Đánh giá của xã viên về chất lượng các dịch vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh dịch vụ ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã hải hòa huyện hải lăng tỉnh quảng trị (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG

2.5 ĐÁNH GIÁ CỦA XÃ VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẢ CỦA CÁC KHÂU DỊCH VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP Ở XÃ HẢI HÒA

2.5.1 Đánh giá của xã viên về chất lượng các dịch vụ

HTX kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của hộ gia đình xã viên, vì vậy HTX phải cố gắng phục vụ tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho xã viên và cho chính HTX. Nhờ có nhiều loại hình dịch vụ của các HTX nông nghiệp mà nhiều công đoạn thủ công trong nông nghiệp được giảm bớt, năng suất tăng hơn nhiều lần so với việc không sử dụng các dịch vụ. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ nói riêng, chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, nó quyết định doanh thu cũng như hoạt động lâu dài của HTX.Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ, bên cạnh những gì đạt được vẫn còn nhiều tồn tại chưa tốt, chưa hiệu quả.

Để xem xét rõ hơn về chất lượng các loại hình dịch vụ của các HTX nông nghiệp ở xã Hải Hòa đã đáp ứng nhu cầu của xã viên hay chưa, tôi đã tiến hành điều tra 60 xã viên thuộc ba HTX là HTX nông nghiệp Hưng Nhơn, HTX nông nghiệp An Thơ và HTX nông nghiệp Phú Kinh trên địa bàn xã Hải Hòa. Qua sự đánh gía một cách khách quan của xã viên ta có thể thấy được chất lượng dịch vụ của các HTX.

Tiêu chí để đánh giá chất lượng các loại hình dịch vụ của các HTX được chia làm ba tiêu chí: Tốt, trung bình và kém.

Dịch vụ vật tư nông nghiệp:

+ Tốt (cung cấp nhanh chóng, đúng thời vụ, chất lượng tốt…)

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Trung bình (cung cấp còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu, …) + Kém(cung cấp không kịp thời vụ, chất lượng không đảm bảo, …)

Dịch vụ giống cây trồng

+ Tốt (cung cấp kịp thời, đúng yêu cầu, chất lượng tốt cho năng suất cao, …) + Trung bình (giống vẫn còn lẫn giống khác, hạt vẫn còn lép, …)

+ Kém (giống không đạt chất lượng, cho năng suất thấp, …)

Dịch vụ thủy nông, thủy lợi tưới tiêu

+ Tốt ( đảm bảo cung cấp nước kịp thời, đúng thời vụ, ổn định cho vụ gieo sạ cũng như khi thu hoạch, …)

+ Trung bình (đôi khi thiếu nước làm ảnh hưởng việc sản xuất, chưa vào nước kịp thời làm ảnh hưởng đến việc gieo sạ, …)

+ Kém (thiếu nước trầm trọng, ngập úng gây khó khăn cho việc sản xuất của bà con, …)

Dịch vụ làm đất

+ Tốt (đảm bảo yêu cầu, đúng lịch thời vụ, cày sâu, cày đều, cày đúng, …) + Trung bình (thỉnh thoảng không đúng lịch thời vụ, cày chưa đều, …) + Kém (chậm so với lịch thời vụ, cày qua loa, chưa đạt yêu cầu, …)

Dịch vụ bảo vệ thực vật

+ Tốt (dự báo về tình hình sâu bệnh kịp thời, chính xác, có biện pháp diệt côn trùng, sâu bọ phá hoại, …)

+ Trung bình (dự báo hơi chậm, gây ảnh hưởng đến năng suất, …)

+ Kém (dự báo không kịp thời, không chính xác, gây ảnh hưởng đến năng suất, …)

Dịch vụ bảo vệ nông

+ Tốt (tổ bảo vệ nông hoạt động đều, không để xảy ra tình trạng trâu băng, vịt phá …)

+ Trung bình (tổ bảo vệ nông hoạt động chưa thường xuyên, vẫn còn xảy ra tình trạng trâu băng, vịt phá…)

+ Kém (tổ bảo vệ nông chỉ hoạt động mang tính hình thức, đồng ruộng thường xuyên bị trâu băng, vịt phá…)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dịch vụ điều hành sản xuất

