CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN KIM SƠN
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn
3.2.2 Thẩm định các dự án vay
Đây là một giải pháp rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả tín dụng trung, dài hạn. Nếu việc thẩm định thực hiện tốt thì rủi ro trong việc cho vay giảm đi rất nhiều và ngược lại, hiệu quả tín dụng dựa trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh doanh của người đi vay. Điều đó có nghĩa rằng, nâng cao hiệu quả tín dụng là giảm thiểu rủi ro tổn thất trong kinh doanh. Về lí thuyết là như vậy nhưng không phải bao giờ cũng làm được điều này. Qui trình và yêu cầu của mỗi quá trình thẩm định đặt ra rất rõ ràng, hiệu quả thẩm định chỉ còn phụ thuộc vào trình độ của cán bộ tín dụng và vấn đề thông tin. Do đó ngân hàng cần thu thập xử lý thông tin như:
- Thông tin về khách hàng: Khách hàng vay vốn là ai, pháp nhân hay thể nhân, cơ quan chủ quản nào ra quyết định thành lập, giấy phép hành nghề, trụ sở làm việc, tài khoản ngân hàng giao dịch, kết quả làm ăn của Ngân hàng tốt, xấu, chấp nhận nộp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, bạn hàng làm ăn của Ngân hàng là ai, có chấp hành đúng pháp luật hay không ? Về khả năng tài chính bao gồm:vốn tự có, vốn đi vay, vốn chiếm dụng, hệ số vốn đảm bảo khả năng thanh toán.
> phải nhận biết và đánh giá đúng bản chất của khách hàng cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó xác định mức độ khách hàng tốt hặc trung bình hặc xấu để có sự phân biệt về chế tài tín dụng thích hợp đối với đơn vị vay vốn. Đánh giá khách hàng thường mắc phải sai lầm lớn nhất là không năm bắt được các thông tin về khách hàng, không biết “mổ xẻ” đi vào thực chất hoạt động của họ để dánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu và dự báo rủi ro.
- Thông tin về hiệu quả kinh tế đích thực của khoản vay, của dự án vay: Tổ chức thẩm định kĩ qua một đầu mối là hội đồng tín dụng để tìm ra hiệu quả đích thực của khoản vay, dự án vay. Tránh trường hợp dự án lập ra chỉ là giấy vẽ với đầy đủ cấp có thẩm quyền kí duyệt hợp lệ, hợp pháp nhưng không phải khả thi mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng mọi kẽ hở của cơ chế chíh sách, lừa đảo để vay vốn ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của dự án vay với góc độ ngân hàng, nó là toàn bộ số tiền khấu hao và số tiền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
hàng là dự án có hiệu quả kinh tế đích thực, còn dự án thể hiện hiệu quả kinh tế trên giấymới chỉ là khả năng tính toán, giữa tính toán và hiện thực còn nhiều khoảng cách.
Vì vậy, điều kiện vay trả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố như : Thời hạn vay trả, mức độ vay trả theo từng hạn nợ tương ứng với khả năng nguồn vốn dùng để trả nợ rtong tương lai của doanh nghiệp.
Cần hết sức chú ý phải qui định rõ trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và đơn vị vay vốn về thời hạn vay, thời hạn trả nợ và lịch trả nợ, trong đó thể hiện rõ mức trả nợ theo các phương án tốt, hoặc trung bình hoặc xấu. Nếu phương án trả nợ của dự án rơi vào phương án trả nợ xấu nhất thuộc về nguyên nhân khách quan nhưng doanh nghiệp có đủ các nguồn vốn khác và cam kết trả nợ vay Ngân hàng ( hoặc có hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay) thì ngân hàng có thể yên tâm quyết định cho vay. Việc định kì hạn nợ phải trên cơ sở căn cứ vào chu kì sản xuất, hoặc khả năng vay vốn, theo thông lệ quốc tế kì hạn nợ thường là 6 tháng.
