Lịch sử, tình hình giao khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất ở Công ty xây dựng mỏ hầm lò I-TKV và đánh giá sơ bộ về những kết quả đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác giao khoán chi phí của công ty xây dựng mỏ áp dụng cho công ty xây dựng mỏ hầm lò i tkv (Trang 41 - 53)

1.2. Tổng quan thực tiễn công tác giao khoán chi phí trong các Công

1.2.2. Lịch sử, tình hình giao khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất ở Công ty xây dựng mỏ hầm lò I-TKV và đánh giá sơ bộ về những kết quả đạt đ−ợc

đợc

1.2.2.1Lịch sử, tình hình giao khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất ở Công ty xây dựng mỏ hầm lò I – TKV.

Công ty xây dựng mỏ hầm lò I –TKV là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập

đoàn TKV, đ−ợc thành lập theo quyết định số 2579/QĐ-HĐQT ngày 30/10/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam với nhiệm vụ chính là thi công xây lắp các mỏ than hầm lò do Công ty mẹ là Tập đoàn TKV làm chủ đầu t−; thực hiện các hợp đồng xây lắp các công trình mỏ than hầm lò quan trọng thuộc các dự án cải tạo, mở rộng hiện có theo hình thức xây dựng – chuyển giao.

Năm 2008 là năm đầu tiên Công ty xây dựng mỏ hầm lò I- TKV thực hiện theo sự điều hành khoán chi phí của Tập đoàn TKV.

Nhìn chung, năm 2008 Công ty đã tổ chức ban hành các quy chế triển khai và tổ chức thực hiện công tác khoán chi phí đem lại hiệu quả, tiết kiệm

đ−ợc chi phí, gồm các quy chế sau:

- Quy chế công tác kế hoạch và khoán chi phí sản xuất kèm theo quyết

định số 589/QĐ-KHVT ngày 05/2/2008

- Quy chế quản lý tiền lương và thu nhập ban hành kèm theo quyết định số 391/QĐ-TCLĐ ngày 19/2/2008; số 1703/QĐ-TCLĐ ngày 21/6/2008

- Quy chế thực hiện dân chủ hoá ban hành kèm theo quyết định số 012/QĐ-TCLĐ ngày 05/1/2008

- Quy chế tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động trong công ty ban hành kèm theo quyết định số 2207/QĐ-VP ngày 11/8/2008

- Quy chế quản lý cán bộ ban hành kèm theo quyết định số 1320/QĐ- TCLĐ ngày 19/5/2008

- Quy chế đào tạo, bồi dưỡng, kèm cặp, thi nâng bậc và nâng bậc lương ban hành kèm theo quyết định số 766/QĐ-TCLĐ ngày 20/3/2008

- Quy chế kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo quyết định số 586/QĐ- BVTTr ngày 5/3/2008

- Quy chế tổ chức và hoạt động công tác thanh tra ban hành kèm theo quyết định số 072/QĐ-QS-TTr ngày 9/1/2008

- Quy chế thi đua khen thưởng ban hành kèm theo quyết định số 1241/QĐ- VP ngày 28/1/2009

- Quy chế th−ởng mục tiêu thi đua của công tác an toàn – bảo hộ lao

động ban hành kèm theo quyết định số 2655/QĐ-VP ngày 20/9/2008 Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đang áp dụng tại công ty:

Công ty ban hành tập định mức nội bộ trên cơ sở áp dụng tập định mức chuyên ngành xây dựng cơ bản ban hành kèm theo quyết định số 47/2001/QĐ-BCN ngày 24/10/2001 của Bộ công nghiệp; định mức ban hành kèm theo quyết định số 2034/QĐ- HĐQT của Tổng công ty than Việt Nam nay là Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam ngày 9/11/2004 và

định mức các ngành khác

Đối với các công việc ch−a có định mức chuẩn, Công ty thành lập hội

đồng định mức đi khảo sát, theo dõi thống kê và định mức thực tế tiêu hao làm cơ sở khoán chi phí.

