CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Việc làm, thu nhập của lao động nữ nông thôn Việt Nam
Chođến nay, gần 72,56% dân số của cả nước ở nông thôn. Dân cư nước ta chủ yếu là nông dân, sống ở nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Xã hội nông thôn đang diễn ra quá trình biến đổi vô cùng mạnh mẽ và phụ nữ nông thôn - chủ thể chính của nông thôn, đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Trong cơ cấu dân số, gần 80% phụ nữ Việt Nam sống ở nông thôn. Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng người phong phú, đa dạng gồm những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau và sinh sống ở những vùng nông thôn khác nhau. Họ hoạt động ở mọi ngành nghề, kể cả những ngành nghề mà tính chất công việc nặng nhọc và độc hại.
Theo thống kê, lao động nữ nông thôn chiếm 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (riêng nông nghiệp, lao động nữ chiếm 56,29%) và họhiện đang sản xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp. Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một trong hai chủ kinh tế quan trọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình.
Do tác động mạnh mẽ của CNH, HĐH phụ nữ nông thôn đang có sự biến đổi không chỉ về vị trí, vai trò mà cả về qui mô, cơ cấu và tính chất. Trên thực tế, dòng
Trường Đại học Kinh tế Huế
chảy lao động từ nông thôn đến các đô thị, khu công nghiệp, trung tâm kinh tế của cả nước thời gian qua đã làm thay đổi tương đối toàn diện đội ngũ lao động nông thôn.
Phụ nữ nông thôn hiện không chỉ là người lao động chính trong sản xuất mà còn là người ra các quyết định, chăm sóc gia đình và tham gia hoạt động cộng đồng, là người sản xuất chính các sản phẩm lương thực, thực phẩm nuôi sống gia đình.
Cùng với quá trình CNH, HĐH mạnh mẽ hiện nay, lao động nữ nông thôn đang từng bước chuyển đổi việc làm của mình, từ đó sẽ làm biến đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của gia đình.Đó là, tỷ lệ hộ kinh tế thuần nông giảm và hộ hỗn hợp, đa ngành nghề sẽ tăng, tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm và tỷ lệ lao động nữ tham gia các ngành nghề thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp và công nghiệp ngày càng tăng.
Xu hướng biến đổi trong thời gian tới là phụ nữ nông thôn sẽ ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường lao động chung của cả nước, nhất là các ngành kinh tế như:
thương mại - dịch vụ, công nghiệp và du lịch ở ngay nông thôn hay ở các trung tâm kinh tế lớn.
Như vậy, trong quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH, lao động nữ nông thôn đang có những biến đổi mạnh mẽ. Hiện tại, phụ nữ nông thôn nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đang có vai trò và vị trí đặc biệt trong đời sống KT, XH ở nông thôn.
Biến đổi của lao động nữ nông thôn đang diễn ra theo ba xu hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng lao động nữ nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của thời kỳ mới.
Thứ hai, từng bước chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Thứ ba, chủ động, tích cực tham gia thị thị trường lao động (TTLĐ) quốc tế (cả trong nước và nước ngoài).
Lao động nữ nông thôn có một số ưu điểm: chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động nông thôn; là dạng lao động đa năng (có thể đồng thời làm tốt ở nhiều lĩnh vực: SX, KD, nội trợ, nuôi dạy con, chăm sóc người già, người ốm, tham gia quản lý, lãnh đạo xã hội và cộng đồng…); có mặt ở mọi loại hình lao động trong đời sống xã hội nông thôn; lao động nữ vượt trội về sự dẻo dai, bền bỉ, chăm chỉ, cần cù, kiên
Trường Đại học Kinh tế Huế
các qui định của người sử dụng lao động và của đặc trưng ngành nghề; phù hợp với những việc làmổn định có thu nhập chắc chắn, đều đặn.
Tuy vậy, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, lao động nữ nông thôn có nhiều bất lợi không chỉ so với lao động nam giới mà cả lao động nữ ở các đô thị, các vùng công nghiệp. Mặc dù, đối với lao động nữ thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém…
nhưng nhìn chung thu nhập của họ thường thấp, không ổn định, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều áp lực và thường không được bảo hiểm. Hơn thế, trong điều kiện mở cửa và hội nhập, do tính chất thường phải gắn liền với gia đình của lao động nữ nông thôn nên họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời cơ để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở các đô thị hay các TTLĐquốc tế.
Trong điều kiện biến động về lực lượng lao động bất thường như hiện nay ở nông thôn và khi người phụ nữ nông thôn lạikhông phải là LLLĐ ưu tú trở thành chủ nhân chínhở nông thôn thì rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai người phụ nữ.
Do khối lượng công việc SX, KD quá lớn, công việc nội trợ gia đình quá nhiều, việc nuôi dạy con và chăm sóc người già, người ốm… không có người chia xẻ đã buộc người phụ nữ phải làm việc quá tải, không còn thời gian dành cho cá nhân mình.
Trước bối cảnh đó, phụ nữ nông thôn hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Có thể nêu một số thách thức chính sau:
- Do cùng lúc phải đóng nhiều vai trò, nhất là vai trò thay thế nam giới hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống KT, XH nông thôn nên dẫn đến một số hậu quả sau:
Lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe; đời sống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữ thường là người phải hy sinh bản thân mình trong sự nghèo khổ đó; phụ nữ không có điều kiện học tập, giao lưu, thụ hưởngcác giá trị văn hóa tinh thần… Vì vậy, trìnhđộ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu; Khi sức khỏe của người phụ nữ nông thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ.
- Do sức khỏe kém, trìnhđộ văn hóa thấp, sự hiểu biết xã hội hạn chế… phụ nữ nông thôn sớm muộn sẽ rơi vào các tình trạng sau: tự ti, mặc cảm, không hòa nhập
Trường Đại học Kinh tế Huế
được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống KT, XH, từ đó từng bước xa rời quá trình CNH, HĐH; chất lượng lao động kém không đáp ứng được nhu cầu về việc làm của CNH, HĐH; không có điềukiện, khả năng tham gia TTLĐ ở các đô thị, các khu công nghiệp và TTLĐ quốc tế; từng bước mất dần vai trò và vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hoạt động quản lý, lãnhđạo, cộng đồng ở nông thôn.
- Do những thách thức nêu trên, cùng với quá trình vợ, chồng do phải bươn chải kiếm sống thường xuyên xa nhau nên những tác động tiêu cực của xã hội trong điều kiện hiện nay có thể dẫn đến nguy cơ ly hôn tăng cao, đời sống người phụ nữ.