Chương 2: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần than Hà Tu – TKV
2.2 Phân tích thực trạ ng bộ máy quản lý của Công ty cổ phần than Hà Tu-TKV
2.2.1 Thực trạng về mô hình
Theo Quyết định số 4235/QĐ – BCN ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc cổ phần hóa Công ty than Hà Tu của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, quyết định số 2062/QĐ – BCN ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt kế hoạch triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên trong đó có công ty than Hà Tu. Công ty than Hà Tu đã thực hiện triển khai đầy đủ các bước cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước và chính thức đi vào họat động theo mô hình công ty cổ phần kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2006 và lấy tên là:” Công ty cổ phần than Hà Tu – TKV”
Và từ năm 2006 cho đến nay mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần than Hà Tu – TKV có mô hình tổ chức quản lý như sau:
• Hội đồng cổ đông
• Hội đồng quản trị
• Ban giám đốc - Giám đốc: 01
- Phó Giám đốc: 04 ( Phó Giám đốc phụ trách kinh tế, Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Giám đốc vận tải và Phó Giám đốc sản xuất) và 1 kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm
• Các phòng chức năng gồm:
1. Văn phòng công ty 2. Phòng tổ chức đào tạo 3. Phòng lao động tiền lương
4. Phòng kế hoạch và quản trị chi phí 5. Phòng điều khiển sản xuất
6. Phòng kỹ thuật mỏ
7. Phòng địa chất 8. Phòng trắc địa
9. Phòng công nghệ thông tin và tiến bộ kỹ thuật 10. Phòng an toàn - Bảo hộ lao động
11. Phòng KCS
12. Phòng đầu tư và xây dựng 13. Phòng quản lý vật tư 14. Phòng kế toán thống kê 15. Phòng bảo vệ quân sự 16. Phòng Y tế
17.Phòng cơ điện 18. Phòng vận tải
19. Phòng thi đua – văn hóa, thể thao
• Các công trường và phân xưởng 1. Phân xưởng cảng
2. Công trường vỉa 10 3. Công trường vỉa 16 4. Công trường trụ tây 5. Công trường trụ đông 6. Công trường vỉa 7 & 8 7. Công trường than 1,2,3 8. Công trường khoan 9. Công trường bơm 10. Công trường T. mạng
11. Phân xưởng xe 2, 4, 6, 7, 9, 10 , 14 và 15 12. Xưởng I, II
13. Xưởng cơ điện 14. Xe phục vụ
15. Phân xưởng VH – TT
16. Phân xưởng dịch vụ
Cụ thể mô hình của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau: (Hình 2.3) Để tồn tại phát triển và đi lên đối với một doanh nghiệp trước hết là hiệu quả sản xuất. Để đạt được mục đích đó thì việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức lao động phải hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất và tận dụng năng lực sản xuất của các bộ phận là hết sức quan trọng.
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
* Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, Hội đồng quản trị (HĐQT) do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để quản trị Công ty. HĐQT có quyền quyết định chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở Đại hội đồng cổ đông thông qua, đề xuất mức cổ tức chi trả hàng năm HĐQT có quyền bổ nhiệm và bãi miễn Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác. Số lượng thành viên HĐQT của Công ty là 05 người.
P. ĐỊA CHẤT P. CN&TK
P. KTM P. TRẮC ĐỊA P. ĐTXD P. CƠĐIỆN P. LĐTL
P. KCS
P.ĐKSX P. AT-BHLĐ P. VẬN TẢI BẢO VỆ QSỰ
TCĐT
VĂN PHÒNG
TP. KTTK
P. TĐVT
TP. Y TẾ
P. KẾHOẠCH P. QLVT
PGĐ SX PGĐ.CĐ-VTẢI PGĐ KTẾ
PGĐ KT KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC h®qt
BAN KIểM SOáT
ĐạI HÔI Cổ ĐÔNG
XE PHỤC VỤ PX. DỊCH VỤ
PX. VHOÁ TT
CT. KHOAN PX. XE 4
CT. T.MẠNG
CT THAN 1,2,3
CT. VỈA 7&8
CT. TRỤĐÔNG
CT. VỈA 16 CT. TRỤTÂY
CT. VỈA 10
PX CẢNG CT. BƠM PX. XE 2 PX. XE 6 PX. XE 7 PX. XE 9 PX. XE 10 PX. XE 11 PX. XE 15
PX. XE 14 X. CƠĐIỆN
XƯỞNG II
XƯỞNG I
Quan hệ chức năng mở rộng Quan hệ trực tuyến
- Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của Công ty.