Ph−ơng pháp giao khoán của Công ty:

+ Đối với phân x−ởng:

Quyết định số 589/QĐ-KHVT ngày 05/3/2008 của Giám đốc Công ty xây dựng mỏ hầm lò I –TKV về việc ban hành “Quy chế công tác kế hoạch và khoán chi phí sản xuất”. Nội dung của quy chế này đề cao tính thực tiễn và tập trung dân chủ. Hàng tháng từ ngày 25 đến ngày 27, ban giao khoán căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty để tổ chức dân chủ hoá kế hoạch và giao khoán chi phí sản xuất tháng sau cho từng phân x−ởng, có sự tham gia thống nhất của lãnh đạo phân xưởng. Cụ thể, trong công tác dân chủ hoá kế hoạch và giao khoán chi phí hàng tháng cho các đơn vị sản xuất chính phảI đề cập tới tất cả các công việc phụ trợ khác nh− sửa chữa, bảo d−ỡng thiết bị định kỳ, di chuyển lắp đặt thiết bị, thông gió, thoát nước hoặc dự kiến khối lượng phát sinh như mét lò sửa chữa, chống xén, bắc đường…vv nhằm một mặt định h−ớng đ−ợc nhiệm vụ cụ thể, mặt khác tăng c−ờng theo dõi và quản lý mọi

hoạt động sản xuất của phân xưởng, hạn chế tối đa khối lượng phát sinh nằm ngoài dự kiến.

Trên cơ sở mục tiêu khối l−ợng sản xuất đ−ợc dân chủ hoá hàng tháng và hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, ban giao khoán sẽ tính toán đủ các yếu tố chi phí giao ngay cho đơn vị sản xuất triển khai (hiện tại công ty

đang tiến hành giao khoán 4 yếu tố bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí tiền l−ơng, chi phí điện năng)

Đối với một số hạng mục công trình xây lắp ngoài mặt bằng và sửa chữa lớn tự làm, Công ty ra quyết định giao nhiệm vụ thi công và tổ chức ký hợp

đồng giao khoán nội bộ trước khi thi công làm cơ sở dự toán các công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc đã đ−ợc các A và chủ đầu t− phê duyệt.

Ph−ơng pháp tính giá thành giao cho các phân x−ởng:

Giá thành giao cho các phân x−ởng đ−ợc tính chi tiết theo các yếu tố chi phí trên cơ sở các chỉ tiêu công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả thị trường và các chế độ quy định của Công ty lập và điều chỉnh cho phù hợp với

điều kiện thực tế các đơn vị.

Ph−ơng pháp nghiệm thu, quyết toán chi phí cho các phân x−ởng:

Công tác nghiệm thu:

Công ty thành lập ban nghiệm thu sản phẩm do đồng chí phó giám đốc kỹ thuật làm trưởng ban và các phòng ban khác có nhiệm vụ và chức năng đã

đ−ợc giao tổ chức nghiệm thu sản phẩm cho phân x−ởng từ ngày 28 hàng tháng.

Công tác nghiệm thu đ−ợc tiến hành nhanh chóng, chính xác và thuận lợi trên cở sở phối kết hợp giữa phòng ban và phân x−ởng

+. Phân xưởng chuẩn bị đủ tài liệu bao gồm (bảng kê khối lượng thực hiện trong tháng, báo cáo xuất nhập tồn vật t−; báo cáo phân tích sử dụng vật t− cho từng hạng mục công trình, sổ theo dõi vật t− chi tiết, báo cáo nhân lực, bảng tổng hợp chia lương; báo ăn bồi dưỡng 611 + độc hai+ăn ca; báo cáo tiêu

hao điện năng; sổ nhật lệnh; các lệnh điều động, lệnh sản xuất đã đ−ợc giám

đốc ký duyệt

+ Khối lượng thực hiện trong tháng của phân xưởng được Quản đốc phân x−ởng tổng hợp báo cáo cho giám sát công trình tr−ớc ngày nghiệm thu.

