Một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nữ ở thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nữ ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 74)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nữ ở thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Phát triển kinh tếnhằm tạo việc làm

3.2.1.1. Đẩy mạnh tăng trưởng, phát trin kinh tếto nhiu vic làm mi Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là giải pháp chung nhất để giải quyết việc làm cho lao động nữ nói riêng và lao động trong nền kinh tế nói chung. Kinh tế tăng trưởng và phát triển là cơ hội để lao động tìm kiếm hoặc chuyển đổi công việc theo nguyện vọng nhằm ổn định công việc, tăng thu nhập cho cuộc sống. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội cần chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch phát triển KT,XH của thành phốnhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động nữ.

3.2.1.2. Đẩy mnh chuyn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thu hút các doanh nghip trong và ngoài Tnh, các doanh nghiệp nước ngoài

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là là định hướng kinh tế phù hợp với quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH và xu thế hội nhập với thế giới. Ở thành phố Đông Hà hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đất nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp, tỷ trọng đónggóp của nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ có những chuyển biến tích cực, ngày càng thu hút lượng lớn lao động của thành phố

Trường Đại học Kinh tế Huế

đặc biệt là lao động nữ. Với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là khu công nghiệp nam Đông Hà đã thu tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động nữ trong công việc và thu nhập. Đông Hà cần phát huy lợi thế vốn có về vị trí chiến lược về kinh tế và sự năng động của mình để thu hút đầu tư trong, ngoài Tỉnh và cả đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong thời gian tiếp theo, thành phố cần chủ động hơn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng, tạo điều kiện về giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lí để các doanh nghiệp trong, ngoài Tỉnh và các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn đầu tư tạo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động nữ.

3.2.1.3. Đa dạng hóa các loi hình sn xut, kinh doanh

Mởrộng nhiều loại hình SX, KDlà cơ hội để lao động nữchủ động tiếp cận với việc làm. Với điều kiện dân số, KT, XH khá thuận lợi thành phố Đông Hà nên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút người lao động nữ và phát triển nhiều loại hình dịch vụ khác nhau: dịch vụ ăn uống, thông tin, làm đẹp,… Để đa dạng SX, KD bản thân lao động nữphải chủ động tìm hiểu công việc, nắm bắt nhu cầu thịthị trường, năng động, sáng tạo và mạnh dạn với ý tưởng, mong muốn của mình.

3.2.2. Xã hội hóa vấn đềviệc làm

Việc làm là vấn đềquan trọng của xã hội, quyết định đến phát triển KT, XH của địa phương. Các cấp, các ngành, các đoàn thể, từng địa phương, gia đình và cá nhân người lao động nữphải tích cực, nỗ lực giải quyết, không trông chờ,ỷlại. Cần ý thức sâu sắc để có cơ chế sử dụng sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ.

3.2.3. Đẩy mạnh giáo dục đào tạo và dạy nghề cho lao động nữ

3.2.3.1. Đẩy mnh công tác tuyên truyn nâng cao nhn thc vhc ngh vic làm; v chủ trương, chính sách của Đảng và pháp lut của Nhà nước đối vi dy nghvà vic làm cho phn

- Hội liên hiệp phụnữcác cấp có kếhoạch truyền thông vềvai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ trong chương trình tuyên truyền vận động của Hội; khuyến khích phụ nữ chủ động tham gia học nghề, tăng cường công tác tuyên truyền đối với phụ nữ, cộng đồng và các cơ sở dạy nghề nhằm

Trường Đại học Kinh tế Huế

nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm về học nghề, việc làm và thu hút lao động tham gia học nghề.

- Phối hợp tuyên truyền qua các kênh thông tin chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và việc làm để lao động nữ biết và tích cực tham gia học nghề, chủ động tìm kiếm học nghềvà tạo việc làm.

- Phối hợp tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin về các đơn vị, cá nhân có thành tích dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; lao động nữgiỏi nghề và tham gia học nghề đạt hiệu quảcao nhằm khuyến khích sựtham gia của xã hội trong dạy nghề, tạo việc làm cho phụnữvà khuyến khích phụnữtích cực học nghề.

3.2.3.2. Tăng cường s tham gia ca các cp Hi liên hip ph n, công đoàn các cấp trong xây dựng, đề xut lut pháp, chính sách và giám sát vic thc hin lut pháp, chính sách vhc nghvà to vic làm cho phn

-Tham gia đềxuất, góp ý các văn bản pháp luật, chính sách dạy nghề, học nghề liên quan đến phụnữ; đềxuất các phương án bảo đảm quyền lợi lao động nữ.

- Tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của phụ nữ, tác động của các các chính sách đối với việc học nghề, việc làm của phụ nữ để than gia xây dưng cơ chế, kếhoạch hỗtrợ phụnữhọc nghề, tạo việc làm hàng năm.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho phụnữ trong các giai đoạn 2012 – 2015 được quy định tại quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/2/2010 của Thủ tướng chính phủ.

