. Độ cong của A và khoảng cách 2 đường A, B càng lớn thì chênh lệch giữa B và B’ càng nhiều.

Độ chênh lệch này chính là nguyên nhân làm vòng đũng bị căng và thay đổi kích thước sau khi lật đường may. Mức độ nhăn, vặn và thay đổi về kích thước nhiều hay ít phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa B và B’ tức là phụ thuộc vào độ cong cửa quần và độ lớn của đường may. Vậy, để giảm thiểu độ căng và sự thay đổi về thông số kích thước sau khi may và là rẽ thì nhà thiết kế mẫu phải tìm cho được giải pháp thiết kế sao cho chiều dài của B tiến gần tới B’ càng sát càng tốt. Có thể thực hiện việc này một cách đồng bộ hoặc theo một trong các cách sau:

- Giải pháp 1: Sử dụng chất liệu vải có độ co giãn cao. Khi đó trong quá trình may B sẽ giãn ra đủ lớn so với B’

- Giải pháp 2: Giảm bớt độ cong của vòng đũng thành phẩm A để vòng đũng A thẳng hơn so với yêu cầu của thiết kế. Khi đó khoảng cách B và B’

không thay đổi nhưng bán kính cong của 2 đường này tăng lên rất lớn dẫn đến độ chênh lệch giữa B và B’ giảm đi. Mức độ giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào độ thẳng của vòng nách A.

- Giải pháp 3: Giảm bớt độ lớn của đường may tới mức tối đa có thể.

Khi đó tuy bán kính của 2 đường B và B’ không thay đổi nhưng khoảng cách giữa chúng giảm tới mức nhỏ nhất làm cho độ chênh lệch giữa B và B’ giảm đi. Mức độ giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào độ lớn của đường may.

- Giải pháp 4: Bấm nhả đường may từng lá lệch nhau. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại nguyên liệu may có bị xổ sợi hay không.

Trong 4 giải pháp nêu trên thì giải pháp thứ nhất và thứ hai rất khó thực hiện vì chất liệu sản xuất quần phổ biến là vải có độ co giãn rất thấp, ngoài ra trong sản xuất công nghiệp không phải thích sản xuất bằng vải nào cũng được mà phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất của khách hàng…còn nếu thay đổi độ cong của vòng đũng nhiều cho thẳng hơn dẫn đến hỏng sản phẩm. Như vậy giải pháp hữu hiệu nhất có thể thực hiện để làm giảm độ chênh lệch giữa B và B’ là giải pháp thứ 3, giải pháp chừa đường may nhỏ đi nhưng vẫn đảm bảo độ bền sử dụng. Tuy nhiên, đường may được chừa bao nhiêu lại phụ thuộc vào phương pháp thiết kế và phương pháp may cửa quần. Với mẫu vải sử dụng để thực nghiệm ta thấy rõ cách ra đường may đều 0, cm không có số 8 lạc, mức độ phân tán so với số trung bình cộng thấp, đảm bảo độ tin cậy cao và có thể dễ dàng cộng độ co của vải vào trong thiết kế vì vậy việc ra đường may nên chọn cách ra đường may tại cửa quần nên chọn bằng 0,8 cm cũng như nếu vải không bị xổ sợi quá lớn có thể tiến hành bấm nhả so le từng lá vải và tiến hành mí bên ngoài cho tăng thêm độ chắc chắn.

Từ kết quả thu được khi thực nghiệm thiết kế may mẫu và kiểm tra kết quả có thể nhận xét như sau:

Phương pháp lắp ráp ảnh hưởng lớn đến độ êm phẳng của đường may cửa quần. Vậy nên khi may chắp đường cửa quần nên để đường may thiết kế rộng 0,8 cm để đảm bảo đường may không bị nhăn rúm cũng như đảm bảo độ bền chắc tránh hiện tượng tuột sợi vải tại đường may. Còn đối với việc may chắp mí đường cửa quần nên vắt sổ đường may trước và bấm nhả từng lá so le để có thể đảm bảo đủ độ bền chắc mà vẫn đảm bảo độ êm phẳng theo yêu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên ứu thiết kế đường cong trên sản phẩm quần âu nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)