I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giải thích được vì sao ở 1 số loài thực vật quả và hạt có thể phát tán xa.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát nhận biết, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs bảo vệ chăm sóc thực vật.
II. Phương pháp:
- Trực quan, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: chuẩn bị tranh: 34.1; mẫu vật: quả cho, ké, trinh nữ, bằng lăng, hoa sữa…
- Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị mẫu vật như GV.
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu các bộ phận chính của hạt ? Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt hạt 2 lá mầm ? cho Vd minh họa ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Cây thường sống cố định ở 1 chỗ nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy, yếu tố nào để quả và hạt phát tán được?
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Tìm hiểu các cách phát
tán của quả và hạt.
-Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị các mẫu vật của các nhóm: Nhận xét sự chuẩn bị của hs…
-Gv: Yêu cầu hs quan sát H: 34.1, kết hợp với mẫu vật đã chuẩn bị:
Thảo luận nhận xét cách phát tán của mỗi loại quả, hạt trên.
-Gv: Phát phiếu học tập cho hs (theo nhóm).
-Hs: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
…
-Gv: Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng làm b.t …
- Hs: Đại diện nhóm lần lược lên bảng làm b.t.
-Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung hoàn thành bảng chuẩn:
1. Các cách phát tán của quả và hạt.
(Nội dung bảng bài tập) Stt Tên quả-
hạt
Cách phát tán của quả- hạt
St t
Tên quả- hạt
Cách phát tán của quả- hạt
Nhờ gió
Nhờ ĐV
Tự p.tán
Nhờ gió
Nhờ ĐV
Tự p.tán
1 Quả chò x 6 Hạt
thông
x
2 Quả cải x 7 Quả đậu
bắp
x
3 Bồ công
anh
x 8 Quả
trinh nữ
x
4 Kế đầu
ngựa
x 9 Quả
trâm bầu
x
5 Quả chi chi x 1
0
Hạt hoa sữa
x H: Qua bảng b.t hãy cho biết những loại
quả, hạt thường có những cách phát tán nào?
Có 3 cách phát tán …
-Hs: Trả lời (khắc sau kiến thức cho hs).
-Gv: Nhận xét, bổ sung yêu cầu hs hoàn
thành bảng vào vở (phần nội dung).
-Gv: Chuyển ý: Các loại quả, hạt có các cách phát tán khác nhau, vậy đặc điểm của chúng giống hay khác nhau ta sẽ tìm hiểu ở phần 2…
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt.
-Gv: Yêu cầu hs quan sát lại H: 34.1, tìm hiểu các đặc điểm của các loại quả, hạt ….
-Gv: Treo bảng phụ, yêu cầu hs làm bài tập:
Đặc điểm thích nghi của cách phát tán quả,hạt.
Nhờ gió Nhờ ĐV Tự phát tán
-Hs : Hoàn thành bài tập, lần lượt lên bảng làm.
-Gv: Yêu cầu hs n.x. Đưa ra bảng chuẩn…
H: Vậy đ.đ của quả, hạt phát tán nhờ gió, động vật, tự phát tán là gì ? -Hs: Từ kiến thức bảng b.t rút ra kết
luận …
-Gv: Nhận xét, bổ sung…Cho hs liên hệ:
H: Con người có giúp cho việc phát tán của quả, hạt không? Bằng cách nào ?
Vận chuyển từ vùng này vùng khác …
H: Tại sao nông dân thường thu hoạch các loại đỗ khi quả mới già?
H: Sự phát tán có lợi gì cho ĐV ? con người ?
Tạo t.ăn, nơi ở cho ĐV, phát tán rừng…
2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt.
Đặc điểm thích nghi cách phát tán quả,hạt.
Nhờ gió
Nhờ ĐV Tự phát tán Quả có
cánh hoặc túm lông nhẹ.
Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng,
quả có
nhiều gai góc bám.
Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài.
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- GV: Sự phát tán là gì?
a/ Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió.
b/ Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật.
c/ Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống.
d/ Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.
- HS: c
- GV: Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật?
a/ Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc.
b/ Những quả và hạt có lông hoặc cánh.
c/ Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật d/ Câu a và c
- HS: d
5/ Hướng dẫn học ở nhà : - Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr112 - Nghiên cứu bài 35, trả lời các câu hỏi sau:
+ Những điều kiện nào cần cho hạt nẩy mầm?
+ Những hiểu biết về điều kiện nẩy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất ?
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 22 Ngày soạn: 7/1/2011 Tiết: 44 Ngày dạy: 9/1/2011