3.2.3.3. Đẩy mnh công tác htrphnhc ngh, to vic làm

- Đào tạo các nghềmới thu hút nhiều lao động nữ: dịch vụ gia đình, chăm sóc trẻtại nhà, chăm sóc thẩm mỹ,…

- Đa dạng hóa phương thức phối hợp đào tạo: dạy nghềchính quy và dạy nghề thường xuyên; chú trọng đào tạo nghềmới xuất hiện trên TTLĐthu hút nhiều lao động nữ, phù hợp đặc điểm lao động nữ, nghềphù hợp với từng đối tượng lao động nữ; liên kết, phối hợp tổchức dạy nghề cho lao động nữngay tại doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổhợp tác và tại cộng đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở.

- Xây dựng các tổ vay vốn, đẩy mạnh việc tín chấp với các ngân hàng (Chính sách xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…), huy động sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng, phát triển SX, KD, giải quyết việc làm cho lao động nữ.

- Vận động, liên kết để hỗ trợ phụ nữ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm từcác làng nghề, cơ sởSX, KD do phụnữlàm chủ.

3.2.3.4. Nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ Hi các cp về công tác tư vn nghề, tư vấn gii thiu vic làm

- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực tư vấn nghề, giới thiệu việc làm, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách dạy nghề cho lao động nữcủa cán bộHội các cấp.

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, hợp tác đểdạy nghềcho phụnữ.

3.2.3.5. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thc hiện các chương trình, đề án htrphnhc ngh, to vic làm

- Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá đềán.

- Tổchức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án hàng năm, giữa giai đoạn và cuối giai đoạn.

- Báo cáo đáng giá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung của đề án; tình hình quản lí và sửdụng ngân sách của đề án choỦy ban Nhân dân thành phốvà các phòng, ban ngành cơ quan liên quan.

3.2.4. Giải pháp vềthị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tạo việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Thị trường đầu ra ổn định là động lực để người lao động yên tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề, việc làm của mình. Nông nghiệp trên địa bàn thành phố đang chú trọng phát triển theo chiều sâu, thu hẹp dần chiều rộng nhưng khó khăn vềthị trường đầu ra vẫn tồn tại trong thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

đặt hàng hoặc thu mua với giá thấpảnh hưởng đến thu nhập và tái sản xuất của người dân. Vì vậy chính quyền địa phương nên có các chính sách đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, từ đó thu hút nguồn lao động, đặc biệt là lao động nữtrong nông thôn. Bên cạnh đó, thành phốcũng nên hoàn thiện thêm hệ thống giao thông nông thôn để thuận tiện hơn trong việc đi lại và phát triển các dịch vụgắn liền với các sản phẩm làm ra trong nông nghiệp. Đối với bản thân các doanh nghiệp SX, KD, người lao động phải chủ động nắm bắt thông tin thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để tìmđầu ra cho sản phẩm, cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,… Để thị trường đầu ra thêm rộng rãi và có tính cạnh tranh, các cơ sở SX, KD nên tìm hiểu cả thị trường trong và ngoài tỉnh, thậm chí cả thị trường nước ngoài. Thành phố Đông Hà có vịtrí kinh tếthuận lợi, đó là điều kiện cần khai thác đểtiêu thụsản phẩm làm ra, mởrộng thêm SX, KD, tăng thu nhập cho người lao động.

Với TTLĐ nói chung, lao động nữ cần nắm bắt tốt nhu cầu sử dụng lao động trên thị trường nhằm có sự chuẩn bị phù hợp với yêu cầu công việc, khả năng và nguyện vọng lao động của mình. Chính quyền địa phương nên có các chính sách hỗ trợ lao động nữ tìm kiếm việc làm, bảo vệ lợi ích cho lao động nữ tiến tới bình đẳng giới trong lao động, giúp lao động nữ có việc làm phù hợp với chuyên môn và điều kiện tâm sinh lý. Hội liên hiệp phụ nữ thành phố phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ lao động nữ từ đó có những đề xuất, phối hợp thực hiện các giải pháp nhằm tạo việc làm, thu nhập cho lao động nữ trên địa bàn. Bản thân lao động nữ cũng phải chủ động trong tìm kiếm công việc, luôn nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc, mởra có hội việc làm cho chính mình.