+ Tốt (đảm bảo đúng lịch thời vụ, có kế hoạch sản xuất từng vụ rõ ràng, kịp thời thông báo tình hình sản xuất đến xã viên…)

+ Trung bình (thỉnh thoảng chưa đảm bảo đúng lịch thời vụ và kế hoạch sản xuất từng vụ chưa rõ ràng…)

+ Kém (chậm so với lịch thời vụ, không lên được kế hoạch sản xuất một cách cụ thể, rõ ràng, không thông báo tình hình sản xuất đến với từng xã viên,…)

Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm

+ Tốt (tiêu thụ sản phẩm của hộ, vận chuyển nhanh, không ép giá, …)

+ Trung bình (có tiêu thụ sản phẩm của hộ, giá cả chưa phải chăng, thủ tục còn rườm rà, …)

+ Kém (không tổ chức thu mua sản phẩm của hộ).

Dịch vụ thú y

+Tốt (hoàn thành tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo định kỳ và đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra)

+Trung bình (có tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nhưng chưa đạt yêu cầu) +Kém (không tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm hoặc có tổ chức nhưng chỉ làm qua loa)

Dịch vụ đấu trưa ruộng,dồn ô đổi thửa

+Tốt (Việc tổ chức đấu thầu đảm bảo đúng nội quy, phân bổ rõ ràng về phần trả cho thôn, phần trích cho xã viên)

+Trung bình (Việc tổ chức đấu thầu có lúc còn chưa đảm bảo đúng nội quy, chưa phân bổ rõ ràng các khoản phải trả)

+Kém (việc tổ chức đấu thầu không đảm bảo đúng nội quy, các khoản phải trích và phải trả không được phân bổ rõ ràng)

Nhìn vào bảng 17, ta có thể thấy: Đánh giá của xã viên về chất lượng các loại hình dịch vụ, ta có những nhận xét sau:

Dịch vụ vật tư nông nghiệp: Có 75 % xã viên đánh giá tốt dịch vụ này của HTX, chỉ có 22,50% xã viên đánh giá trung bình và 2,50% xã viên đánh giá kém. Điều đó cho thấy, bên cạnh những mặt tốt của việc cung ứng vật tư như: Chất lượng tốt, cho xã viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng trước đến vụ thu hoạch mới thu tiền. Tuy nhiên, HTX vẫn còn gây một số bất lợi cho xã viên như: Thời gian chưa đảm bảo, cung cấp còn chậm, chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Đối với dịch vụ giống cây trồng:

Với 60 hộ được hỏi thì có 22 xã viên đánh giá tốt chiếm 36,67%, 37 xã viên đánh giá trung bình chiếm 61,67%, 1 xã viên đánh giá kém chiếm 1,67%. Điều này chứng tỏ chất lượng giống mà các HTX cung cấp giống cho xã viên còn chưa cao, vẫn còn lẫn giống lép, giống cho năng suất chưa cao,…

Đối với dịch vụ thủy lợi, tiêu úng:

Có 45/60 hộ đánh giá là tốt chiếm 75% trong tổng số hộ được hỏi, 13/60 hộ đánh giá trung bình chiếm 21,67 % do việc dẫn nước chưa đảm bảo, có khi còn thiếu nước làm ảnh hưởng tới năng suất, không có ý kiến đánh giá kém.

Đối với dịch vụ làm đất:

Với 60 hộ được hỏi thì có 40 hộ cho rằng tốt chiếm 66,67%, 17 hộ đánh giá trung bình chiếm 28,33, 3hộ đánh giá kém chiếm5%. Qua đó, ta thấy rằng, số hộ xã viên đánh giá chất lượng của dịch vụ ở mức tốt là lớn nhất. Sở dĩ như vậy là vì các HTX đã bố trí cày đúng lịch thời vụ, đúng kỹ thuật, cày sâu, cày đều, cày đúng.

Dịch vụ bảo vệ thực vật:

Các HTX thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, thông báo kịp thời đến bà con khi có dịch bệnh xảy ra để bà con xã viên có thể chủ động phòng tránh dịch. Với 60 hộ được hỏi thì có 20 hộ đánh giá tốt chiếm 33,33%, 36 hộ đánh giá trung bình chiếm 60%, 4 hộ đánh giá kém chiếm 6,67%. Qua đó, các HTX cần nâng cao chất lượng dịch vụ để bà con yên tâm sản xuất.