+ Trên cở sở cập nhật số liệu th−ờng xuyên (qua quá trình đI hiện tr−ờng và ghi nhật ký công trình) cùng với báo cáo của quản đốc, các phòng ban chức năng chuẩn bị tr−ớc các thủ tục nghịêm thu.

+ Công tác nghiệm thu chỉ đ−ợc tiến hành khi có đầy đủ các tài liệu và phảI đ−ợc thống nhất ký ngay tại hiện tr−ờng.

Công tác quyết toán chi phí cho các phân x−ởng:

Căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu khối l−ợng hoàn thành trong tháng của các phân xưởng được Giám đốc ký duyệt, ban giao khoán lập lịch quyết toán chi phí cho các phân x−ởng. Nội dung quyết toán chi phí cho các các phân x−ởng

đ−ợc căn cứ trên kế hoạch giao khoán ban đầu, kế hoặch điều chỉnh, hồ sơ

nghiệm thu và định mức giao khoán nội bộ theo trình tự sau:

- Quyết toán theo từng yếu tố chi phí riêng biệt (riêng đối với nguyên vật liệu thì quyết toán riêng cho từng loại vật t− chính hoặc theo nhóm vật t−

phô)

- Quyết toán theo từng phần việc, hạng mục công trình.

- Quyết toán các yếu tố chi phí của đơn vị chỉ đ−ợc phép bù trừ các vật t−

tương tự trong nhóm sau khi đã quyết toán chi tiết cho từng yếu tố chi phí, từng hạng mục công trình. Các yếu tố chi phí đơn vị sử dụng v−ợt qúa hoặc tiết kiệm thấp hơn so với định mức giao khoán theo quy định:

- Nếu đơn vị sử dụng v−ợt định mức giao khoán sẽ bị trừ 100% giá trị lãng phí (trong đó ban quản đốc chịu 30%, công nhân tham gia trực tiếp chịu 70%.

- Nếu đơn vị sử dụng tiết kiệm so với định mức giao khoán sẽ đ−ợc cộng 50% giá trị tiết kiệm.

Quyết định số 799/QĐ-HL1 ngày 20/3/2010 của Giám đốc Công ty xây dựng mỏ hầm lò I –TKV về việc ban hành “Quy chế công tác kế hoạch và khoán chi phí sản xuất” thay thế cho Quy chế công tác kế hoạch và khoán chi phí sản xuất” ban hành kèm theo quyết định số 589/QĐ-KHVT ngày 05/03/2008 . Nội dung chính trong quy chế này quy định:

Nội dung của Quy chế mới này đ−ợc bổ sung và sửa đổi so với quy chế cò nh− sau:

Vẫn giao khoán 4 yếu tố chi phí (chi phí nguyên vật liêu; chi phí nhiên liệu; chi phí tiền lương; chi phí điện năng) đối với công trình xây lắp hầm lò và các công việc phụ trợ khác, tuy nhiên cho phép các đơn vị sản xuất đ−ợc tự mua các vật t− nhỏ lẻ có trong danh mục định mức vật t− nhỏ lẻ ban hành kèm theo quyết định số 3395/QĐ-HL1 ngày 21/11/2009.

Đối với một số hạng mục công trình xây lắp ngoài mặt bằng và công tác sửa chữa lớn tự làm: công ty ra quyết định giao nhiệm vụ thi công và tổ chức ký hợp đồng giao khoán nội bộ trước khi thi công trên cơ sở dự toán công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc đã đ−ợc duyệt.

+. Đối với bộ phận gián tiếp, phục vụ chung Công ty:

Công ty xây dựng hệ số giãn cách giao khoán tiền l−ơng theo từng chức danh đảm nhận công việc, giao khoán quỹ lương theo phòng, giao quỹ lương tháng cho bộ phận phục vụ chung của công ty.

