CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN KIM SƠN
2.3 Tình hình nguồn lực của ngân hàng
Lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Việc bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
chi nhánh. Trong những năm qua do ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên NHNo & PTNT Huyện Kim Sơn đã chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ vào các vị trí phù hợp với chuyên môn và năng lực nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09
SL SL SL Giá trị (%) Giá trị (%)
Tổng lao động 35 36 37 1 2.9 1 2.8
I. Phân theo lao động 35 36 37 1 2.9 1 2.8
1. Laođộng trực tiếp 30 31 32 1 3.3 1 3.2
2. Lao động gián tiếp 5 5 5 0 0.0 0 0.0
II. Phân theo trìnhđộ 35 36 37 1 2.9 1 2.8
1. Đại học và trên đại học 21 23 24 2 9.5 1 4.3
2. Cao đẳng, trung cấp 8 8 9 0 0.0 1 12.5
3.Sơ cấp và chưa qua đào tạo 6 5 4 -1 -16.7 -1 -20.0
III. Phân theo giới tính 35 36 37 1 2.9 1 2.8
1. Lao động nam 16 14 13 -2 -12.5 -1 -7.1
2. Lao động nữ 19 22 24 3 15.8 2 9.1
(Nguồn từ phòng kế toán của ngân hàng)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
động và hầu như biến động đều. Năm 2008 tổng số lao động la 35 người, năm 2009 là 36 người tăng lên 1 người tương ứng với tỷ lệ tương đối là 2.9% so với năm 2008.
Đến năm 2010 tổng số lao động là37 người tăng 1 người tương với tỷ lệ 2.8%so với năm 2009. Với địa bàn 26 xã và 1 thị trấn thì số lượng cán bộ công nhân viên của Ngân hàngnhư vậyphải sử lý một khối lượng công việc rất lớn.
Về phân loại theo tình hình laođộng, số lượng lao động trực tiếp tăng qua các năm, năm 2008 số lao động trực tiếp là 32 người, chiếm 85.7%, năm 2009 là 31 người chiếm 86.1% tăng về lượng tuyệt đối là 1 và tỷ lệ tương đối là 3.3% so với năm 2008 . Đến năm 2010 số lao động trực tiếp là 32 người tăng 1 người chiếm 3,2% so với năm 2009. Với hoạt động cho vay là chủ yếu Ngân hàng bố trí sắp xếp LĐTT tăng qua các năm cho thấy Ngân hàng luôn luôn quan tâm đến hoạt động tín dụng, luôn chú trọng nâng cao chất lượng CBCNV nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay.
Đối với lao động gián tiếp thì do quy mô của Ngân hàng không thay đổi, những lao động này thường là lao động phổ thông cho nên số lượng ít biến động trong 2 năm qua số lượng lao động này không tăng cũng không giảm qua các năm.
Xét về trình độ, số nhân viên có trình độ đại học cao đẳng ngày càng tăng lên qua các năm, năm 2008 -2009 cán bộ có trìnhđộ đại học tăng 1 người tương ứng với 9,5%, năm 2009-2010 tăng 1 người chiếm 4,3%, đối với nhân viên sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm qua các năm năm 2008-2009 giảm 1 người chiếm 16,7%, năm 2009- 2010 giảm 1 người chiếm 20%. Qua đây cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ của CBCNV để đáp ứng nhu cầu công việc nâng cao chất lượng công việc của Ngân hàng trong thời gian tới
Xét về gới tính lao động nam có xu hướng giảm qua các năm, năm 2008 là 16 người chiếm 45,7%,đến năm 2009 giảm còn 14 người chiếm 38,9%. Nhưng số cán bộ nữ tại chi nhánh lại biến động tăng dần, tăng 3 người trong năm 2008-2009 chiếm 15,8% tăng 2 người năm 2009-2010 chiếm 9,1%. Mặc dù số lao động nữ nhiều nhưng không làm giảm hiệu quả công việc, cán bộ vẫn tích cực làm việc, nâng cao trình độ để đáp ứng công việc.Nhìn chung lao động của ngân hàng có chất lượng tốt và phân bố hợp lý. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn phải chú trọng tới việc nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn vững chắc nhằm đáp ứng nhu cầu công việc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trong những năm qua NHNo & PTNT Huyện Kim Sơn đã không ngừng nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBCNV. Nhờ đó Ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn với số lượng ngày càng tăng.
Bảng 2:Tình hình huyđộng vốn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn qua 3 năm 2008-2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm
2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09
ST ST ST Giá
trị (%) Giá trị (%)
Tổng nguồn vốn
85172 89195 139774 4023 4.7 50579 56.7
1. Nội tệ
69271 70604 115400 1333 1.9 44796 63.4
Tiền gửi không
kỳ hạn 39582 42011 60941 2429 6.1 18930 45.1
Tiền gửi < 12 T
23611 22599 44355 -1012 -4.3 21756 96.3 Tiền gửi từ 12 T-
> 24T 5548 5321 9431 -227 -4.1 4110 77.2
Tiền gửi >= 24 T
530 673 673 143 27.0 0 0.0
2. Ngoại tệ
15901 18591 24374 2690 16.9 5783 31.1
Tiền gửi không
kỳ hạn 0 0 0 0 0
Tiền gửi < 12 T
15901 18591 24374 2090 16.9 5783 31.3
Tiền gửi từ 12 T-
> 24T 0 0 0 0 0
Tiền gửi >= 24 T
0 0 0 0 0
(Nguồn từ trưởng phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Kim Sơn)
Qua bảng số liệu trên ta nhân thấy: Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 85.172 triệu, năm 2009 tổng vốn huy động 89.195 triệu, tăng so với năm 2008 một lượng 4.023 triệu tương ứng với tỷ lệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
huy động vốn. Không chỉ dừng lại ở đó năm 2010 số vốn huy động của Ngân hàng là 139.774 triệu, tăng so với năm 2009 một lượng 50.579 triệu tương ứng với tỷ lệ 56,7
%. Đây là một sự vượt bậc trong công tác huy động vốn của Ngân hàng qua đây cho thấy Ngân hàng đã có sự cải tiến trong công tác huy động vốn, mở rộng quy mô đồng thời tạo được lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng.
