Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần than Hà Tu – TKV
3.1 Quan điểm, phương hướng và căn cứ hoàn thiện bộ máy quản lý
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Nhìn lại những chặng đường đổi mới của nước ta suốt từ năm 1986, cho dù chúng ta gặp không ít khó khăn nhưng chúng ta cũng đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể. Nền kinh tế đã từng bước khắc phục được tình trạng suy thoái, lạm phát được đẩy lùi và kìm chế ở mức một con số, đời sống của nhân dân được cải thiện. Có được kết quả đó, trước hết là do đường lối đúng đắn của Đảng, sự lỗ lực của mọi thành phần kinh tế, sự cố gắng vươn lên không ngừng của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập, nếu mỗi doanh nghiệp không biết tự hoàn thiện và tự đổi mới mình để đạt được mục tiêu hiệu quả thì doanh nghiệp đó không thể tồn tại. Trong đó, ta không thể nói đến thành công của việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. Tuy bước đổi mới và hoàn thiện này đang là vấn đề được đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nhưng nó phải được thực hiện thận trọng theo hướng vừa làm vừa rút kinh nghiệm để công tác quản lý có tính khả thi cao. Sau đây là một số phương hướng chung để hoàn hiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
- Bố trí, sắp xếp lại bộ máy
Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải luôn được hoàn thiện theo hướng ngày càng thích hợp với mục tiêu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa số lượng, số khâu quản lý ít nhất, gọn nhẹ nhất, hiệu quả nhất.
Bố trí cá bộ nhân viên quản lý hợp lý về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo bộ máy quản lý tinh giản, có hiệu lực.
- Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý
Việc làm này dựa trên tiêu chuẩn nghiệp vụ của Nhà nước đồng thời kết hợp với chủ trương, phương pháp xây dựng và phát triển ngành trên cơ sở
đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý. Lê – Nin đã từng nói, tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý phải là: những người thực sự có tài tổ chức, có óc sáng suốt, có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội lại có trình độ và năng lực tổ chức quản lý có tư cách đạo đức tốt.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp
Con người là nhân tố quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp.
Cho nên đào tạo cán bộ quản lý là một họat động nhằm không ngừng nâng cao trình độ lý luận cũng như thực tiễn, tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng đảm nhận các chức vụ quản lý doanh nghiệp. Chính vì ý nghĩa quan trọng của nhân tố con người trong sự phát triển chung của đất nước mà tại các Đại hội Đảng, Đảng ta luôn nhấn mạnh việc phát triển nhân tố con người và tại Đại hội đảng 9, Đảng ta lại một lần nữa khẳng định mục tiêu của chúng ta:
“ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
- Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một thành phần sở hữu Nhà nước. Đây có thể coi là một giải pháp quan trọng góp phần củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế quốc doanh. Đồng thời đây cũng là chủ trương lớn của Nhà nước trong việc tổ chức lại các doanh nghiệp và theo đó là đổi mới tổ chức quản lý nhằm nâng cao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức và các bộ phận chức năng , các phân xưởng, xí nghiệp. Thực sự gắn quyền hạn với trách nhiệm cao của cấp quản lý. Quản lý một mặt làm cho bộ máy và cán bộ quản lý gọn nhẹ, linh họat, năng động, sáng tạo hơn trong xử lý các tình huống đặt ra. Mặt khác làm cho tổ chức bộ máy, cán bộ đào tạo quản lý họat động có hiệu lực, hiệu quả cao trong điều kiện cạnh tranh thị trường toàn cầu.
3.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện bộ máy quản lý của Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam và công ty cổ phần than Hà Tu - TKV nói riêng.
Các doanh nghiệp cổ phần hóa đang đứng trước một làn sóng về cải cách. So với những thời kỳ trước chưa cổ phần hóa, lần này cách thức làm triệt để hơn nhiều và tính chất cũng như quy mô áp dụng đều có những bước tiến dài mạnh bạo. Các Tập đoàn lớn, tổng công ty lớn, đảm trách ở những lĩnh vực độc quyền hoặc có tỷ lệ khống chế thị trường cao, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), lần này đều trở thành đối tượng chính yếu của đợt cải cách có tính chất quyết định trước khi Việt Nam mở cửa hội nhập hẳn với khu vực và thế giới.
Theo Đề án hòan thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Mục tiêu của việc sắp sếp là bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, hướng tới xây dựng TKV trở thành một Tập đoàn lớn Việt Nam.
TKV đã từng bước đổi mới cơ cấu và quản lý, chuyển đổi tính chất sở hữu, tạo tư cách pháp nhân đầy đủ và tạo tính chủ động cho các đơn vị thành viên. Trong giai đoạn tới, giai đoạn hội nhập nền kinh tế, TKV đã được Chính phủ giao Hội đồng thành TKV xây dựng đề án thành lập tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin và Tổng công ty công nghiệp mỏ Vịêt Bắc – Vinacomin họat động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, trình thủ tướng xem xét, giải quyết.
Hội đồng thành viên TKV cũng được quyết định thành lập hai công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ - TKV sở hữu 100% vốn điều lệ gôm:
Công ty TNHH một thành viên Nhôm Lâm Đồng Vinacomin trên cơ sở tổ chức lại công ty Bauxite Lâm Đồng – TKV và Ban quản lý dự án tổ hợp Bauxite – Nhôm Lâm Đồng; Công ty TNHH một thành viên Địa chất Vịêt
Bắc trên cơ sở tổ chức lại Công ty thăm dò khai thác khoáng sản 109 và Xí nghiệp thăm dò khảo sát thiết kế.
Hai đơn vị hạch toán phụ thuộc là Công ty Địa chất mỏ - TKV và Công ty kinh doanh bất động sản – TKV sẽ được hội đồng thành viên TKV chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Công ty mẹ - TKV làm chủ sỏ hữu 100% vốn điều lệ
Hai đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - TKV được sắp xếp lại gồm: chuyển Tạp chí than – khoáng sản Việt Nam và trung tâm y tế lao động – TKV thành đơn vị sự nghiệp hạch toán độc lập của Tập đoàn và chuyển Côn ty năng lượng Sông Hồng – TKV thành Ban quản lý dự án than đồng bằng Sông Hồng – Vinacomin.
Viện khoa học công nghệ mỏ, viện cơ khí năng lượng mỏ và mỏ cũng được Thủ tướng cho phép chuyển sang họat động theo mô hình tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo Nghị định số 115/2005/NĐ – CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Các công ty cổ phần: than Cọc Sáu, Than Cao Sơn, Than Đèo Nai và Alumin Nhân cơ – TKV được tổ chức lại thực hiện đúng quy định của pháp luật đồng thời lưu ý việc thực hiện đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm theo đúng quy định của Nghị định số 09/2009/ NĐ- CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác bên cạnh đó, giao cho Bộ công thương và TKV nghiên cứu để thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chỉ có một trường đại học nghề mỏ.