3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến thiết kế đường cong cửa quần, đũng quần
3.3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến thiết kế đường cong đũng quần
Bảng Kết quả khảo sát độ êm phẳng của đũng quần thành phẩm 7.
theo độ lớn của đường may đũng quần
Độ lớn đường may cửa quần (cm)
Độ êm phẳng của đường may Đường may can chắp 1
đường chỉ
Đường may can chắp 2 đường chỉ
1,0 Tốt Khá
3 cm cắt giảm dần đến
đầu dàng bằng 1,2 cm Trung bình Kém
* Bàn luận về ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến phương pháp thiết kế đũng quần âu nam:
Các số liệu thực nghiệm về ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến phương pháp thiết kế đũng quần âu nam cũng như những kết quả tính toán và xử lý đặc trưng thống kê được trình bày trong bảng . Các mẫu thí nghiệm đã 7 thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp lắp ráp đến phương pháp thiết kế không có số lạc, mức độ phân tán so với số trung bình thấp, đảm bảo độ tin cậy cao. Từ kết quả tính toán trong các bảng có thể kết luận:
Phương pháp lắp ráp ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế vòng đũng và cách chừa đường may(Hình 24).
Hình 24. Chừa đường may vòng đũng quần âu nam A : Đường thành phẩm của vòng đũng
B : Đường chừa đường may
B’ : Là đối xứng của B sau khi may xong là rẽ
B
B’
A
Quan sát hình vẽ có thể nhận thấy: Khoảng cách 2 đường A, B là độ lớn của đường may. Độ lớn này sẽ được là rẽ về hai bên. Để đường may êm phẳng, không nhăn, vặn khi lật đường may về 2 phía thân sau quần thì yêu cầu B phải trùng B’(Hai đường phải đối xứng nhau qua A). Đây là điều không thể xảy ra vì A là đường cong, B’ luôn lớn hơn B. Độ cong của A và khoảng cách 2 đường A, B càng lớn thì chênh lệch giữa B và B’ càng nhiều. Độ chênh lệch này chính là nguyên nhân làm vòng đũng bị căng và thay đổi kích thước sau khi là rẽ. Mức độ nhăn, vặn và thay đổi về kích thước nhiều hay ít phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa B và B’ tức là phụ thuộc vào độ cong vòng đũng và độ lớn của đường may. Vậy, để giảm thiểu độ căng và sự thay đổi về thông số kích thước sau khi may và là rẽ thì nhà thiết kế mẫu phải tìm cho được giải pháp thiết kế sao cho chiều dài của B tiến gần tới B’ càng sát càng tốt. Có thể thực hiện việc này một cách đồng bộ hoặc theo một trong các cách sau:
- Giải pháp 1: Sử dụng chất liệu vải có độ co giãn cao. Khi đó trong quá trình may B sẽ giãn ra đủ lớn so với B’
- Giải pháp 2: Giảm bớt độ cong của vòng đũng thành phẩm A để vòng đũng A thẳng hơn so với yêu cầu của thiết kế. Khi đó khoảng cách B và B’
không thay đổi nhưng bán kính cong của 2 đường này tăng lên rất lớn dẫn đến độ chênh lệch giữa B và B’ giảm đi. Mức độ giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào độ thẳng của vòng nách A.
- Giải pháp 3: Giảm bớt độ lớn của đường may tới mức tối đa có thể.
Khi đó tuy bán kính của 2 đường B và B’ không thay đổi nhưng khoảng cách giữa chúng giảm tới mức nhỏ nhất làm cho độ chênh lệch giữa B và B’ giảm đi. Mức độ giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào độ lớn của đường may.
Trong 3 giải pháp nêu trên thì giải pháp thứ nhất và thứ hai rất khó thực hiện vì chất liệu sản xuất quần phổ biến là vải có độ co giãn rất thấp, ngoài ra trong sản xuất công nghiệp không phải thích sản xuất bằng vải nào cũng được mà phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất của khách hàng…còn nếu thay đổi độ
cong của vòng đũng nhiều cho thẳng hơn dẫn đến hỏng sản phẩm. Như vậy giải pháp hữu hiệu nhất có thể thực hiện để làm giảm độ chênh lệch giữa B và B’ là giải pháp thứ 3, giải pháp chừa đường may nhỏ đi nhưng vẫn đảm bảo độ bền sử dụng. Tuy nhiên, đường may được chừa bao nhiêu lại phụ thuộc vào phương pháp thiết kế và phương pháp may vòng đũng. Từ kết quả thu được khi thực nghiệm thiết kế may mẫu và kiểm tra kết quả có thể nhận xét như sau:
Với mẫu vải sử dụng để thực nghiệm ta thấy rõ cách ra đường may đều 1 ,0cm không có số lạc, mức độ phân tán so với số trung bình cộng thấp, đảm bảo độ tin cậy cao và có thể dễ dàng cộng độ co của vải vào trong thiết kế vì vậy việc ra đường may nên chọn cách ra đường may 1,0 cm cũng như may m ột đường chỉ.