* Hội đồng quản trị (HĐQT)
Số thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty gồm 05 thành viên có nhiệm kỳ là 05 năm. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có các quyền sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty;
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty;
- Kiến nghị sửa đổi bổ sung điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán hàng năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐCD;
- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty;
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
* Ban kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để kiểm soát mọi hoạt động quản trị, điều hành trong Công ty.
Ban kiểm soát của Công ty gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm, thành viên của Ban kiểm soát có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban:
- Kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các họat động sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
- Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của công ty, đồng thời có quyền trình ý kiến độc lập của mình và kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới họat động kinh doanh, họat động của HĐQT và Ban giám đốc;
- Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết.
* Giám đốc
- Là người điều hành mọi hoạt động trong Công ty, do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc (PGĐ Kinh tế, PGĐ Kỹ thuật, PGĐ Sản xuất, PGĐ Vận tải) và Kế toán trưởng.
- Giám đốc do Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản và HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức sắp xếp việc làm cho cán bộ quản lý, công nhân viên chức của Công ty. Đại diện cho CBCNV toàn Công ty quản lý, quyết định việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước. Giám đốc là ngời chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty, Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, tập thể cán bộ CNVC Công ty về quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
* Các Phó Giám đốc Công ty :
Là người do HĐQT bổ nhiệm theo năng lực chuyên môn và đề nghị của Giám đốc, có nhiệm vụ giám sát và tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý, điều hành sản xuất và toàn bộ quy trình công nghệ chung của Công ty. Trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh khi được sự uỷ quyền của Giám đốc hoặc khi Giám đốc vắng mặt hoặc khi. Các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước Giám đốc Công ty.
- Phó Giám đốc kinh tế: được phân công giúp việc Giám đốc trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh tế của Công ty. Phó Giám đốc kinh tế trực tiếp phụ trách các phòng ban như: Lao động tiền lương, kế toán tài chính, cung ứng vật tư, kế hoạch, tiêu thụ sản phẩm, phụ trách công tác đời sống, văn thư của Công ty. Tổ chức sắp xếp việc làm của văn phòng, bảo vệ tài sản tập thể.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: được phân công giúp việc cho Giám đốc về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, an toàn sản xuất, quy trình quy phạm trong quản lý thiết bị khai thác, vận tải của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về số lượng, chất lượng các thiết bị hoạt động, phục vụ cho công tác sản xuất của Công ty.
- Phó Giám đốc sản xuất: được phân công giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành, tổ chức sản xuất thực hiện đúng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đề ra. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về số lượng, chất lượng sản phẩm và an toàn trong sản xuất.
- Phó Giám đốc vận tải: được phân công giúp Giám đốc quản lý công tác vận tải trong toàn Công ty. Do HĐQT bổ nhiệm theo năng lực chuyên môn và theo đề nghị của Giám đốc, có nhiệm vụ giám sát và tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý, điều hành sản xuất và toàn bộ quy trình công nghệ chung của Công ty. Trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh khi được sự uỷ quyền của Giám đốc
b. Thực trạng về phân công chức năng, nhiệm vụ của các chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty
Các Trưởng phòng: Do Giám đốc phân công theo năng lực và trình độ từng người, họ có trách nhiệm tham mưu giúp giám đốc giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Các quản đốc công trường, phân xưởng: do giám đốc phân công theo đề nghị của phòng tổ chức đào tạo. Quản đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành các công việc sản xuất theo nhiệm vụ được Công ty giao.
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý của Công ty CP than Hà tu được tổ chức thành các phòng ban, công trường, phân xưởng và các đội xe ô tô vận chuyển phục vụ. Mỗi công trường, phân xưởng, các phòng ban đều có mối quan hệ thực hiện nhiệm vụ vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chức năng quản lý và tham mưu giúp Giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hoàn thành nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CP than Hà Tu, quy định của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam và luật doanh nghiệp Nhà nước.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
* Văn phòng công ty:
- Chức năng: Giúp Giám đốc về công tác tổng hợp hành chính, quản trị văn phòng, công tác thanh tra nội bộ theo pháp lệnh thanh tra, kiểm toán nội bộ và công tác thi đua tuyên truyền.
- Nhiệm vụ: Tổng hợp tình hình họat động mọi mặt của công ty báo cáo Giám đốc, Quản lý toàn bộ văn phòng Công ty, Xây dựng chương trình công tác cho Giám đốc và các phó giám đốc, Tổ chức thực hiện công tác văn thư, soạn thảo, quản lý công văn lưu trữ, tiếp nhận, lưu chuyển, Ghi chép nội dung các cuộc họp của Ban giám đốc, Hội nghị, thông báo, kết luận, triển khai
nhưũng công tác theo kết luận của giám đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức thực hiện thanh tra, Kiểm toán việc tuân thủ chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, bố trí xe phục vụ công tác và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công
* Phòng tổ chức đào tạo (TCĐT):
- Chức năng: Tham mưu giúp việc giám đốc trong công tác tổ chức sản xuất, công tác cán bộ, công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực của công ty.
