Về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nữ ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến giải quyết việc làm ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Đông Hàlà mộtthành phố trung tâm của tỉnh, nằm ở ngã ba Quốc lộ 1A và Quốc lộ9, Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội và thương mại của tỉnh Quảng Trị.

Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đôHà Nội - thành phố Hồ Chí Minhvà Quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trụchành lang kinh tế Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để PTKT, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.

Đông Hà gồm 9 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang và Đông Thanh vớidiện tích tự nhiên là 72,9587 km2(năm 2011).Đông Hà cách thành phốHuế66 km, cáchĐồng Hới 100 km.

Địa giới hành chính thành phố Đông Hà gồm phía Đông và Nam giáp huyệnTriệu Phong, phía Tây giáp huyện Cam Lộ, phía Bắc giáp huyệnGio Linh và huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83km về phía Tây.

Địa hình

Địa hình của Đông Hà có đặc trưng về mặt hình thể như là một mặt cầu mở rộng ra hai phía Nam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình hơi nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông. Các vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp xen giữa là các khe. Lãnh thổ Đông Hà gồm có hai dạng địa hình cơ bản sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên với hơn 3.000 ha, có độ cao trung bình 5 - 100m. Với địa hình này sẽ thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng. Xen kẻ giữa những gòđồi là những hồ đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí, tạo ra một cảnh quan đô thị đẹp, đa dạng. Trên thực tế, địahình này với PTKT trang trại đã tạo việc làm cholượng lớn lao động trong nông thôn có nhu cầu việc làm, PTKT hộ gia đình. Thành phố hiện có một số trang trại thực sự quy mô, phát triển có định hướng đang thu hút nhiều lao động, đặc biệt lao động nữ. Bên cạnh đó, việc phát triển các khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, các hồ đập như: công viên sinh thái Cọ Dầu, hồ Khe Mây…vừa đảm bảo phát triển KT, XH, vừa làm cho môi trường thêm sạch đẹp, phát triển cảnh quan đô thị.

- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên. Về thổ nhưỡng, đất ở đây được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồnglúa, hoa, rau màu...). Do địa hình thấp trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bãođồng thời hạn hán, thiếu nước về mùa hè,ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Với địa hình đồng bằng, tuy diện tích đất nông nghiệp còn hạn chế và chịu tác động xấu từ thiên nhiên nhưng phần lớn diện tích đất đều sử dụng có mục đích và khá hiệu quả. Đông Hà đang chuyển đổi dần diện tích đất trồng lúa thiếu hiệu quả sang canh tác nhiều loại cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu như: trồng hoa, rau màu,… đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại thu nhập cao vàổn định hơn, tạo điều kiện việc làm cho nhiều lao động.

Với vị trí địa lí thuận lợi, thành phố Đông Hà có nhiều cơ hội để PTKT với nhiều ngành nghề SX, KDtrong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nằm ở vị trí địa lí kinh tế chiến lược với nhiều trục giao thông quan trọng, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây,Đông Hà thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán, dịch vụ với nhiều địa phương khác trong tỉnh, trong nước và cảquốc tế, tạo điều kiện mở rộng sản SX, KD và thu hút nhiều lao động trong và ngoài thành phố,

Trường Đại học Kinh tế Huế

thụ lượng lớn hàng hóa từ cửa khẩu quốc tếLao Bảo, tạo việc làm và thu hút nhiều lao động nữ trong thành phố. Cùng với đó, sự năng động của một thành phố trẻ Đông Hà đang dần PTKTtheo định hướng CNH, HĐH với nhiều loại hình dịch vụ, phát triển công nghiệp với khu công nghiệp Nam Đông Hà làtrọng điểm.

Tuy vậy, trong quá trình phát triển của mình,Đông Hà cần khắc phục hơn nữa những khó khăn từ thiên taiảnh hưởng đến nông nghiệp và người lao động nông thôn, khó khăn trong quy hoạch, giải phóng mặt bằng, hệthống giao thông,… để thành phố phát triển thuận lợi hơn với những mục tiêu, định hướng của mình.

2.1.1.2. Đặc điểm khí hu, thủy văn

Khí hậu của Đông Hà thuộc hệ khí hậu nhiệt đới ẩm với đặc trưng làgió Lào(gió Phơn Tây Nam)ở Quảng Trị nói chung vàở Đông Hà nói riêng.

Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực hẹp củaduyên hải miền Trung, mang đặc điểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía Đôngdãy núi Trường Sơn. Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu ở đây chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưavà mùa khô nóng.

Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về đến tận đèo Hải Vân vì vậy ở khu vực Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh so với các vùng phía nam. Tuy nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 đến 20ngàymưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng vàảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân ở địa phương.

Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão. Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng.

Nói chung, khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết của Đông Hà thường gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân; hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè.

Với điền kiện khí hậu, thủy văn như vậy đãảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt những loại cây trồng, vật nuôi nhạy cảm

Trường Đại học Kinh tế Huế

với thời tiết. Khí hậu phân chia thành 2 mùa rõ rệt kèm theo hạn hán, lũ lụt,... đã ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, thâm canh, chuyên canh và sự ổn định trong sản xuất, thu nhập của người dân. Tuy vậy, lũ lụt diễn ra hàng năm đã mangđến lượng phù sa cho đất canh tác nông nghiệp thêm màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng: lúa, hoa màu, cây thực phẩm,… Đối với người lao động, sự thất thường của thời tiết khiến cho họ mất đi sự chủ động trong công việc, ngoài tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, người lao động còn đối mặt với việc thất thu, nhiều cơ sở SX, KD phải tạm ngừng vì thời tiết, thiếu nguyên liệu; hoạt động dịch vụ bị ngừng trệ, làm cho người lao động khó khăn hơn trong công việc và thu nhập. Cùng với đó, thiên tai diễn ra hàng năm đã phá hủy nhiều hệ thống giao thông, dịch vụ, cơ sở vật chất khiến cho hoạt động giao thông, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đếnphát triển KT,XH thành phố.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Thổ nhưỡng.