Góp phần vào sự gia tăng của tổng vốn huy động ta phải nói tới các nhân tố sau: Tiền gửi nội tệ: Tiền gửi nội tệ tăng mạnh qua các năm, năm 2009 tiền gửi nội tệ tăng một lượng 1.333 triệu tương ứng với 1,9%, đến năm 2010 con số này đã lên đến 44.796 triệu tương ứng với tỷ lệ 63,5 % , trong đó tiền gửi không kì hạn góp phần lớn nhất của tiền gửi nội tệ, năm 2009 tiền gửi không kì hạn tăng 6,1 % so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 mức tăng đã là 45,1%đây là một con số rất lớn thể hiên thành tích vượt bậc của Ngân hàng. Sở dĩ có được điều này là do, trước đây người dân dư tiền thường đem cho vay lấy lãi, song hình thức cho vay này không an toàn, và họ chỉ có thể lấy được tiền khi hết hạn cho vay, với điều kiện người vay có thiện chí trả tiền, tuy nhiên khi gửi Ngân hàng thì người dân ngoài việc nhận lãi có thể rút tiền bất cứ lúc lào họ cần, tạo tính thanh khoản cho khoản tiền gửi. Đồng thời khi gửi tiền vào Ngân hàng thì khoản tiền gửi đó luôn được đảm bảo an toàn
Bên cạnh đó hiện tại trên địa bàn xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng vượtbậc của các khoản tiền huy động được. Vì các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên lên thường có các khoản tiền nhàn rỗi trong một thời gian ngắn, đồng thời họ cũng cần một phương thức để thanh toán tiền cho khách hàng, khi gửi tiền vào Ngân hàng họ không những có thêm một phương thức thanh toán hiệu quả mà còn có thêm một khoản lãi cho số tiền gửi.
Tuy nhiên với tiền gửi dưới 12 tháng và từ 12 tháng đến 24 tháng lại có sự biến động lên xuống, năm 2009 cả hai hình thức cho vay này đều giảm với tỷ lệ 4,3% và 4,1% so với năm 2008, còn tiền gửi trên 24 tháng thì vẫn tăng với 1 lượng không lớn, năm 2010 các hình thức này đều tăng với một tỷ lệ tương đối cao song giá trị trong tổng số vốn huy động không lớn. Do tình hình thị trường tiền tệ và đặc biệt là thị trường vàng tăng giá mạnh thu hút sự chu ý của cả nền kinh tế nên các hình thức cho vay dài hạn không được ưa chuộng. Tuy thế thì các hình thức này cũng đã góp phần
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
năm 2009 là 18591 triệu, tăng 2.609 triệu so với năm 2008 tương ứng 16,9% , đến năm 2010 tiền ngoại tệ là 24074 triệu tăng 1 lượng 5783 triệu so với năm 2009 tương ứng với tỉ lệ 31,1%. Tiền ngoại tệ gửi tại Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng do trên địa bàn có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng mây tre đan, nên khi đối tác thanh toán qua Ngân hàng thì doanh nghiệp có một lượng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình.
Có thể nói công tác huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm qua đãđạt được kết quả rất khả quan. Ngân hàng luôn quan tâm tới công tác huy động vốn tại chỗ, như đề ra các biện pháp đẩymạnh tăng trưởng vốn, chỉ đạo CBCNV nắm chặt địa bàn, nắm rõ nhu cầu nhân dân để huy động nguồn vốn nhàn rỗi làm cho thương hiệu AGRIBANK đứng vững trên địa bàn. Đa dạng hóa loại hình dịch vụ là một trong những lỗ lực của Ngân hàng nhằm cung cấp thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Cơ cấu loại hình đa dạng bao gồm cả nội, ngoại tệ, ngắn – trung và dài hạn cung cấp mọi tầng lớp nhân dân vào TCKT. Bên cạnh đó là việc kết hợp khéo léo các hình thức khuyễn mãi, ưu đãi, tuyên truyền sản phẩm dịch vụ trên khắp địa bàn …….Đồng thời định kì phải tổng hợp đánh giá hoạt động, rútt kinh nghiêm, báo các lên BGĐ để có phương pháp điều chỉnh và đẩy mạnh hoạt động trong thời gian tiếp theo.
2.3.3 Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho NHNo &
PTNT Huyện Kim Sơn. Do đó, công tác nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mở rộng thị phần và giảm thiểu rủi ro cho vay là công tác được Ngân hàng luôn quan tâm coi trọng, coi nó là nhân tố khẳng định sự lớn mạnh về quy mô của Ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.
2.3.3.1 Doanh số cho vay
Qua trên ta thấy kết quả doanh số cho vay của Ngân hàng đã phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã lỗ lực tìm các biện pháp để khai thác và thỏa mãn tôt nhấtnhu cầu đó.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