Để làm tốt công tác giao khoán chi phí sản xuất trên, trong 2 năm 2008 và 2009 Công ty xây dựng mỏ hầm lò I - TKV đã triển khai một số biện pháp cụ thể nh− sau nhằm phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý chi phí giữa các phòng ban chức năng, công tr−ờng, phân x−ởng:

- Công tác kỹ thuật: Tìm hiểu áp dụng công nghệ đào lò mới và tổ chức sản xuất hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ đào lò, tăng năng suất lao động, giảm chí phí chung. Giám sát hiện tr−ờng, theo dõi và cập nhật th−ờng xuyên số liệu, lập biện pháp thi công, lập hộ chiếu khoan nổ mìn phù hợp, nhất là với

những đường lò có tiết diện lớn chưa có định mức và hộ chiếu thi công chuẩn.

Nâng cao chất l−ợng công tác kỹ thuật cơ bản đ−ờng lò, đẩy mạnh công tác nghiệm thu sản phẩm với bên A, thu hồi vốn nhanh.

- Công tác cơ điện: Lựa chọn thiết bị phù hợp, áp dụng công nghệ mới sử dụng thiết bị tiết kiệm điện nh− máy biến tần, khởi động mềm... bên cạnh đó luôn tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm, công tác kiểm tra thường xuyên, bảo d−ỡng định kỳ, có thiết bị dự phòng phục vụ thi công liên tục không gián

đoạn.

- Công tác mua sắm và quản lý vật t−: Tăng c−ờng công tác quản lý vật t−

về số l−ợng, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, vật t− cấp phát sử dụng đúng mục đích, dự trữ tồn kho hợp lý theo quy định của Tập đoàn.

- Công tác lao động tiền lương: Bố trí đủ nhân lực theo dây chuyền công nghệ, duy trì chế độ đào tạo, kèm cặp, bồi d−ỡng, nâng cao trình độ tay nghề, bậc thợ cho CBCNV, thực hiện đúng theo quy định giãn cách tiền lương theo quy định của Tập đoàn, khuyến khích tăng năng suất lao động và trả lương theo luỹ tiến với thợ lò và cơ điện lò.

1.2.2.2.Đánh giá sơ bộ về những kết quả đạt đ−ợc trong việc khoán chi phí của Công ty xây dựng mỏ hầm lò I- TKV

Sau hơn 2 năm tiến hành công tác giao khoán chi phí, mặc dù còn nhiều khó khăn và lúng túng nh−ng công tác giao khoán chi phí nội bộ cho các đơn vị sản xuất trong Công ty xây dựng mỏ hầm lò I - TKV đã đạt đ−ợc một số kết quả sau:

- Tác động tích cực trong việc tiết kiệm chi phí ở các đơn vị sản xuất góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho toàn Công ty.

- Tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất ở các đơn vị sản xuất.

- Khuyến khích các đơn vị sản xuất trong toàn Công ty tiếk kiệm chi phí sản xuất.

- Làm tốt công tác thu hồi sắt thép, vì chống lò (chống xén)... để tái sử dông.

- Nâng cao trình độ hệ thống nhân viên kinh tế đang làm việc tại các Công trường, phân xưởng đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty.

- Nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu việc động cơ bị cháy do chú trọng công tác sửa chữa, bảo d−ỡng th−ờng xuyên.

- Kiểm soát chặt chẽ giá cả đầu vào của vật t−. Giảm l−ợng tồn kho vật t−. Nhiều đơn vị đã có ý thức tiết kiệm và đã có quy định cụ thể về sử dụng vật tư gắn vào trách nhiệm của người lao động.

