Ứng dụng hệ thống sản xuất theo nguyên lý kéo sử dụng liên kết Kanban

Một phần của tài liệu Xây dựng ác giải pháp sản xuất không tồn kho của công ty điesel sông công (Trang 80 - 85)

Biểu 2.6 Các nguyên công và thời gian chế tạo sản phẩm PISTON DS60

3.2. Xây dựng các giải pháp giảm bớt hàng tồn kho

3.2.2 Ứng dụng hệ thống sản xuất theo nguyên lý kéo sử dụng liên kết Kanban

Mục đích của việc ứng dụng

Như đã trình bày ở đầu chương, cho thấy dây chuyền sản xuất hiện tại cho năng suất và hiệu quả sản xuất không cao. Mà nguyên nhân chủ yếu là do:

- Máy móc bố trí trong nhà xưởng chưa phù hợp, khoảng cách giữa các công đoạn còn xa nhau

- Phương pháp vận chuyển thủ công

- Không cân bằng năng suất giữa các công đoạn được

Xuất phát từ thực tế tác giả đi thiết kế một dây chuyền sản xuất mới với các mục tiêu sau:

- Rút ngắn thời gian gia công, tăng năng suất lao động - Giúp cho nhà xưởng được thông thoáng

- Giảm lượng bán thành phẩm tồn tại trong nhà xưởng sản xuất

- Cân bằng năng suất giữa các công đoạn trong dây chuyền đảm bảo dòng chảy được liên tục.

Thiết kế dây chuyền:

Với dây chuyền sản xuất hiện nay của nhà máy thì một sản phẩm phải đi lòng vòng mất rất nhiều thời gian. Cũng như vậy, do thiếu băng tải nên trong một số các bước, nguyên công tại các phân xưởng nguyên vật liệu đầu vào cũng mất nhiều thời gian. Cách bố trí máy móc cũng là một vấn đề lớn của công ty. Chính sự bố trí không hợp lý này làm cho mất rất nhiều diện tích sử dụng mặt bằng phân xưởng. Dưới đây là mô hình bố trí các xưởng sản xuất của công ty:

Hình 3.1 – Bố trí các xưởng sản xuất trong nhà máy hiện tại

Để cho hệ thông làm việc có hiệu quả hơn, tôi xin đề xuất phương án giải quyết như sau:

- Bố trí lại vị trí các xưởng như sau:

Xưởng rèn, d p ậ

Kho nguyên vật

liệu

Xưởng

đúc Xưởng

tiện, phay, bào B ộphận

cán thép

Kho chứa thép thành phẩm

Kho chứa thành phẩm Xưởng

nhiệt - điện

Nguyên vật liệu (gang)

Phân xưởng

đúc Phân xưởng

lắp ráp

Kho thành phẩm

Hình 3.2 – Bốtrí các xưởng sản xuất cải tiến mới

Như vậy việc bố trí các phân xưởng đúc, phân xưởng cơ khí (tiện, phay, bào) không nhất thiết là phải đặt cạnh nhau như hiện nay. Việc bố trí có khoảng cách cần thiết vừa làm giảm nhiệt độ tại phân xưởng cơ khí, vừa giảm mức độ ồn tại phân xưởng đúc. Việc bố trí phân xưởng cơ khí cạnh phân xưởng lắp ráp là hợp lý. Ưu điểm là dễ dàng cho việc thiết lập hệ thống băng tải, tăng năng suất lao động. Việc thiết lập hệ thống băng tải cũng làm giảm diện tích sử dụng mặt bằng do không cần các thiết bị vận tải như trước đây (ô tô, xe đẩy, cần cẩu) tạo khoảng thông thoáng tại các phân xưởng.

Một vấn đề nữa cần được nói ở đây là kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm có thể được thiết kế cạnh nhau. Như vậy cũng tạo ra một chu trình khép kín trong sản xuất. Chính điều này làm giảm bớt thời gian vận tải trên các băng chuyền tạo điều kiện tối ưu hoá sản xuất mà nhờ đó công ty có thể xác định được định mức thời gian lao động hợp lý.