Dịch vụ bảo vệ nông (bảo vệ sản xuất):

Đối với dịch vụ này thì qua 60 hộ được hỏi thì có 19 hộ đánh giá tốt, chiếm 31,67%, 40 hộ đánh giá trung bình chiếm 66,67%, 1 hộ đánh giá kém chiếm 1,67%.

Điều này cho thấy, các HTX vẫn chưa thực sự làm tốt dịch vụ này, vẫn còn để xảy ra tình trạng trâu băng, vịt phá, khiến các hộ xã viên chwan thực sự yên tâm sản xuất.

Dich vụ điều hành sản xuất:

Với 60 hộ được hỏi thì có 47 hộ đánh gía tốt chiếm 78,33%, 13 hộ đánh giá trung bình chiếm 21,67%, 0 hộ đánh giá kém. Sở dĩ như vậy là do các HTX NN đã điều hành sản xuất đảm bảo đúng lịch thời vụ, mang lại năng suất cao cho bà con xã viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 17: Đánh giá của xã viên về chất lượng các dịch vụ của các HTX nông nghiệp xã Hải Hòa

Các khâu dịch vụ

Đánh giá của xã viên Số hộ

được hỏi

Tốt Trung

bình Kém

Số

hộ % Số

hộ % Số

hộ %

1. Dịch vụ vật tư nông nghiệp 40 30 75 9 22,50 1 2,50 2. Dịch vụ giống cây trồng 60 22 36,67 37 61,67 1 1,67 3. Dịch vụ thủy lợi, tiêu úng 60 45 75,00 13 21,67 2 3,33

4. Dịch vụ làm đất 60 40 66,67 17 28,33 3 5,00

5. Dịch vụ bảo vệ thực vật 60 20 33,33 36 60,00 4 6,67

6.Dịch vụ bảo vệ nông 60 19 31,67 40 66,67 1 1,67

7. Dịch vụ điều hành sản xuất 60 47 78,33 13 21,67 0 0

8. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 20 0 0 5 25,00 15 75,00

9. Dịch vụ thú y 60 28 46,67 28 46,67 4 6,67

10. Dịch vụ đấu trưa ruộng, dồn ô đổi thửa

20 14 70,00 5 25,00 1 5,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm:

Chỉ có HTX NN Hưng Nhơn có hoạt động trong dịch vụ này, tuy nhiên việc tổ chức thu mua chưa được thực hiện một cách đồng bộ, mức giá thu mua chưa cao. Do vậy, với 20 hộ được hỏi thì không có hộ nào đánh giá tốt, chỉ có 5 hộ đánh giá trung bình chiếm 25%, 15hộ đánh giá kém chiếm 75%.

Dịch vụ thú y:

Với 60 hộ được hỏi thì có 28 hộ đánh gía tốt chiếm 46,67%, 28 hộ đánh giá trung bình chiếm 46,67%, 4 hộ đánh giá kém chiếm 4,67%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dịch vụ đấu trưa ruộng, dồn ô đổi thửa:

Với 20 hộ được hỏi thì có 14 hộ đánh gía tốt chiếm 70 %, 5 hộ đánh giá trung bình chiếm 25%, 1 hộ đánh giá kém chiếm 5%.

Qua sự nhận xét, đánh giá của các xã viên về chất lượng hoạt động dịch vụ của các HTX thì ta thẩy rằng, các ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ ở mức trung bình vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, vẫn còn ý kiến đánh giá ở mức kém. Do đó, các HTX cần phải tập trung hơn nữa vào việc thực hiện và nâng cao các dịch vụ của mình, quan tâm xem xét để có những đổi mới và lựa chon đầu tư các dịch vụ mà người nông dân cần. Bên cạnh đó, HTX cần phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường đồng thời đảm bảo lợi ích cho xã viên, thể hiện tinh thần trách nhiệm của HTX để nâng cao hơn nữa uy tín và chất lượng của mình. Từ đó sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, làm cho bộ mặt nông thôn ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh dịch vụ ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã hải hòa huyện hải lăng tỉnh quảng trị (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)