Về phía Nhà nước và tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần than hà tu tkv (Trang 102 - 105)

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần than Hà Tu – TKV

3.2 Một số biện pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của Công ty cổ phần than Hà

3.2.1 Về phía Nhà nước và tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam

* Nhà nước to khuôn kh pháp lý và các điu kin cho ngành than Vit Nam hi nhp sâu rng vào th trường thế gii

Đảng Nhà nước ta đã có chủ trương tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước trong đó nhấn mạnh: “kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân….”, văn kiện Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngành than cũng không nằm ngoài xu hướng cải tiến và đổi mới trên.

Theo đề án chuyển đổi cơ cấu TKV, với mục tiêu tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất loại hàng hoá có tính chất đặc biệt này, các quy phạm pháp luật về hoạt động than đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh và sử dụng than, những vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là chưa có sự thống nhất, đồng bộ, chưa có tính pháp lý cao, chưa tạo được hành lang pháp lý để chuyển đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của các đơn vị than sang cơ chế thị trường. Các văn bản quy phạm pháp luật về than hiện hành cũng chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập các hoạt động than nước ta với hoạt động than của các nước trong khu vực và thế giới, nhất là trong khâu quản lý hoạt động sản xuất, sử dụng, và mua - bán than. Tinh thần của đề án là sẽ cải cách, tổ chức lại ngành than theo hướng Nhà nước giảm dần sự can thiệp hữu hình và thay vào đó là cơ chế điều tiết vô hình. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó lại là một việc hoàn toàn khác. Trước mắt, ngành than sẽ cạnh tranh trong khâu sản xuất, phân phối , bán buôn và bán lẻ than, còn Nhà nước vẫn giữ độc quyền trong khâu giao dịch và điều độ hệ thống quốc gia.

Hiện tại ngành than dã có sự thu hút, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào. Tuy nhiên, nhiều công ty, nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài chưa muốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh than ở nước ta, vì còn lo ngại về cơ sở pháp

lý chưa ổn định, mà cụ thể là chưa có một đạo luật để đảm bảo cho hoạt động đầu tư vào than. Cũng như vậy, đối với một số công ty đã cổ phẩn hoá, cũng có ít người dám mua cổ phiếu của công ty. Không phải chỉ riêng trong ngành than mà tình hình này mang tính phổ biến đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.

Công ty sau khi đã tiến hành cổ phần không khác mấy so với trước khi cổ phần, thành phần lãnh đạo vẫn giống như trước đây, hầu hết Giám đốc cũ chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, rất ít các công ty thuê Giám đốc ngoài mà cũng là những nhà quản lý cũ chuyển sang. Điều này làm cho công ty mới không có gì mới, vẫn bộ máy điều hành cũ, vẫn con người cũ. Đối với mô hình công ty mẹ – con cũng vậy. Đến nay, các công ty này đã ra đời, nhưng khuôn khổ pháp lý cho mô hình này hoạt động lại chưa có. Những hình thức chuyển đổi này mới chỉ mang tính chất hành chính, mang tính chất áp dụng thí điểm và chỉ có giá trị trong nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước với nhau (chỉ nói đến phạm vi các DNNN).

Vậy, để công cuộc cải cách các DNNN thực sự có hiệu quả, cũng như để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới, Nhà nước cần nhanh chóng tạo khuôn khổ pháp lý, hành lang pháp lý, các điều kiện làm cơ sở để hoạt động kinh tế của nền kinh tế thực sự mang tính hiệu quả.

* Cn có kế hoch lâu dài cho ngành than, và từ đó có kế hoạch cho các Công ty than. Nhất quán trong việc quản lý và điều hành. Không nên để tình trạng có quá nhiều văn bản, chính sách thay đổi làm cho công ty khó thay đổi kịp.

* Cn phân cp mnh hơn gia Tp đoàn và công ty.

Sự phân cấp của tập đoàn cho các công ty than như hiện nay vẫn còn mang tính bao cấp, mang dáng dấp của “cơ chế xin – cho”, không phát huy tính tự chủ cho doanh nghiệp. Bất kể một lĩnh vực nào (kế hoạch, đầu tư, tiền lương, ….) công ty vẫn phải trình duyệt lên Tập đoàn. Điều này làm

cho công ty không được chủ động, không khuyến khích công ty cũng như các đơn vị trực thuộc khác tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần than hà tu tkv (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)