4.3.1 Phương pháp đếm vòng xê măng
Kết quả của phương pháp ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng xê măng chân răng lệ thuộc rất nhiều vào cách đếm số vòng xê măng của quan sát viên. Đây là công việc kéo dài và mệt mỏi nên các tác giả đưa ra một số phương pháp để giảm bớt sự căng thẳng trong công việc, góp phần giảm sai lầm khi quan sát. Mỗi phương pháp đều có mặt ưu và khuyết điểm riêng và thích hợp cho từng trường hợp cụ thể [41][70][87][93].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận những khó khăn khi quan sát các vòng xê măng như Kasetty và cs (2010) [43]:
- Những đường tăng trưởng đôi khi không phân biệt rõ - Độ dày giữa các đường khác nhau
- Bề mặt xê măng bị tiêu
- Ranh giới ngà – xê măng đôi khi không rõ (Hình 4-20)
Trong các phương pháp tính số vòng xê măng, để phù hợp nhất cho nghiên cứu này, chúng tôi chọn phương pháp tính số vòng xê măng theo các tác giả như Aggarwal và cs (2008) [6], Gupta và cs (2013) [32] bằng cách lấy tổng chiều dày lớp xê măng (chọn vị trí lớp ngoài xê măng song song với đường nối ngà-xê măng) chia cho khoảng cách giữa hai đường rõ nhất (Hình 2-13, 2-14).
Hình 4-20 Hình ảnh các đường xê măng quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 400 lần, mẫu nghiên cứu Vũ Thị Thu H. (46 tuổi): những đường tăng trưởng đôi khi không phân biệt rõ, độ dày giữa các đường khác nhau
4.3.2 Tuổi mọc răng
Tuổi mọc răng cối nhỏ thứ nhất là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp ước lượng tuổi dựa vào TCA nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này trên người Việt nên chúng tôi sử dụng theo tài liệu của Hiệp hội nha khoa Hoa kỳ (2006), độ tuổi mọc răng cối nhỏ thứ nhất là 10-11 tuổi [8].
Mặc dù vậy, Wittwer-Backofen và cs (2004) [93] cho rằng tuổi này dựa trên nghiên cứu trên mẫu dân số lớn có thể dùng cho nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.
4.3.3 Tương quan giữa tuổi và TCA
Ngoại trừ nghiên cứu của Miller và cs (1988) [51] cho rằng không thể tính tuổi người từ sự kết vòng xê măng, tất cả các nghiên cứu đều cho rằng sự kết vòng của lớp xê măng diễn ra theo chu kỳ từng năm. Vì vậy, tuổi có thể được tính bằng số vòng xê măng cộng với tuổi mọc răng. Hầu hết nghiên cứu cho thấy tương quan cao đến rất cao giữa tuổi và số vòng xê măng ở các loại răng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có tương quan rất cao giữa tuổi và sự kết vòng của xê măng (r=0,911) tương tự như các nghiên cứu khác (Bảng 4-39).
Bảng 4-39 Tương quan giữa tuổi và TCA Tác giả Quần
thể
Loại R Độ
tuổi
Số lượng
r
Wittwer-Backofen và cs (2004) [93]
Đức R cửa, R nanh, cối nhỏ
12-96 363 0,970 (nam) 0,978 (nữ) Meinl và cs
(2008) [50]
Áo Trừ R cối lớn thứ hai và R khôn
20-91 67 0,708
Dias và cs (2010) [21]
Brazil R các loại 17-77 19 0,74
Kasetty và cs (2010) [43]
Ấn độ R các loại 17-60 200 0,42
Gupta và cs (2014) [32]
Ấn Độ
R các loại 25-60 100 0,985
Nghiên cứu này (2020)
Việt Nam
R cối nhỏ thứ nhất
12-78 80 0,911
Trong các nghiên cứu, chỉ có Kasetty và cs (2010) [43] đánh giá trên 200 răng bất kỳ cho thấy có tương quan trung bình giữa tuổi và số vòng xê măng (r=0,42), sai lệch trung bình 12 năm, có trường hợp sai lệch cao nhất đến 64 năm trong nhóm tuổi trên 35. Nghiên cứu cho rằng, phương pháp này chưa đủ chính xác cho mục đích pháp y. Có điểm khác biệt trong nghiên cứu của Kasetty và cs so với những nghiên cứu khác là nghiên cứu này sử dụng kính hiển vi phân cực.
