CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Lịch sử phát triển của HTX ở Việt Nam
Thời kỳ từ 1955 – 1960:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh dịch vụ
Doanh thu hoạt động kinh doanh
Chi phí hoạt động kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thời kỳ này HTX bắt đầu xây dựng và phát triển ở miền Bắc. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện chỉ thị trung ương (5-1955), nông dân miền bắc được chia cấp ruộng đất và trở thành nhừng hộ nông dân tự chủ sx và có nhu cầu đổi công hợp tác để phát triển sx. Đến năm 1958, toàn miền Bắc dã xây dựng gồm 245.000 tổ đổi công, thu hút 66% tổng số hộ tham gia. Hội nghị thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa II (8/ 1955) đã đề ra chủ trương xây dựng 6 HTX nông nghiệp tại 6 tỉnh chọn làm thí điểm, chủ yếu là từ đổi công lên HTX. Toàn miền Bắc lúc này đã có 4.832 HTX với 126.082 hộ nông dân tham gia.
Thời kỳ 1961- 1975:
Đây là thời kỳ đưa HTX từ bậc thấp lên bậc cao, quy mô HTX được mở rộng theo mô hình tập thể hóa. Đến giữa năm 1961 có 35.000 HTX, trong đó có 12% là HTX bậc cao có quy mô thôn, quy mô xã, đồng thời, số hộ xin ra khỏi HTX hoăc phản đối mở rộng quy mô HTX cũng trở thành phổ biến ở nhiều nơi. Qúa trình mở rộng và củng cố HTX luôn mâu thuẫn, trái ngược với kết quả thu được trong sx nông nghiệp. Cuối năm 1973, miền Bắc có 1.089 HTX tan rã hoàn toàn, 27.036 hộ xã viên xin ra HTX.
Thời kỳ 1976- 1980:
Đây là thời kỳ tiếp tục mở rộng và củng cố HTX gắn với chủ trương cấp huyện ở miền Bắc. Còn ở miền Nam, sau ngày giải phóng, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp lại diễn ra ồ ạt rộng khắp. Tuy nhiên, mô hình HTX tập thể hóa khi áp dụng vào miền Nam đã sớm bộc lộ những khuyết điểm và nhanh chóng tan rã. Dẫn đến nền kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, trước hết là khủng hoảng kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
Thời kỳ 1981- 1988:
Trước diễn biến phong phú và phức tạp của thực tế sx, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn, ngày 13/01/1988 BBT TW Đảng đã ban hành chỉ thị 100 CT/TW, chính thức thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động.
Có thể coi đây là cái mốc khởi đầu cho một quá trình đổi mới từng bước cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp nói chung, cơ chế quản lý HTX nói riêng. Nó đã trở thành một giải pháp tình thế có hiệu quả, đáp ứng được nguyện vọng, quyền lợi của nông dân, khơi dậy sinh khí mới trong nông thôn, nông nghiệp và gợi mở một hướng mới để tìm
Trường Đại học Kinh tế Huế
tòi, đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian phát huy tác dụng, cơ chế khoán 100 đã bộc lộ những hạn chế, và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế đát nước. Thực tế đòi hỏi phải có cơ chế quản lý mới và tất yếu đưa đến sự ra đời nghị quyết 10 Bộ Chính Trị (5/4/1988) để đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.
1.2.1.2 Sau đổi mới
Giai đoạn 1988- 1996:
Nghị quyết 10 của bộ chính trị và Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa VI (29/03/1989) đã dề cập tới những quan điểm, phương hướng tiếp tục đổi mới HTX và tập đoán sx. Đây được coi là sự đổi mới có tính chất bước ngoặt về nhận thức trong cơ chế kinh tế trong nông nghiệp, về vai trò và vị trí khách quan của kinh tế hộ nông dân, quan điểm mới về chế độ kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
Nhà nước đã ban hành luật đất đai năm 1993 cùng với Nghị quyết 64/CP của Chính phủ về việc giao đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài. Theo đó, hộ gia đình xã viên được quyền tự chủ trong sx kinh doanh, được quyền lựa chọn các yếu tố đầu vào và tự quyết định bán sản phẩm.