3.4 Kết qủa đềxuấtđường cong tr n khi thiơ ết k ếtrên hệCAD
* So sánh độ mịn đường cong : ấy đường vòng đũng quần âu nam để L làm đối tượng so sánh độ mịn tạo bởi 3 c ách thứcthiết kế khác nhau:
- Thiết kế đũng quần âu nam theo phương pháp thủ công truyền thống - Thiết kế đũng quần âu nam theo phương pháp trên hệ CAD
- Thiết kế đũng quần âu nam theo phương pháp đề xuất mới
a. Theo phương pháp truyền thống
b. Theo phương ph áp trên CAD
c. Theo phương áp ph đề xuất mới Hình 25. Đường cong vòng đũng theo các c ách thức thiết k ế khác nhau
* Đánh giá:
- Đánh giá độ mịn, trơn của đường cong có rất nhiều tiêu chuẩn. Song xét trên lĩnh vực thiết kế sản phẩm may thì cần quan tâm đến khía cạnh:
+ Độ trơn : Đường cong sau thiết kế
Đường cong sau khi chỉnh sửa vị trí điểm + Sự phức tạp của thuật toán
+ Sự phức tạp của người sử dụng
- Đường cong ửac quần, đũng ần tạo ra bởi ba phương pháp thiết kế qu trên khác nhau về các phương diện: Thời gian xây dựng đường cong, chất lượng độ mịn đường…
- Đường cong theo phương pháp truyền thống: Phải sử dụng các công cụ là các loại thước cong để căn đặt thành đường cong thiết kế. Đường cong dễ bị gấp khúc khi thợ thiết kế đặt hai đoạn cong kế tiếp nhau, tức là độ mịn đường cong không đảm bảo khi thiết kế trên toàn bộ vòng đũng.
- Đường cong trên hệ CAD Phương pháp đường cong đi qua - điểm(Phương pháp cát tuyến): Đường cong nách hình thành nhờ việc hình thành nhờ việc xác định vị trí các điểm trên màn hình (bằng chuột hoặc bàn phím). Cách thứ hai lấy các loại thước cong trong thư viện của máy và tiến hành hình thành đường cong như theo phương pháp truyền thống.
- Đường cong theo đề xuất mới phương pháp đường cong tiếp tuyến: – Đường cong được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc đường bezier, là một đường cong được dùng phổ biến trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng. Đường cong được xây dựng trên cơ sở đồ hoạ của phần mềm ứng dụng đồ hoạ mạnh là Matlab. Bằng việc nhập 4 điểm trên màn hình, đường cong sẽ được hình thành và nếu độ cong chưa được đảm bảo theo yêu cầu thiết kế, có thể chỉnh sửa tuỳ ý trên các điểm để được đường cong thích hợp.
- Chỉnh sửa đường cong:
+ Quá trình chỉnh sửa đường cong thuận tiện: chỉ cần thay đổi toạ độ điểm
+ Để mịn đường cong
Sửa đường cong trên hệ CAD chính là việc di chuyển vị trí các điểm trên đường cong cần sửa, tức là đường cong bắt buộc phải đi qua điểm vừa thay đổi dẫn đến đường cong có độ gấp khúc cao hơn.
Việc chỉnh sửa đường cong theo phương pháp Bezier được thực hiện khi thay đổi tạo độ một trong 4 điểm đã nhập, kéo theo sự thay đổi của hệ thống các đường tiếp tuyến. Đường cong sẽ thay đổi theo phép nội suy từ sự thay đổi các tiếp tuyến và độ mịn vẫn đảm bảo.
- Thuật toán tạo đường cong theo đề xuất mới phức tạp hơn trên CAD.
Song kết quả đạt được tốt hơn, tức là độ mịn đường cong đảm bảo hơn.
Quá trình áp dụng phương pháp đề xuất này vào hệ CAD cần được giải quyết dựa trên ngôn ngữ lập trình từng hệ CAD cụ thể.
Công nghệ CAD đã phần nào giải quyết được bài toán lâu nay là vấn đề tự động hoá trong thiết kế sản phẩm may, từng bước tự động hoá quá trình sản xuất ngành may. Để hoàn thiện hơn công nghệ CAD, cần phải giải quyết vấn đề độ trơn, mịn của đường cong sao cho vấn đề thiết kế tốt hơn, phù hợp hơn vớisản xuất.