Về vấn đề này có một nghiên cứu của Pundir và cs (2009) [70] so sánh một số loại kính hiển vi để xác định loại nào đáng tin cậy nhất trong đánh giá TCA gồm kính hiển vi quang học thông thường, kính hiển vi phân cực và kính hiển vi ngược pha. Nghiên cứu nhận thấy tương quan ở nhóm đánh giá bằng kính hiển vi quang học thông thường và kính hiển vi phân cực thấp hơn so với nhóm đánh giá bằng kính hiển vi ngược pha.
Không rõ những cải tiến về mặt kỹ thuật để làm tăng chất lượng hình ảnh có làm ảnh hưởng đến thao tác đếm số vòng xê măng hay không. Vì hình ảnh bị xử lý có thể làm cho các đường vòng thay đổi (biến mất hoặc xuất hiện), nên xử lý hình ảnh đến mức độ như thế nào để bảo đảm sự chính xác và tính hợp lệ các thông tin trong hình ảnh vẫn còn đang tranh cãi.
Thêm vào đó, nghiên cứu của Kasetty và cs (2010) [43] không nói rõ phương pháp đếm vòng xê măng, dù đây là giai đoạn rất quan trọng của phương pháp.
Nghiên cứu chỉ nói sử dụng phần mềm xử lý hình ảnh Proplus version 4.1.0.0, Media Cybernetics, Bethesda, MD. Vì vậy, chúng tôi không có đủ thông tin để bàn luận về vấn đề này.
4.3.4 Sai lệch giữa tuổi ước lượng dựa vào TCA và tuổi thật
Trong nghiên cứu này, ước lượng tuổi dựa vào TCA có xu hướng đánh giá thấp tuổi thật của bệnh nhân ở cả hai độ tuổi trên dưới 40 (Bảng 3-26, 3-27, biểu đồ 3-10), tương tự nghiên cứu của Obertova và Francken (2009) [54] và Meil và cs (2008) [50] (Bảng 4-40).
Bảng 4-40 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo tuổi
Nhóm tuổi
Sai lệch (năm) Meinl và cs
(2008) n=49
Obertova và Francken (2009)
n=116
Nghiên cứu này (2020)
n=80
20-40 0,8
-2,3 (tuổi 20-29) -7,7 (tuổi 30-39)
-3,1 (TCA +10) - 2,1 (TCA+11)
41-60 -3,7 (-21) – (-26) -6,2 (TCA+10)
- 5,2 (TCA+11)
>60 -12,1 - 36,7
Tính
chung -4,0 -4,0
-4,6 (TCA+10) -3,6 (TCA+11)
Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng và tuổi thật trong nghiên cứu này là 7,3 + 5,9 (đối với TCA +10) và 6,8 + 5,8 (đối với TCA +11) được so sánh với các nghiên cứu khác trong bảng 4-29. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi:
Tương tự nghiên cứu của:
- Codon và cs (1986) [19] nghiên cứu trên răng nanh và răng cối nhỏ, sai lệch khoảng 6 năm.
- Kagerer và Grupe (2001) [41] ở răng cối nhỏ, sai lệch 5,3 năm.
- Meinl và cs (2008) [50] ở răng các loại (trừ răng cối lớn thứ hai và răng khôn), sai lệch 6,9 năm.
Cao hơn nghiên cứu của:
- Wittwer-Backofen và cs (2004) [93] nghiên cứu trên răng cửa, răng nanh và răng cối nhỏ, sai lệch không quá 2,5 năm.
- Aggarwal và cs (2008) [6], trên răng các loại sai lệch không quá 3 năm.