Như vậy, thông tin thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp, người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng điều chỉnh hoạt động SX, KD của mình theo nhu cầu thị trường. Vì vậy, cần có sựkết hợp thông tin từ các cấp chính quyền đến doanh nghiệp và người lao động để họchủ động hơn trong sản xuất, dựbáo được nhu cầu thị trường, mở rộng hoặc thu hẹp quy mô SX, KD. Thông tin thị trường lao động là cơ sở để người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp, đóng góp vào việc phát triển KT, XH của địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.5. Khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động nữ trong quá trình lao động

3.2.5.1. Nâng cao nhn thc vthc hin bình đẳng gii và chiến lược quc gia vstiến bca phn

Bìnhđẳng giới được hiểu là sựtôn trọng, tạo điều kiện cho cả nam và nữcùng phát triển, cùng nhau cống hiến nhiều nhất cho xã hội và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. Nội dung quyền bình đẳng giới của nước ta hiện đã có những tiến bộ vượt bậc, nhất là khi luật bình đẳng giới được đưa vào đời sống. Sự thể hiện rõ nhất về bình đẳng giới và cũng là điều đáng mừng nhất là trong giới doanh nhân ngày càng có nhiều nữ làm chủ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trong nhiều gia đình hiện đại và trí thức hiện nay, phụ nữcó quyền bình đẳng thật sự. Họ có điều kiện phát triển hết năng lực sở trường và được chia sẻcông việc gia đình. Thực tếcho thấy, trên tất cả mọi lĩnh vực, phụnữ đều có thểtham gia, thậm chíở một sốlĩnh vực, phụ nữ thực hiện tốt công việc hơn cả phái mạnh. Quyền được phát triển, phát huy năng lực nơi công sở của nữ giới là việc hoàn toàn đúng đắn. Mối quan hệ vợ chồng muốn bền vững và tốt đẹp, ngoài tình yêu còn cần một sựcông nhận bao gồm đánh giá đúng và tạo điều kiện phát huy năng lực của nhau. Bình đẳng giới không phải đề cao lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân, chối bỏcác chuẩn mực tốt đẹp của gia đình trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Điều này dẫn tới tình trạng đời sống gia đình hiện nay luôn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn với mức độ ngày càng phức tạp và diễn biến dưới nhiều hình thức.Tình trạng ngoại tình, kết hôn bất hợp pháp, bạo lực gia đình, ly thân, ly hônđang có chiều hướng gia tăng. Các kiểu sống gia đình không bình thường so với lối sống truyền thống đang nảy sinh và trở thành vấn đề xã hội nan giải như sống chung không kết hôn, không muốn sinh con, lối sống thử, sống độc thân hoặc kết hôn đồng tính mà hậu quảcủa nó để lại nhiều tiêu cực cho xã hội. Những tiêu cực này thường ảnh hưởng đến sựphát triển, tiến bộcủa phụnữcũng như ảnh hưởng tâm lí chung xã hội vềvai trò của phụ nữ trong đời sống KT, XH. Chính vì vậy, chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố nên có các chính sách bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Thành phố nên có các chính sách cụ thể nhằm bảo vệ, hỗ trợ người mẹkhi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều kiện để nam, nữchia sẻ công việc gia đình; áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới đồng thời khuyến khích cơ quan, tổchức, gia đình, cá nhân tham gia các họat động thúc đẩy bình đẳng giới.

Đối với bản thân phụ nữ, với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gáitrong gia đình, phụnữcần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các họat động về bình đẳng giới; phân công hợp lý, hướng dẫn và động viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻcông việc gia đình;

đối xử công bằng đối với các thành viên nam, nữ. Với vai trò là công dân, phụ nữvà hội viên phụnữcần xóa bỏtâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới của các cấp hội phụnữvì sựtiến bộphụnữ và các cơ quan, tổchức, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về bìnhđẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xửvềgiới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bìnhđẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổchức và công dân.

3.2.5.2. Quan tâm, nâng cao sc khỏe cho lao động n, cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích đội ngũ lao động n

Sức khỏe là vấn đề tiên quyết đến khả năng tìm kiếm, lựa chọn công việc đối với lao động nữ. Nâng cao sức khỏe cho lao động nữcũng là yêu cầu quan trọng tiến tới thực hiện bình đẳng giới trong lao động việc làm. Vì vậy, chính quyền thành phố, các công ty, xí nghiệp, cơ sở SX, KD cần có sự hỗ trợ về thu nhập cho gia đình, bao gồm cả phụ nữ và bà mẹ mang thai, những người không thể tham gia hoạt động kinh tế vì lý do sức khỏe hoặc do chức năng sinh học và trách nhiệm chăm sóc xã hội. Cần có chế độ phúc lợi gia đình, giúp họ trang trải các chi phí giáo dục cũng như bù đắp thiệt hại về kinh tế đối với hộ gia đình có bà mẹ không thể tham gia được vào TTLĐ. Cải thiện về tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, cần ưu tiên cho việc triển khai và tăng cường hiệu lực thực hiện pháp luật về laođộng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nữ ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)