Riêng đối với kho đựng nguyên liệu để đưa vào phân xưởng cán thép để chế tạo thép xây dựng thì cách bố trí hiện nay là hợp lý. Nhưng việc bố trí kho đựng thành phẩm chứa thép xây dựng thành phẩm cách xa phân xưởng cán là không hợp lý. Điều này lại làm tăng nhịp sản xuất do mất thời gian vận chuyển thép từ nơi sản xuất đến kho chứa thành phẩm, không những thế lại làm cho chi phí sản xuất tăng do phải sử dụng xe ô tô tải trong công ty để chuyên chở thành phẩm.

Thực hiện công tác lập kế hoạch và điều hành sản xuất theo nguyên lý kéo.

Sau khi cải tiến công tác nghiên cứu thị trường, công ty sẽ chuyển dần sang quản lý sản xuất theo kiểu JIT. Theo đó, phòng kinh doanh sẽ thực hiện đặt hàng với bộ phận sản xuất và coi như là một khách hàng của bộ phận sản xuất. Sau khi đặt hàng bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tiêu thụ lượng hàng đã đặt hàng. Tuy nhiên, khác nhau cơ bản giữa bộ phận này với khách hàng độc lập đó là các điều chỉnh trong sản xuất có thể đề nghị và phối hợp thực hiện.

Phòng kinh doanh sẽ đặt hàng bộ phận quản lý thành phẩm. Từ bộ phận này sẽ thực hiện đặt hàng các công đoạn sản xuất kế tiếp. Giả sử bộ phận sản xuất và tiêu thụ động cơ của công ty liên hệ với nhau theo như mô hình sau:

Hình 3.3 – Mô hình sản xuất theo nguyên lý kéo

Như vậy, nhiệm vụ của bộ phận tiêu thụ sẽ nhiều hơn do phải tiếp cận khách hàng và xác định lượng tiêu thụ. Giả sử bộ phận marketing đưa ra báo cáo trong năm tới nhu cầu tiêu thụ của thị trường sẽ vào khoảng 20000 hộp số kèm theo những thông tin về tình hình tiêu thụ từng tháng, quý, năm. Bộ phận tiêu thụ sẽ sử dụng thông tin đó làm kế hoạch tiêu thụ của mình và chi tiết theo từng tháng, quý. Sau đó bộ phận này thực hiện đặt hàng với bộ phận sản xuất. Từ số liệu dự báo đó phòng kế hoạch của bộ phận sản xuất lên kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận, từng phân xưởng. Từ các xưởng đó sẽ đặt hàng cho phòng vật tư trong việc cung cấp các sản phẩm đầu vào cho mình. Ngoài ra, các xưởng cũng liên hệ các phòng ban liên quan như phòng kỹ thuật phòng công nghệ để thiết kế quy trình sản xuất, gia công các sản phẩm. Phòng vật tư sau khi nhận được yêu cầu từ các xưởng sẽ thực hiện việc nghiên cứu các nhà cung ứng để nhập các loại đầu vào. Các xưởng cũng liên hệ với các bộ phận

Tiêu thụ Thành

phẩm Nhiệt

luyện công Gia

thô

công Gia tinh Đúc,

rèn, dập NVLKho

Dòng sản phẩm

Dòng thông tin

liên quan như các bộ phận chuẩn bị sản xuất để phối hợp thực hiện công việc.

So với phương pháp quản lý truyền thống phương pháp này có ưu điểm là kế hoạch sản xuất ít thay đổi, chủ động hơn nguồn đầu vào và quan trọng hơn đó là giảm lượng tồn kho của doanh nghiệp. Một khi công ty đã chủ động trong đầu ra do làm tốt công tác thị trường thì cũng sẽ chủ động hơn trong sản xuất và nhập nguyên vật liệu.

