Biểu 2.6 Các nguyên công và thời gian chế tạo sản phẩm PISTON DS60
3.1. Lựa chọn phương pháp điều hành sản xuất
Xuất phát từ thực tiễn do tính chất không đồng bộ trong dây chuyền sản xuất như đã phân tích ở chương trước, kết hợp với những mô hình quản lý điều hành sản xuất mà chúng ta đã được biết đến từ trước đến nay thì phương pháp điều hành sản xuất Kanban tỏ ra là tương đối phù hợp. Bởi vì: phương pháp Kanban điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất theo nguyên tắc mỗi nơi làm việc chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo yêu cầu của nơi làm việc sau đó. Phương pháp kanban cho nhà quản trị điều hành sản xuất nhìn thấy rõ những vấn đề phát sinh cần giải quyết trong quá trình điều hành sản xuất nhờ:
- Lưu chuyển nhanh các thông tin giữa các bộ phận, cá nhân - Phối hợp ăn ý giữa các nơi làm việc
- Thích ứng với quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Áp dụng phân quyền quản trị trực tiếp ở các bộ phận sản xuất
Tuy nhiên, do tính cấp thiết của yếu tố thời gian trong việc thực hiện các hợp đồng, thêm nữa là yếu tố dự trữ (dự trữ thành phẩm, dự trữ nguyên vật liệu) cũng đang là những vấn đề bức bối của công ty hiện nay. Như vậy, việc điều hành sản xuất nếu chỉ đơn thuần theo Kanban thì không đủ, hơn nữa với xu thế hội nhập hiện nay thì việc ký kết hợp đồng làm ăn với nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại cũng là một xu thế tất yếu của công ty trong thời gian tới. Chính điều này đã đòi hỏi công ty cần phải có một mô hình điều hành sản xuất thích hợp ở mức tự động hoá cao hơn.
Nếu theo phân tích trên thì mô hình điều hành theo phương pháp Just In Time tỏ ra tương đối phù hợp nhằm rút ngắn thời hạn giao hàng cũng như
giảm bớt chi phí lưu kho. Mặc dù vậy, phương pháp sản xuất JIT được ứng dụng chủ yếu và có hiệu quả đối với các dây chuyền sản xuất mang tính lặp lại, sản xuất mang tính lặp lại là quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hoá sản xuất các sản phẩm một cách riêng biệt với số lượng lớn. Tuy nhiên, một vài khái niệm cũng có thể được áp dụng trong các dây chuyền mà sản xuất thực chất không lặp. JIT đã được áp dụng rộng rãi ở trong các ngành công nghiệp mang tính lặp lại, tự động hoá, điện tử, cơ khí, thiết bị, dụng cụ,…
Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại nó vẫn phải đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tôi xin đưa ra phương pháp đổi mới việc điều hành sản xuất của công ty như sau:
Thứ nhất, áp dụng phương pháp quản lý sản xuất theo phương pháp Kanban có cải tiến. Sự cải tiến ở đây đó chính là thay việc lập các thẻ Kanban bằng việc lập “Các thẻ ưu tiên” . trong trường hợp này, các hợp đồng được ký kết giữa nhà máy với khách hàng được thực hiện theo tiến độ thời gian thông qua mức độ ưu tiên. Vấn đề được đặt ra ở đây là lựa chọn tiêu chuẩn nào để làm thẻ ưu tiên. Theo tôi có 3 yếu tố được xem xét ở đây:
1. Giá trị lô hàng được đặt 2. Độ phức tạp của công nghệ
3. Mức độ quan hệ của khách hàng với công ty
Tuỳ theo mức độ kết hợp của 3 yếu tố trên mà các cán bộ lập kế hoạch sản xuất sẽ cho điểm và lên kế hoạch sản xuất. Việc lựa chọn sắp xếp thứ tự thẻ ưu tiên có thể được thực hiện dựa theo bảng sau: (thang điểm được thiết lập tuỳ theo độ chính xác của công việc).