Tuy nhiên công tác giao khoán chi phí của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn và bất cập nh−:

- Diện thi công chủ yếu giếng nghiêng xuống sâu -100 đến +300, tiết diện đường lò lớn Sđ từ 18m2 đến 33,3 m2, điều kiện địa chất phức tạp, nhiều

đường lò thi công trong đất đá không ổn định, lò chứa nước, lưu lượng nước lớn. Đối với định mức cho các đường lò với tiết diện Sđ > 20m2, nhà nước và tập đoàn TKV ch−a có định mức khoan nổ mìn, khó khăn trong việc giao khoán và thanh toán A – B. Việc giao khoán chi phí của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc giao khoán nguyên nhiên vật liệu, tiền l−ơng, còn các yếu tố chi phí khác nh− khấu hao, động l−c…công ty ch−a thực hiện đ−ợc giao khoán.

- Việc giao khoán chi phí của Công ty mới chỉ dừng lại ở giao khoán chi phí tiền l−ơng, vật liệu, nhiên liệu và một số chi phí khác. Các yếu tố còn lại trong giá thành sản xuất ch−a đ−ợc đ−a vào khoán nh− yếu tố khấu hao, động lực vì vậy ch−a đủ tạo động lực cho các đơn vị sản xuất quan tâm và phấn đấu phát huy năng lực sản xuất của chính đơn vị mình để tăng sản l−ợng sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng hệ số sử dụng máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, về cơ bản Công ty xây dựng mỏ hầm lò I- TKV đã tiến hành giao khoán chi phí tới các đơn vị sản xuất theo đúng tinh thần của quy chế

1664/QĐ- HĐQT của Tập đoàn TKV về quản lý chi phí giá thành bước đầu đã

hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát chặt chẽ chi phí, giảm giá thành sản phẩm, góp nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của người lao động, nâng cao tính chủ động, tăng trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh tới từng đơn vị phân xưởng.

Việc thực hiện khoán chi phí nội bộ đã có nh−ng đóng góp tích cực trong việc giảm giá thành, tăng lợi nhuận và tiết kiệm chi phí sản xuất của toàn Công ty, đ−ợc thể hiện qua một số chỉ tiêu đạt đ−ợc của Công ty xây dựng mỏ hầm lò I - TKV đ−ợc thể hiện qua bảng 1.1 và hình 1.5

Từ số liệu trong bảng dễ dàng nhận thấy: Trong 2 năm 2008 và 2009 Công ty xây dựng mỏ hầm lò I- TKV về cơ bản luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra .Sản l−ợng đào lò công ty năm 2008 (sau khi áp trở thành Công ty và áp dụng quy chế giao khoán chi phí) là 4.015 mét lò tăng hơn so với năm 2007 là 57, 6%, tiếp đó năm 2009 khối l−ợng mét lò đào nhận thầu đã tăng lên 5.333,1 mét và bằng 133 % so với năm 2008. Về giá trị sản xuất và doanh thu năm 2008 và năm 2009 tăng trung bình từ 10% -19%. Tiền lương cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, năm 2008 đạt 5.089.000 đ/người/tháng, đến năm 2009 đã tăng lên 5.882.000 đ/người tháng, tăng 15% so với mức l−ơng bình quân năm 2008 và điều này cũng đang dần dần rút ngắn khoảng cách giữa tiền lương của công nhân đào lò xây dựng cơ

bản và công nhân khai thác than hầm lò hiện nay. Xét về chỉ tiêu lợi nhuận bước đầu công ty đã sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận, tuy còn nhỏ, nh−ng cũng đã thể hiện sự cố gắng lớn với đơn vị đào lò xây dựng cơ

bản luôn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xét về công tác giao khoán chi phí, con số bội chi ngày càng tăng, năm 2008 mức bội chi là 92 triệu đồng, năm 2009 đã tăng lên 1.551 triệu đồng, con số −ớc tính đến thời điểm 30/6/2010 cũng đã bội chi lên đến con số 1.741 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác giao khoán chi phí của công ty xây dựng mỏ áp dụng cho công ty xây dựng mỏ hầm lò i tkv (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)