CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm lao động nữ ở một số địa phương
Có nhiều địa phương đã xây dựng và thực hiện khá thành công các chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ, đáp ứng các nhu cầu khác cho lao động trong cuộc sống. Trên cơ sở so sánh, phân tích và tìm ra những tương đồng trong điều kiện tự nhiên, KT, XH dưới đâytôi xin lựa chọn các địa phương sau đểrút ra một sốkinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ởthành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
1.2.2.1. Kinh nghiệm ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Trong những năm trở lại đây, thành phố Đồng Hới đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách việc làm cho lao động nữ mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ năm 2006 đến năm 2009, trung bình mỗi năm có hơn 4.500 lao động được giải quyết việc làm. Đó là kết quả của những định hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT, XH của địa phương.
Thứ nhất,Đồng Hới phát triển ngành dịch vụ và xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa trong địa phương. Đây cũng là ngành có khả năng tạo nhiều việc làm cho số lao động dư thừa trong nông nghiệp, tạo việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe và
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thứ hai, chủ động di chuyển lao động từ nơi dư thừa đến nơi thiếu, cải thiện và cơ cấu lại nguồn lực lao động. Lao động thừa được di chuyển từ nơi có trình độ khai thác tương đối sang những vùng mà trình độ khai thác còn thấp, di chuyển lao động từ nơi đất hẹp người đông sang những nơi có nguồn lực nông nghiệp phi canh tác có giá trị khai thác lớn. Lao động trong nông nghiệp đã được chuyển dần vào thành phố làm công, kinh doanh buôn bán,… nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng của thành phố, thúc đẩy sự PTKT của cả thành thị và nông thôn, từng bước thực hiện chuyển CCLĐ.
Bằng những sự nổ lực của mình, hàng năm số lượng lao động nữ có việc làm của Đồng Hới đã tăng lên rõ rệt, giảm thiểu tỷ lệ lao động thất nghiệp.
Thứ ba, chủ động phát triển công nghiệp và du lịch đã tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho lao động nữ trong kinh doanh, buôn bán, dịch vụ nhà hàng, khách sạn,… Việc làm cho lao động nữ đã nhận được sự quan tâm của các cấp, ban nghành địa phương.
Đồng Hới đã hỗ trợ tốt cho lao động nữ học nghề, tìm công việc ổn định thu nhập. Hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã quan tâm nhiều hơn đến tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, từ đó có những động viên, khuyến khích, tư vấn cho họ trong việc làm và thu nhập.
Thứ tư, thực hiện tốt chính sách xuất khẩu lao động.Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động cũng là một trong những giải pháp mà thành phố đã lựa chọn cho lao động nữ có nguyện vọng viêc làm và thu nhập cao. Đây là giải pháp gắn liền với chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập chủ yếu trong khu vực nông thôn dư thừa lao động đã mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Xuất khẩu lao động đã đáp ứng được nhu cầu công việc, thu nhập của lao động nữ cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển KT, XH của Đồng Hới, giải quyết được sức ép căng thẳng về việc làm cho lao động thất nghiệp trong nông nghiệp.
1.2.2.2. Kinh nghiệm ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Để thực hiện giải quyết việc làm cho lao động, đăc biệt là lao động nữ phục vụ phát triển KT, XH của địa phương, Hương Thủy đã có nhiều giải pháp, chính sách cụ thể cũng như sự nỗ lực của đội ngũ lao động nữ ở địa phương.
Thứ nhất,Hương Thủyphát triển kinh doanh đa dạng, toàn diện các ngành nghề trên cơ sở mối quan hệ giữa tỷ lệ lao động và ruộng đất đồng thời căn cứ vào đặc điểm sản xuất theo thòi vụ nông nghiệp để di chuyển lao động nữ sang các ngành sản xuất
Trường Đại học Kinh tế Huế
khác, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho lao động nữ. Thị xã phát triển nông nghiệp mang tính khai thác, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ người dân đầu tư khai thác những vùng đất đai chưa canh tác để tăng thêm diện tích, mở rộng quy mô, tăng NSLĐ làm cho kinh tế hộ có động lực và chủ động hơn trong sản xuất. Cùng với quá trình CNH, HĐH đô thị hóa ở Hương Thủy đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển đã tạo nhiều việc làm phù hợp với sức khỏe, tâm sinh lí của lao động nữ mang lại thu nhập ổn định.
Thứ hai, giải quyết việc làm cho lao động theo hướng tập trung và quy mô. Với chính sách này, lao động nữ được tạo việc làm của thị xã tăng lên rõ rệt, lao động nữ đảm bảo cả về sức khỏe và chuyên môn, thu nhập của người lao động ngày một tăng lên. Trong những năm trở lại đây, khu công nghiệp Phú Bài phát triển đã tạo giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong thị xã cũng như lao động đến từ những nơi khác.
Thứ ba, chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nữ thuộc diện chính sách, tàn tật khả năng lao động bị hạn chế. Các đối tượng là lao động thanh niên, khuyết tật được thị xãđặc biệt quan tâm, khuyến khích và tạo việc làm kịp thời, giúp họ sớm hòa nhập với cuộc sống, tránh các tệ nạn xã hội. Hương Thủy hiện nay là địa phương có các chế độ, chính sách hỗ trợ tốt cho lao động nữ về sức khỏe, sinh hoạt tinh thần,…
Chính quyền địa phương và các chủ thể sử dụng lao động luôn quan tâm đến sinh hoạt, nhu cầu của người lao động từ đó có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích để lao động nữ tích cực hơn trong lao động, tăng NSLĐ.
Thứ tư, hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho lao động đặc thù như lao động nữ được thị xã đặc biệt quan tâm. Trong năm, thị xã luôn có chương trình tìm kiếm việc làm cho lao động, các lớp tập huấn cho cán bộ lao động để hỗ trợ công việc cho lao động nữ. Đào tạo nghề là giải pháp nâng cao chất lượng lao động nữ phục vụ phát triển KT, XH của địa phương, đưa lao động có cơ hội tìm kiếm việc làmở những địa phương khác và xuất khẩu lao động.
Bằng những giải pháp cụ thể đó, hàng năm thị xã đã giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động nữ, bản thân lao động nữ cũng dễ dàng và chủ động hơn trong tìm kiếm, thay đổi việc làm theo nguyện vọng của mình góp phần giải quyết nhiều vấn đề
Trường Đại học Kinh tế Huế