- Nhiệm vụ: Căn cứ vào các kế hoạch phòng chủ trương phát triển sản xuất, nghiên cứu đề xuất phương án và hoàn thiện tổ chức sản xuất, xấy dựng quy hoạch cán bộ kế cận, xây dựng các quy chế, lập kế hoạch đề xuất cử cán bộ, công nhân đi công tác trong nước và nước ngoài, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về Ban tổ chức cán bộ tập đoàn TKV, tổ chức bồi dưỡng thi nâng bậc, tuyển chọn cử đi học theo kế hoạch của tập đoàn và thực hiện công tác khác khi được phân công
* Phòng kế hoạch (KTQ):
- Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác kế hoạch tổng hợp, các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ
+ Tham mưu giúp việc Giám đốc về quản lý chi phí khoán sản xuất, lập kế hoạch và xác định định mức khoán đối với từng thiết bị xe máy trong Công ty.
+ Giới thiệu sản phẩm trên thị trường, quản lý và điều hành qúa trình tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch chỉ tiêu tiêu thụ sản phẩm trong năm của Công ty
- Nhiệm vụ: Chủ trì cân đối tổng hợp kế hoạch sản xuất tài chính, văn hóa, xã hội, giao kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tham gia xét duyệt các dự án đầu tư cho các đơn vị sản xuất, tổng hợp dự toán sửa chữa, đề xuất biện
pháp cải tiến các thiết bị vận tải, cơ điện và các vật kiến trúc, dự thảo thẩm định các hợp đồng kinh tế, tổ chức giới thiệu các sản phẩm trên thị trường nội địa và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ngoài kế hoạch của tập đoàn TKV. Cùng các phòng ban, đơn vị rà soát và xây dựng mới các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, báo cáo thựuc hiện công tác khoán, nghiên cứu đề xuất quy trình thống kê, luaan chuyển chứng từ thanh toán và thực hiện các công việc khác do giám đốc giao cho.
* Phòng điểu khiển sản xuất (ĐKSX)
- Chức năng: Tham mưu giúp việc giám đốc trong công tác điều hành sản xuất ở các đơn vị sản xuất của công ty
- Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng ngày và các kỳ tác nghiệp. Đề ra những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trong ngày và trong kỳ tác nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác giao ban sản xuất hàng ngày, kiểm điểm đánh giá kết quả.
Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu than xúc đống. Chỉ đạo tổ chức cho các đơn vị thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu giao khoán. Có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc quan hệ với các đơn vị bạn, các phòng trong công ty để điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng ngày.
* Phòng Kế toán thống kê:
- Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc tổ chức thực hiện công tác Kế toán thống kê theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và quản lý tài chính của Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác kế toán thống kê: Thực hiện nhiệm vụ pháp lệnh kế toán - thống kê theo hướng dẫn của Bộ tài chính và những quy định của tập đoàn than. Lập báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán tài chính của công ty.
Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thẩm định các dự án đầu
tư, phương án kinh doanh. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp lụât. Kiểm tra và thực hiện chế độ hạch toán, quản lý kinh tế - vật tư - tiền vốn đúng mục đích. Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
+ Công tác tài chính: Thu xếp các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Lập phương án huy động vốn và đầu tư, thanh toán lương và các chế độ khác cho người lao động. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ nộp, thanh toán, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
* Phòng Lao động tiền lương (LĐTL):
- Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý lao động và tiền lương của Công ty.
- Nhiệm vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và các năm tiếp theo phòng lập kế hoạch về lao động, tiền lương đáp ứng yêu cầu cho các ngành nghề của công ty, quản lý, xây dựng định mức lao động phù hợp với từng thời kỳ, soạn thảo các quy chế quản lý lao động, lập kế hoạch bảo hộ lao động, giải quyết các chế độ chính sách và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện thống kê báo cáo chất lượng lao động, tập hợp danh sách đề nghị nâng lương, quản lý và bổ sung hồ sơ cán bộ công nhân viên hàng năm và thực hiện các công tác khác khi được phân công
* Phòng Bảo vệ quân sự:
- Chức năng: Tham mưu Giám đốc về công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong khai trường sản xuất, công tác tự quản của các đơn vị trực thuộc Công ty, bảo vệ mọi tài sản của Công ty, tài nguyên biên giới Công ty theo chỉ đạo của Tổng công ty và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong công tác dân quân tự vệ, an ninh quốc phòng trong phạm vi Công ty.