Đất đai của Đông Hà bao gồm các loại đất chủ yếu như:

- Đất Feralit vàng trên sa phiến (Ps) có diện tích 1.000ha, chuyên trồng lúa và hoa màu. Đây là loại đất chiếm tỷlệlớn và có giá trị kinh tế, phân bốtập trung ởvùng đồi phía Tây và phía Tây Nam thành phố. Diện tích đất này chiếm khoảng 3.500ha, chủyếu thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

- Đất phù sa bồi (Pb): Là loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất và có ý nghĩa kinh tế phân bố chủ yếu ở các vùng khu vực triền sông Hiếu, sông Vĩnh Phước. Tổng diện tích khoảng 500 ha. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp trong vùng.

- Đất phù sa Glây (Pg): Phân bố rãi rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc các phường Đông Thanh, ĐôngGiang) có độphì không cao.

- Đất cát pha là loại đất phù hợp cho những cây trồng như: lạc, sắn,…

Tổng diện tích đất nông nghiệp được sửdụng năm 2011 là 2740,1 ha. Tuy diện tích đất được sử dụng trong sản xuất không nhiều nhưng với chủng loại đất khá đa dạng thành phố đã và đang tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhằm tạo thêm việc làm hàng năm cho đội ngũ lao động, tăng thu nhập,ổn định cuộc sống và công việc cho người dân.

Khoáng sản.

Nguồn khoáng sản ở Đông Hà nhìn chung nghèo, chủ yếu gồm có đất sét làm gạch ngói nhưng trữ lượng không lớn lại phân bố rãi rác ở các phường Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và phường 2.Việc khai thác không thể thực hiện trên diện rộng và có quy mô lớn.Một số cuộc nghiên cứu và khảo sát cho biết trên đất Đông Hà có quặng sắt ở đồi Quai Vạc (km 6 và km 7), sắt ở đường 9 (gần trung tâmthành phố), tuy nhiên trữ lượng này không thể khai thác do ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, địa chất ở thành phố.

Với lượng khoáng sản nghèo nàn đã tạo nhiều khó khăn nguyên liệu đầu vào cho SX, KDcho các cơ sở, doanh nghiệp ở thành phố. Đa số nguyên liệu cho chế biến, sản xuất thành phố đều phải nhập ở thị trường bên ngoài, đó là một hạn chế khiến những nhà đầu tư còn cân nhắc khi đầu tư vào thành phố, ảnh hưởng gián tiếp đến cơ hội việc làm cho lao động thành phố.

Nguồn nước.

Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đều trên thành phố. Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói Sòng và hàng chục khe suối, các hồ chứa, Đông Hà còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản như: hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn. Đông Hà còn là nơi có sông Cam Lộ chảy qua. Hệ thống hồ đập ở thành phố là tiềm năng lợi thế để đầu tư xây dựng hình thành các cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh thái. Với nguồn nước ổn định, thành phố có điều kiện để phát triển nông nghiệp, hệ thống tưới tiêu luôn được đảm bảo giúp người lao động yên tâm hơn trong hoạt động sản xuất, mở rộng quy mô của mình.

Nguồn nước trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, dịch vụ được đảm bảo là cơ sở để các hoạt động kinh tế phát triển thêm lâu dài,ổn định.

Thành phố Đông Hà không tiếp giáp với bờ biển, các con sông có lưu vực nhỏ nên tiềm năng đánh bắt tự nhiên không đáng kể. Hiện tại, thành phố đang phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

chuyển đổi cơ cấu đất đai một số vùng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đây cũng là một trong những định hướng có khả năng PTKT trên địa bàn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 151,7 ha với bình quân tổng sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm là 471 tấn.

Rừng, cảnh quan môi trường.

Hệ thống rừng ở Đông Hà chủ yếu hiện nay là rừng trồng và rừng tái sinh.

Rừng của thị xã ngoài ý nghĩa về kinh tế còn là góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước chống xói mòn và tạo cảnh quandu lịch sinh thái.

Đông Hà có nhiều cảnh quan đẹp với những đồi núi, sông ngòi, rừng cây và địa hìnhđa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thành một đô thị có một nét đặc trưng riêng vừa mang tính lịch sử truyền thống vừa có tính hiện đại theo xu thế hội nhập, giao lưu, hợp tác, phát triển với cả nước, khu vực và quốc tế. Môi trường hiện tạicủa thành phố Đông Hà khá trong lành, ô nhiễm môi trường chưa gây ảnh hưởng đáng kể trên phạm vi rộng và đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, hoạt động sản xuất ngày càng phát triển, trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, chưa được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh nên tình trạng ô nhiễm cục bộ đã xuất hiện ở một số nơi như: điểm nút các tuyến giao thông, các trung tâm thương mại, vùng phụ cận, các xí nghiệp, nhà máy bắt đầu có những dấu hiệu đáng quan ngại, nhất là vấn đề nước thải, rác thải. Hệ thống cống rãnh thoát nước đô thị chưa được hoàn thiện, nước thảisinh hoạt và nước thải từ các hoạt động SX, KDvẫn còn tình trạng thoát tự do qua các khe mương tự nhiên và dẫn ra các con sông, khe suối, hồ đập tự nhiên... gây ô nhiễm cục bộ ở các khu dân cư và ảnh hưởng đến môi trường chung của thành phố.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nữ ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)