Một trong các giải pháp để thực hiện sản xuất theo nguyên lý kéo đó là sử dụng các Kanban liên kết. Công ty cần thực hiện xây dựng cho mình một hệ thống kanban để điều hành sản xuất. Hệ thống kan ban cần được thiết kế theo đó đảm bảo thông tin cung cấp cho bộ phận sản xuất trước khi nhận được Kanban. Ví dụ: công ty có thể thiết kế hệ thống Kanban cho 2 bộ phận sản xuất trong phân xưởng cơ khí sản xuất sản phẩm vòng găng DS60. Ta chọn hai bước công việc trong dây chuyền sản xuất vòng găng DS60 từ bộ phận gia công tinh đến bộ phận gia công thô. Bộ phận gia công tinh chuyển một Kanban gắn vào một thùng cho bộ phận gia công thô với nội dung như sau:

Hình 3.4 – Thiết kế một Kanban cho công ty

Khi bộ phận gia công thô nhận được được thùng hàng có gắn nhãn Kanban này sẽ tiến hành sản xuất. Nếu sản phẩm đó chưa được sản xuất trước đó thì bộ phận gia công thô phải yêu cầu phòng công nghệ của công ty hỗ trợ về thiết kế quy trình công nghệ sản xuất ở bộ phận này. Để tính toán lượng thùng hàng cần thiết cho hai bộ phận ta tính toán như sau:

Một thùng đầy thiết bị và thẻ vận chuyển được đưa tới gia công tinh và đặt ở khu vực đầu vào. Khi thùng thiết bị này được sử dụng thẻ vận chuyển

Mã số thiết bị: DS60 VG Quy trình 1 Tên thiế bị: Vòng găng Gia công thô

Quy trình 2 Dung tích

hộp

Kiểu hộp

Số

sản xuất Gia công tinh

10 TC32 20DS

cũ. Tất cả các bộ phận được đặt gần nhau trong các thùng có kích cỡ xác định.

Kích cỡ lô sản xuất chính xác bằng 1 thùng hàng. Số lượng thùng vần để vận hành một bộ phận là 1 hàm số của tỷ lệ nhu cầu, kích cỡ thùng hàng, và thời

gian lưu chuyển một thùng hàng. Hàm số được đưa ra theo công thức sau:

N=(D.T+K)/C Trong đó :

N: Tổng số thùng

D: Tỷ lệ nhu cầu của phân xưởng sử dụng

C: Kích cỡ thùng hàng, thường nhỏ hơn 10 % nhu cầu hàng ngày T: Thời gian để 1 thùng hoàn thành toàn bộ vòng quay

K: Yếu tố quản lý thể hiện khả năng biến động.

Điền đầy- vận chuyển sử dụng và quay trở lại để điền đầy. Đây cũng - - được gọi là thời gian từ lúc bắt đầu tới lúc hoàn thành một quy trình sản xuất.

Nhu cầu ở bộ phận gia công tinh hiện nay là 1 chiếc/phút và 1 thùng chứa 10 chiếc. Thời gian thông thường là 100 phút để 1 thùng hàng thực hiện 1 chu kỳ từ bộ phận gia công thô tới bộ phận gia công tinh và quay lại bộ phận gia công thô bao gồm: lắp đặt, vận hành, vận chuyển, và thời gian chờ.

Lượng dự phòng cần thiết là 20. Vậy số thùng thiết bị cần thiết trong trường hợp này là 6.

N = (1x100+ 20)/20=6 thùng.

Tuy nhiên, trong một bộ phận gia công tinh của công ty thì không phải chỉ riêng chế tạo một loại sản phẩm mà cùng lúc nhận nhiều kanban đặt hàng khác nhau và như vậy cần xác định thứ tự ưu tiên cũng như phải duy trì một số lượng kanban thấp nhất. Việc xác định thứ tự ưu tiên được tiến hành như đối với thẻ ưu tiên mà phần trước đã xác định. Tuy vậy, các kanban còn xác định thứ tự ưu tiên dựa vào thời hạn giao hàng đối với bộ phận sản xuất lưu trữ kanban đó. Nếu lượng dự trữ kanban cho sản phẩm nào là nhỏ nhất thì sản phẩm đó phải được đưa vào sản xuất trước.

Một phần của tài liệu Xây dựng ác giải pháp sản xuất không tồn kho của công ty điesel sông công (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)