- Avadhani và cs (2009) [10], trên răng các loại, sai lệch 2-3 năm.
- Dias và cs (2010) [21], trên răng các loại, sai lệch 1,6 năm Thấp hơn nghiên cứu của:
- Obertova và Francken (2009) [54] trên răng cửa, răng nanh và răng cối nhỏ, sai lệch 16,9 năm.
- Kasetty và cs (2010) [43], trên răng các loại, sai lệch 12 năm.
Sự khác biệt giữa nghiên cứu này so với những nghiên cứu khác có thể được lý giải do yếu tố chủ quan trong kỹ thuật, quan sát. Và đây cũng là hạn chế của phương pháp ước lượng tuổi này.
Ngoài ra, các nghiên cứu có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi hầu như đánh giá chung trên tất cả các loại răng, các loại răng khác nhau có thể bị tác động cơ học khác nhau (ví dụ lực nhai,…), điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành TCA. Thêm vào đó, các yếu tố tác động đến sự kết vòng của xê măng như dinh dưỡng, cơ sinh học, nội tiết và một số yếu tố cũng được cho là có ảnh hưởng như thời gian chiếu sáng trong năm, khí hậu và vĩ độ. Những yếu tố này khác nhau giữa các vùng địa lý và dân cư. Vì vậy, có thể có khác biệt khi nghiên cứu trên các quần thể dân cư khác nhau [19] [93].
(Bảng 4-41)
Bảng 4-41 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật
Tác giả Quần thể Loại R Độ
tuổi
Số lượng
Sai lệch (năm) Codon và cs
(1986) [19]
Mỹ R nanh, R cối nhỏ 11-59 115 6
(4,7-9,7) Kagerer và
Grupe (2001) [41]
Đức R cửa 60,4 7 2
R nanh 62,2 3 4,1
R cối nhỏ 64,3 17 5,3
R cối lớn thứ nhất và thứ hai
57,2 13 4,9
R khôn 37,8 3 2,3
Wittwer- Backofen và cs (2004)
Đức R cửa, R nanh, cối nhỏ
12-96 363 2,5
Aggarwal và cs (2008) [6]
Ấn Độ Các loại 13-69 30 Đa số <=3
Meinl và cs (2008) [50]
Áo Trừ R cối lớn thứ hai và R khôn
20-91 67 6,9
Obertova và Francken (2009) [54]
Đức và Sri -Lanka
R cửa, R nanh, R cối nhỏ
20-75 116 16,9
Avadhani và cs (2009) [10]
Ấn độ R các loại 19 2-3
Dias và cs (2010) [21]
Brazil R các loại 17-77 19 1,6
Kasetty và cs (2010) [43]
Ấn độ R các loại 200 +12
Nghiên cứu này (2020)
Việt Nam R cối nhỏ thứ nhất 12-78 80 7,3 + 5,9 (TCA +10)
6,8 + 5,8 (TCA +11)
4.3.5 Tương quan giữa tuổi và TCA theo độ tuổi
Xét về ảnh hưởng của độ tuổi trong phương pháp ước lượng tuổi dựa vào TCA, có nghiên cứu của Meil và cs (2008) [50] , Obertova và Francken (2009) [54], Kasetty và cs (2010) [43].
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tương quan giữa tuổi và số vòng xê măng cao ở độ tuổi dưới 40 (r=0,872) và thấp hơn ở độ tuổi từ 40 trở lên (r=0,595), sai lệch tuyệt đối ở độ tuổi dưới 40 tuổi thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với độ tuổi trên 40 (p<0,001), hay nói cách khác, ước lượng tuổi dựa vào TCA ở độ tuổi dưới 40 chính xác hơn ở độ tuổi trên 40 (Bảng 3-25, 3-28 và biểu đồ 3-10).
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Obertova và Francken (2009) [54] khảo sát trên 116 răng cho rằng ước lượng tuổi dựa vào sự kết vòng của xê măng hợp lý khi áp dụng trên người trẻ, phương pháp này có sai lệch lớn khi áp dụng cho người trên 40 tuổi.
