Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNoPTNT huyện kim sơn (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN KIM SƠN

3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn

3.1.1 Những kết quả đạt được

Nguồn vốn ngân hàng đã giúp cho các hộ nông dân có đủ vốn để thực hiện quá trình sản xuất như mua phân bón, mua cây giống, con giống, công cụ sản xuất

………góp phần tăng năng xuất lao động, hiệu quả kinh doanh, tạo công ăn việc làm cải thiên đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao mức GĐP trên đầu người của huyện.

- Những kết quả đạt được của ngân hàng

+ Ngân hàng đã phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các đoàn thể công tác xã hội nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động cho vay, thu nợ, kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn, nắm bắt nhu cầu vay, giảm bớt áp lực của công tác thẩm định, sự quá tải do phải quản lý nhiều đối tượng khách hàng

+ Cho vay Hộ nông dân đãđem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương có cơ cấu hợp lý phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương trên cơ sở đa dạng hóa đối tượng cho vay, thay đổi cơ cấu đầu tư cho phù hợpvới thị trường. Đồng thời hoạt động cho vay cũng góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện. Vốn tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

dưới 2% trên tổng dư nợ của chi nhánh. Hộ sản xuất có ý thức trả nợ giúp Ngân hàng giảm chi phí thu nợ của mình

Đảm bảo CBTD có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện tôt vai trò tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện dự án, phương pháp kinh doanh chủ động tiếp cận thị trường, nắm băt tôt nhu cầu củ khách hàng để có hướng thay đổi phù hợp.

Đạt được những kết quả trên do Ngân hàng luôn bám sát chủ trương phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cũng như sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam và của tỉnh đồng thời phải nói đến sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CBCNVtại Ngân hàng.

3.1.2 Những hạn chế tồn tại

Ngân hàng chưa tạo được sự đa dạng về đối tượng và hình thức cho vay do Ngân hàng chỉ chú trọng vào cho vay sản xuất mùa vụ thông qua hình thức thế chấp tài sản mà chưa mạnh dạn áp dụng các hình thức mới, mở rộng cho vay nhiều đối tượng.

Chưa kiểm tra chặt chẽ tài sản thế chấp, đánh giá tài sản thế chấp không sát với thực tế, do đó khi cần phát mãi thìkhông đảm bảo việc thu hồi nợ gốc, tài sản thế chấp đôi khi không thuộc sở hữu của người vay.

CBTD của Ngân hàng phải chịu áp lực công việc lớn do công việc quá nhiều, trong huyện có 26 xã và 1 thi trấn nhưng chỉ có 2 cơ sở và 1 trụ sở chính, do đó công việc hàng ngày của CBTD là rất lớn

Ngân hàng chưa có chiến lược đúng đắn để thu hút khách hàng nên số hộ đến giao dịch với ngân hàng còn ở mức thấp mức vốn cấp cho mỗi hộ còn thấp và còn nhiều hộ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không trả được nợ Ngân hàng..

Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để phân tích, đánh giá còn thiếu, không kịp thời và chất lượng chưa cao. Công nghệ thông tin chưa được khai thác một cách triệt để để cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành. Vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí của Ngân hàng cho hoạt động này là ít hoặc không có.

Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng xử lý rủi ro chưa thực sự nghiêm và hiệu quả. Do quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng nên ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Ngân hàng, Ngân hàng thường không tự động trích lập hoặc trích lập chỉ mang tính chất chống chế. Rủi ro trong hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất là

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

lý rủi ro là rất cần thiết và đòi hỏi phải sử dụng một cách có hiệu quả.

Nguyên nhân

- Từ phía Ngân hàng

Việc chấp hành quy trình nghiệp vụ ở một số Ngân hàng cơ sở còn thiếu nghiêm túc, chưa thực hiện tốt việc phân tích phân loại và xử lý nợ đặc biệt là các món vay trung, dài hạn. Qua kiểm tra một số nơi vẫn còn hiện tượng nợ đến hạn chưa xử lý kịp thời, nợ quá hạn tồn đọng từ các năm trước chưa được xử lý.

Phần lớn các khoản vay được đảm bảo bằng tư cách và tài sản của người vay mà ít quan tâm đến dự án sản xuất kinh doanh nên khả năng khách hàng không trả được nợ Ngân hàng là cao do tính khả thi và hiệu quả của dự án xin vay không được xác định.

Công nghệ thông tin đã được NHNo&PTNT Huyện Kim Sơn quan tâm nhưng vẫn có trường hợp thiếu thông tin về tài chính, về mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, về năng lực quản lý vốn vay và sử dụng vốn vay của họ như thế nào, dẫn đến không kiểm soát chặt chẽ được vốn vay. Từ đó dẫn đến việc hộ sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không trả nợ đúng hạn.

- Nguyên nhân từ phía hộ sản xuất

Hộ sản xuất trên địa bàn huyện kim sơn chủ yếu là hộ nông dân trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, nhất là kiến thức vềkhoa học kỹ thuật, kiến thức về quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như công tác tiếp thị trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm của hộ sản xuất ra còn chưa theo kịp với sự thay đổi của cơ chế thị trường nhất là về mặt chất lượng, chủng loại, giá cả… Đa số hộ sản xuất hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trìnhđộ và kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, vốn tích luỹ nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranhtrên thị trường việc sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Một số hộ sản xuất sử dụng vốn sai mục đích. khi xin vay vốn thì đưa ra một dự án, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao và hấp dẫn nhưng khi vay vốn rồi lại sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có rủi ro và lợi nhuận cao hơn điều đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng do khách hàng không thu được vốn đầu tư vào dự án rủi ro cao.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

phương án SXKD có lãi và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng do thời gian qua có rất nhiều nguồn vốn từ ngân sách quốc gia và nguồn ưu đãi khác tập trung đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn qua các định chế tài chính khác như Ngân hàng chính sách, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân…làm hạn chế đến việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN KIM SƠN

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNoPTNT huyện kim sơn (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)