Các chỉ tiêu xem xét của hợp đồng
Giá trị lô hàng (1)
Độ phức tạp (2)
Mối quan hệ (3)
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao
Tổng số điểm = ∑∑∑∑∑ giá trị các cột
Giá trị cột 1 Giá trị cột 2 Giá trị cột 3
Chẳng hạn, khi công ty xem xét 3 hợp đồng A, B, C . Sử dụng thang điểm 10, bằng cách cho điểm của một số cán bộ có kinh nghiệm chúng ta có được những phân tích sau:
Xét hợp đồng A:
Các chỉ tiêu xem xét của
hợp đồng A Giá trị lô hàng
(1) Độ phức tạp
(2) Mối quan hệ Thấp (3)
Trung bình x
Cao x X
Rất cao
Tổng số điểm = 22 7 7 8
Như vậy những kết hợp các chỉ tiêu của HĐ A cho phép chúng ta xác định mức độ quan trọng tương ứng với số điểm 22.
Các chỉ tiêu xem xét của hợp đồng B
Giá trị lô hàng (1)
Độ phức tạp (2)
Mối quan hệ (3) Thấp
Trung bình x
Cao x X
Rất cao
Tổng số điểm = 19 5 5 8
Mức độ quan trọng của hợp đồng B là 18
Các chỉ tiêu xem xét của hợp đồng C
Giá trị lô hàng (1)
Độ phức tạp (2)
Mối quan hệ (3)
Thấp x x
Trung bình X
Cao Rất cao
Tổng số điểm = 17 3 9 5
Mức độ quan trọng của HĐ C được đánh giá là 17
So sánh các kết quả vừa tìm được chúng ta có thứ tự các thẻ như sau:
Hợp đồng A số thứ tự là 1, hợp đồng B có số thứ tự là 2, hợp đồng C có số thứ tự là 3.
Một vấn đề nữa được đặt ra ở đây là đối với những hợp đồng không được xếp thứ tự ưu tiên hàng đầu mà khách hàng lại yêu cầu thời gian sản xuất ngắn thì công ty nên làm như thế nào ?
Trong giai đoạn hiện nay, để có được những đơn đặt hàng là rất khó khăn.
Vì vậy, đối với những hợp đồng này thì việc từ chối sản xuất là điều không thể. Trước đây, để giải quyết vấn đề này công ty cùng một lúc thực hiện rất nhiều hợp đồng, chính điều này dẫn tới sự quá tải ở một số phân xưởng.
Không những thế, việc thực hiện cùng một lúc nhiều đơn đặt hàng cũng dẫn tới sự chậm chễ về mặt thời hạn giao hàng của hầu hết các hợp đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sút uy tín của công ty trên thị trường. Để giải quyết được vấn đề này, tôi xin đề xuất phương án giải quyết như sau:
Thứ nhất, tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các trung tâm, xưởng cơ khí trong khu vực quanh địa bàn Thái Nguyên. Sự hợp tác này không những giảm tải đối với một số bán thành phẩm gia công cơ khí của công ty mà còn tạo cho công ty một vị thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong ngành về năng lực sản xuất.
Thứ hai, áp dụng chế độ bảo dưỡng thiết bị thường xuyên thay vì định kỳ như trước đây và tiến hành định mức lại thời gian gia công bán thành phẩm trên từng phân xưởng. Những định mức trước đây tỏ ra không còn
độ tin cậy cao, tạo ra những sai số đáng kể. Nguyên nhân là vì máy móc thiết bị lạc hậu cũ kỹ nên hay hỏng hóc, sự ra đi của một số công nhân lành nghề làm cho đội ngũ lao động của công ty không có tay nghề không đồng đều mà lại thiếu sự đào tạo.
Áp dụng chế độ khen thưởng hợp lý đối với các sáng kiến làm tăng năng suất lao động.