Tuy nhiên, trong một giai đoạn dài của thời kỳ đổi mới, không ít các HTX nông nghiệp đã rơi vào tình trạng “giậm chân tại chỗ”, thậm chí nhiều HTX buộc phải giải thể vì hoạt động không hiệu quả. Đánh giá về thực trạng của các HTX nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho biết, các HTX trong thời kỳ này đêì rơi vào tình trạng “ách tắc”, tại nhiều địa phương HTX nông nghiệp còn bị lãng quên. Điểm báo động đỏ cho sự “tan rã” đó đã khiến Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp khôi phục, phát huy tiềm năng vốn có của các HTX nông nghiệp trước kia, hay còn gọi là nền kinh tế tập thể tại các địa phương.
Giai đoạn 1996 đến nay:
Sau khi luật HTX năm 1996 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/1997 thì tình hình chuyển đổi HTX nông nghiệp ở nước ta đã được thực hiện rộng khắp tại các địa phương.
Sau 5 năm khi luật HTX được ban hành, tính đến giữa năm 2002, cả nước có 2.569 HTX thành lập mới và 6.384 HTX đã chuyển đổi theo luật trong tổng số 10.331 HTX. Sau khi áp dụng luật HTX năm 1996 thì trong thực tiễn đã bộc lộ những điểm
Trường Đại học Kinh tế Huế
không phù hợp, vì thế, luật HTX năm 2003 được phát hành nhằm sửa đổi, bổ sung luật HTX năm 1996 cho phù hợp với thực tiễn.
Sau khi có luật HTX năm 2003
Căn cứ Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết số 13 và Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể, Luật HTX năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông tư số 04/2004/TT- BKH ngày 13/12/2004 về việc hướng dẫn xây dựng phát triển khu vực kinh tế tập thể năm 2006- 2010.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, hiện cả nước có trên 9.000 HTX nông nghiệp, trong đó có 76,41% HTX chuyển đổi từ HTX cũ, tổng số xã viên khoảng 6,5 triệu người, tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp đạt khoảng 58%. Tại hội thảo tổng kết 4 năm thục hiện dự án Tăng cường chức năng HTX nông nghiệp ở Việt Nam do tổ chức cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng một lần nữa khẳng định vai trò của các HTX nông nghiệp trong tiến trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. Phát triển HTX nông nghiệp, cải thiện nó sao cho phù hợp , hiệu quả là đòn bẩy bảo đảm cân bằng mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị.
Sau 4 năm (2006- 2010) thực hiện dự án, không ít các HTX nông nghiệp của ta đã được “lột xác”, phát huy hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Nguyễ Văn Nghiêm, Trưởng phòng kinh tế hợp tác trang trại (Cục KTHT và PTNT Bộ NN&PTNT), sau khi triển khai dự án, các HTX nông nghiệp đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm từ các mô hình HXT nông nghiệp tiên tiến ở Nhật Bản. Số HTX tổ chức tiêu thụ sản phẩm tăng, hoạt động tín dụng nội bộ cũng phát triển. Nhiều HTX khá đang có xu hướng mở rộng các ngành nghề dịch vụ mới theo mô hình HTX nông nghiệp đa chức năng.
Trong năm 2008, có 6.688 HTX hoạt động có lãi chiếm 74% tổng số HTX , lãi bình quân là 50 triệu đồng/ HTX, nhiều HTX có lãi từ 20- 30 triệu đồng. Ông Nguyễn Chí Qúy, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có gần 1.000 HTX nông nghiệp, trong đó 50% số HTX đạt kết quả kinh doanh dịch vụ khá, 30% đạt trung bình và vẫn còn 20% HTX thuộc loại yếu kém, không hiệu quả.