NHỮNG TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh dịch vụ ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã hải hòa huyện hải lăng tỉnh quảng trị (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG

2.6 NHỮNG TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Mặc dù vai trò của HTX NN và DV trong xây dựng nông thôn mới đã được khẳng định, là một trong 19 tiêu chí để được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới;

Tuy nhiên thực tế con đường phát triển của kinh tế tập thể nói chung và HTX NN và DV NN nói riêng còn gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Trước hết, đó là nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, kể cả cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức phát triển kinh tế hợp tác xã của các cấp, các ngành chưa thật đồng bộ, cụ thể và kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh đó, người dân, do tập tục sản xuất nhỏ lẻ nên khi tham gia vào hợp tác xã chưa thực sự mạnh dạn trong việc đầu tư, góp vốn. Việc huy động nguồn nhân lực để đảm đương quá trình phát triển của thành phần kinh tế quan trọng này gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các HTX đều không có trụ sở, nhà xưởng sản xuất ổn định. Không có đất thuê lâu dài, đồng nghĩa với việc các hợp tác xã chưa thể yên tâm đầu tư đổi mới công nghệ nên hiệu quả sản xuất chưa cao.

Mặc dù, thực hiện chuyển đổi hơn 10 năm, hiện tại, năng lực nội tại của các HTX nông nghiệp ở xã Hải Hòa vẫn còn yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn nghèo, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn thiếu, lao động chủ yếu là thủ công, sản phẩm làm ra chưa nhiều về chủng loại và chất lượng còn thấp, mặt khác, do tồn tại quá lâu trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường tuy có nhiều chuyển biến, nhưng vẫn còn một bộ phận xã viên nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, chưa hội nhập vào tiến trình phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới cơ cấu kinh tế, chưa tính toán đến hiệu quả, một số hộ xã viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thanh toán các khoản nợ vật tư, giống, thủy lợi phí làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của HTX.

. Ngoài ra, hầu hết các hợp tác xã đều rất khó khăn về vốn hoạt động, chưa tiếp cận được nhiều với các tổ chức tín dụng, thiếu thông tin tư vấn về chính sách tín dụng và không có tài sản thế chấp

Vốn góp của xã viên ít, phần lớn vốn lưu động nằm trong công nợ đã làm hạn chế công việc tổ chức kinh doanh dịch vụ, HTX chỉ dừng lại làm dịch vụ ở một số khâu sx kinh doanh nông nghiệp, chưa mở mang được các ngành nghề khác nhau để tạo ra sự phong phú trong sx kinh doanh, cơ cấu cây trồng chuyển đổi còn chậm mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phân vùng nhưng vẫn còn một bộ phận chưa chấp hành dẫn đến giá trị trị thu nhập trên một đơn vị canh tác đạt chưa cao.

Việc điều hành của HTX còn thiếu khoa học chưa được sâu sát, kiểm tra chưa kịp thời, thiếu đôn đốc; cán bộ còn lỏng lẻo, ỷ lại, trình độ làm việc chưa cao, chưa năng động; sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.6.2 Nguyên nhân

Là một vùng thuộc miền Trung, nơi có khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm, mưa nhiều, lũ lụt, bão, thường xuyên xảy ra.

Địa bàn ba HTX nông nghiệp Hưng Nhơn, An Thơ, Phú Kinh trên địa bàn xã Hải Hòa là vùng đồng quê thấp trũng, nắng lắm, mưa nhiều nên việc mở mang các ngành nghề gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở vật chất của HTX còn thiếu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong lúc thu nhập của cán bộ, xã viên còn thấp, khả năng đóng góp cho HTX còn hạn chế, việc vay vốn ưu đãi của HTX còn gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện chuyển đổi theo Luật, một số xã viên còn thiếu tin tưởng vào mô hình chuyển đổi HTX , do đó chưa tự giác trong việc xây dựng HTX.

Cán bộ tham gia công tác quản lý HTX có những lúc chưa thực thi hết trách nhiệm của mình được phân công, chưa thực sự nhiệt tình với công việc, ngại khó do đó, việc tổ chức thực hiện kế hoạch, chủ trương, hiệu quả đạt chưa cao.

2.6.3 Bài học kinh nghiệm

- Kinh tế HTX nói chung và kinh tế dịch vụ HTX nói riêng chỉ phát triển khi người lao động tự nguyện tham gia đóng góp vốn, đóng góp sức để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội phát triển mà bản thân mỗi xã viên không làm được hoặc làm được nhưng kém hiệu quả,

- Cần sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp chính quyền, đây là vấn đề quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế dịch vụ HTX phát triển.

- Khi hoạt động kinh doanh phải căn cứ vào tình hình thực tế của các HTX, nhu cầu xã viên và các hộ gia đình ngoài HTX để lập kế hoạch thực tế xây dựng điều lệ, nội quy phù hợp.

- Phải có đội ngũ cán bộ có phẩm chất, nhiệt tình, có năng lực tổ chức kinh doanh dịch vụ và quản lý năng động, sáng tạo, dám ngĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, do đó, phải lựa chọ quy hoạch, có kế hoạch đào tạo bồi dường quản lý HTX.

- Có chế độ thù lao tương xứng với công việc, được đóng bảo hiểm xã hội để khi hết tuổi lao động, bảo đảm cuộc sống của bản thân khi về già.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh dịch vụ ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã hải hòa huyện hải lăng tỉnh quảng trị (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)