Định hướng, mục tiêu việc làm cho lao động nữ ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nữ ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.1. Định hướng, mục tiêu việc làm cho lao động nữ ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Định hướng

Lao động nữ là một lực lượng lao động đông đảo vào quan trọng trong phát triển KT, XH của thành phố Đông Hà. Trong thời gian qua và những năm tiếp theo, việc giải quyết việc làm cho lao động nữ là vấn đề được chú trọng trong giải quyết việc làm, phát huy vai trò của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội, đưa KT, XH địa phương ngày càng phát triển vững vàng hơn trong tiến trình CNH, HĐH. Tạo việc làm cho lao động nữ cũng là vấn đề cấp bách có tính chiến lược cho việc phát triển KT, XH của thành phố Đông Hà. Xuất phát từ yêu cầu đó, định hướng tạo việc làm cho lao động nữcủaỦy ban Nhân dân thành phốtập trung vào chủyếu vào:

- Là một thành phố trẻ, tỷlệ lao động nữtrong nông thôn còn khá cao, vì vậy thành phốchủ trương phát triển laođộng nữtrong nông thôn chú trọng vào chất lượng, phát huy các ngành nghề lợi thếcủa địa phương, đưa nông nghiệp phát triển có chiều sâu theo định hướng CNH, HĐH nông thôn, quy hoạch chi tiết vùng, chuyển dịch CCLĐ theo hướng giảm dần lao động trồng trọt sang lao động chăn nuôi và các ngành nghề khác; ưu tiên phát triển các nghành nghề mới mang lại năng suất lao động, thu nhập cao cho người lao động đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nhằm giảm thiểu áp lực khối lượng công việc cho lao động nữ và tăng NSLĐcũng như chất lượng sản phẩm làm ra.

- Đa dạng hóa việc làm theo xu hướng phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động nữ, tính chất công việc thường xuyên nhằm tạo việc làm và thu nhậpổn định cho lao động nữ. Bên cạnh đó cần phát huy các ngành nghềthế mạnh, đặc trưng của thành phố, đưa các sản phẩm làm ra thêm uy tín, chất lượng, thu hút khách hàng từ đó tạo động lực lao động cho lao động nữ. Việc phát triển đa dạng ngành nghềtrong các lĩnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

vực sản xuất, dịch vụ là cơ hội để lao động nữ tiếp cận với công việc, mở ra cơ hội việc làm cho lao động nữ để họ phát huy vai trò, tính sáng tạo trong các công việc có tính đặc thù cho lao động nữ.

- Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao năng lực sản xuất của kinh tế hộ. Kinh tế hộ gia đình vẫn là hình thức chủ yếu trong kinh tế trên địa bàn thành phố. Vì vậy, xuất phát từ kinh tế hộ làm cho lao động nữ dễ dàng làm chủ được vấn đề việc làm, tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở thành phố, vì vậy việc di chuyển dân cư, xây dựng vùng kinh tế mới, xây dựng các khu công nghiệp đang là xu thế hiện nay của thành phố nhằm tạo việc làm cho khối lượng đông đảo lao động nữ chưa cóviệc làm hoặc phải chuyển đổi ngành nghề từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ xuất phát từ yêu cầu khách quan và chủ quan. Cùng với đó, xuất khẩu lao động cũng là một định hướng cho lao động nữ có nguyện vọng công việc theo nhu cầu và thu nhậpcao.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Theo phương hướng và mục tiêu phát triển phát triển KT, XH của thành phố giai đoạn 2012- 2015, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản. Trước tiên, giải quyết việc làm nhằm tạo thu nhập cho lao động nữ, tạo cho họ có cuộc sống ổn định, phát huy được vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. Việc làm cho lao động nữ cần kết hợp đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động phù hợp với TTLĐ. Trong những năm tiếp theo phấn đấu giảm dần tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp hoặc chưa có công việc phù hợp nguyện vọng và chuyên môn.

Cần tạo việc làm đa dạng để lao động nữ tiếp cận dễ dàng hơn, khẳng định vai trò của phụ nữ trong các ngành nghề có tính đặc thù và khuyến khích lao động nữ xuất hiện nhiều hơn trong các lĩnh vực mà họ ít có cơ hội làm việc. Giải quyết việc làm cho lao động nữ cũng là mục tiêu để hướng tới xóa đói giảm nghèo, tạo bìnhđẳng giới trong công việc và nhìn nhận chủ quan của con người về vai trò của phụ nữ. Để lao động nữ có cơ hội việc làm hơn cần chú trọng công tác đào tạo nghề, góp phần đảm bảo quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ theo quy định của pháp luật; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ, tạo cơ hội để lao động nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, nâng cao vị thế của phụ nữ. Việc làm nói chung và việc làm cho lao động nữ nói riêng là yêu cầu cấp bách của địa thành phố hiện nay trongviệc phát triển KT,XH, giải quyết việc làm cho lao động nữ cần đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Xác định yêu cầu cấp bách và quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động nữ thành phố Đông Hà đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cần hướng tới nhằm giải quyết kịp thời và hợp lí nhu cầu việc làm và thu nhập của lao động nữ:

- Mục tiêu giải quyết việc làm của thành phố đến năm 2015 tỷlệ lao động nữ có việc làm đạt từ 88% trở lên. Đông Hà có lực lượng lao động trẻ dồi dào, trong đó lao động nữchiếm tỷlệcao, vì vậy ưu tiên của thành phốtrong thời gian tới là tạo việc làm và thu nhập cho lao động nữ thanh niên, giúp họ ổn định công việc, thu nhập và đây cũng là giải pháp giảm thất nghiệp, phòng chống các tệnạn xã hội đang rình rập giới trẻ, làm cho đối tượng này có định hướng rõ ràng, hợp lí về tương lai, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.

- Tiến hành thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” thành phố Đông Hà giai đoạn 2012– 2015 với tiêu hàng năm có trên 85% lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và việc làm. Hàng năm phối hợp với cơ sở dạy nghề và Trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh thực hiện tư vấn, đàotạo nghề cho trên 50% lao động nữtrên tổng số lao động được đào tạo,tạo việc làm mới cho trên 80% lao động nữ được đào tạo;

phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo nghề đạt từ 50% trở lên trên tổng số lao động được đào tạo, tỷlệ lao động nữcó việc làm sau khi học nghềtối thiểu đạt 50%.

- Giải quyết việc làm gắn liền với xóa đói giảm nghèo, phù hợp với quá trìnhđô thịhóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch CCLĐ, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, áp dụng khoa học kĩ thuật vào SX, KD,… Ngoài những ngành nghề có tính đặc thù cần khuyến khích, hỗtrợ lao động nữtham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghềkhác nhằm tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thực hiện các phương thức đào tạo nghề khác phù hợp với trìnhđộ của đối tượng được đào tạo. Đối với lao động trong nông nghiệp chủ trương dạy nghề lưu động tại các phường, dạy nghề ở nơi sản xuất, vườn, ao, chuồng, trang trại, các vùng trồng cây nguyên liệu chuyên canh… Khuyến khích, tạo điều kiện mặt bằng, hỗ trợ vốn,… cho các cơ sở SX, KD hoạt động nhằm thu hút được LLLĐ nữ chưa tìm kiếm được việc làm hoặc chuyển đổi công việc theo nhu cầu. Phụnữ trong độtuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộnghèo, hộcó thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ cho lao động nữ phát triển các nghành nghề dịch vụ, các công việc yêu cầu tính khéo léo thay vì tính chất công việc cần sức lực,…

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nữ ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)