Kết quả cũng tương tự nghiên cứu của Meinl và cs (2008) [50] cho rằng phương pháp ước lượng tuổi dựa vào TCA đều có ý nghĩa ở tất cả độ tuổi, đặc biệt ở độ tuổi dưới 40 tuổi, sự sai lệch rất ít.
Kasetty và cs (2010) [43] khi nghiên cứu trên mẫu gồm 200 răng các loại nhận thấy có tương quan giữa số vòng xê măng và độ tuổi trên hay dưới 35 tuổi. Tương quan thấp hơn ở nhóm tuổi trên 35 có ý nghĩa thống kê.
Xét trong từng độ tuổi, sai lệch tuyệt đối trong nghiên cứu của chúng tôi:
Ở độ tuổi dưới 40: tương tự hai nghiên cứu Meinl và cs (2008) [50], Obertova và Francken (2009) [54]
Ở độ tuổi trên 40, tương tự với Meinl và cs (2008) [50] và thấp hơn Obetova và Francken (2009) [54].
(Bảng 4-42).
Bảng 4-42 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Meinl và cs (2008) [50]
n=49
Obertova và Francken (2009) [54]
n=116
Nghiên cứu này (2020)
n=80
20-40 2,9 4,7-7,8 4,3 (TCA +10)
3,8 (TCA+11)
41-60 6,4 21-26 10,7 (TCA+10)
10,3 (TCA+11)
>60 14,2 36,7
Tính chung
6,9 16,9 7,3 (TCA+10)
6,8 (TCA+11)
4.3.6 Sai lệch giữa tuổi ước lượng dựa vào TCA và tuổi thật theo giới và phần hàm
Đa số các nghiên cứu về phương pháp ước lượng tuổi dựa vào TCA đều không đánh giá yếu tố giới tính và phần hàm. Một số nghiên cứu cho rằng phương pháp này không bị ảnh hưởng bởi giới tính hay phần hàm (hàm trên,hàm dưới,bên trái, bên phải) [70][72] [93].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối với phương pháp ước lượng tuổi theo TCA, không có sự khác biệt giữa hàm trên và hàm dưới, giữa bên phải và bên trái như tất cả các nghiên cứu khác (Bảng 3-32, 3-33).
Tuy nhiên, khi so sánh giữa nam và nữ, kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có sự khác biệt khi áp dụng phương pháp này: sai lệch ở nam nhiều hơn nữ.
Điều này có thể do phân bố mẫu trong nghiên cứu chúng tôi không phù hợp đối với yếu tố giới tính:
Ở nhóm nữ, 60 mẫu phân bố tương đối đồng đều: 38 mẫu dưới 40 tuổi và 22 mẫu trên 40 tuổi.
Ở nhóm nam, 20 mẫu phân bố không đều: đa số mẫu trên 40 tuổi (5 mẫu dưới 40 tuổi và 15 mẫu trên 40 tuổi).
Trong khi đó, theo nghiên cứu này và nghiên cứu khác (phần 4.3.5), sai lệch ở nhóm tuổi trên 40 cao hơn nhóm dưới 40.
Như vậy, chúng tôi không đưa ra kết luận về yếu tố giới tính trong phương pháp ước lượng tuổi dựa vào TCA trong nghiên cứu của chúng tôi.
4.3.7 Tuổi ước lượng theo TCA và tuổi mọc răng cối nhỏ thứ nhất
Tuổi mọc răng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến ước lượng tuổi. Theo ADA (2006), tuổi mọc răng cối nhỏ thứ nhất là 10-11 tuổi. Chúng tôi nhận thấy: nếu chọn thời điểm mọc răng cối nhỏ thứ nhất là 11 tuổi ước lượng dựa vào TCA sẽ ít sai lệch hơn so với chọn thời điểm 10 tuổi nhất là nhóm tuổi dưới 40 (Bảng 3-34).