- Thông tin về năng lực quản trị điều hành của khách hàng: Nhân tố về năng lực, phẩm chất quản trị điều hành của chủ dự án quyết định hết thảy sự thành công của việc trả nợ ngân hàng. Chính chủ dự án là người trực tiếp quản lí và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng từ khi công trình khởi công đến khi kết thúc nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng và trả nợ vốn vay Ngân hàng. Nếu người lãnh đạo không đủ năng lực quản trị điều hành và thiếu cái tâm, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì chắc chắn vốn vay ngân hàng cũng mất khả năng thu hồi và Ngân hàng liên đưói chịu trách nhiệm.
Do đó, ngân hàng nên xây dựng phòng thông tin với chức năng cập nhật thông tin mới nhất. Thông tin cần được cập nhật mỗi ngày về tất cả các lĩnh vực sau đó tiến hành lưu trữ để khi cần thiết có thể gọi ra.
3.2.3 Thực hiện công tác thu nợ và ngăn ngừa nợ quá hạn.
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì việc phát sinh nợ quá hạn là tất yếu do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan từ phía Ngân hàng, khách hàng, môi trường kinh tế – xã hội. Nợ quá hạn làm giảm hiệu quả kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn nữa đến quá trình xử lý và thu hồi nợ nhằm có được các giải pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể.
Cho vay hộ sản xuất nông nghiệp là một vấn đề không đơn giản, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết, tình trạng dịch bệnh, biến động của giá cả thị trường sản phẩm nên tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn, khả năng thu hồi vốn thấp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
hàng cần có các biện pháp thu thập xử lý thông tin kịp thời để vừa đảm bảo thu hồi đủ nợ, vừa không gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay vốn, giữ đựoc mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và hộ sản xuất.
Ngân hàng phải có các chính sách và biện pháp phù hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Cụ thể là:
Đối với hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng chưa có khả năng trả nợ ngân hàng, lúc này họ cần vốn để vực dậy sản xuất kinh doanh Ngân hàng cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng xem có nên tiếp tục cho hộ sản xuất đó vay thêm hay không, cho vay bao nhiêu, và phải xuống kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của từng hộ.
Đối với hộ có khả năng trả nợ mà cố tình châyỳ không trả nợ thì Ngân hàng phải phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật để có các biện pháp xử lý nghiêm minh làm gương cho các hộ khác.
Đối với hộ có hàng hoá tồn đọng nhiều chưa bán được để có tiền trả nợ thì Ngân hàng có thể giới thiệu đơn vị mua bán hàng hoá giúp hộ sản xuất giải quyết số hàng tồn đọng này thu hồi vốn để trả nợ Ngân hàng.
Đối với nợ quá hạn, nhân viên Ngân hàng cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên và có hệ thống phân loại, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới. Nên phân tích tình hình nợ quá hạn qua đó xác định được cán bộ tín dụng nào có vấn đề và mức độ nợ quá hạn, xác định được nợ quá hạn tiềm ẩn thuộc các địa bàn, khách hàng và đơn vị nào. Định kỳ hàng tháng hoặc quý nên chia hoạt động tín dụng ra bốn phần để phân tích và chỉ đạo từng phần cụ thể như sau:
Tổ chức phân tích nợ quá hạn ra các loại: loại thu được ngay, loại thu dần từng phần, loại khó thu và loại không có khả năng thu hồi, từ đó xác định rõ nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp thu và thời gian thu phù hợp.
Tổ chức in giấy báo nợ các khoản nợ đến hạn của tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng công tác trên địa bàn có trách nhiệm đối với khách hàng mình phụ tráchcó nợ đến hạn để xác định khả năng thu nợ của từng khách hàng, từ đó có biện pháp cụ thể, nếu khách hàng nào có khó khăn báo cáo cán bộ lãnhđạo trực tiếp để có biện pháp cụ thể giúp đỡ tháo gỡ kịp thời. Làm tốt công tác này sẽ hạn chế tình hình nợ quá hạn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
dung kiểm tra là tiền vay có được sử dụng đúng mục đích xin vay hay không, số lượng, giá trị vật tư tương đương làm đảm bảo, diễn biến tài sản thế chấp… để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn và có điều kiện trả nợ Ngân hàng.
Với các món cho vay mới, yêu cầu cho vay đúng chế độ, đúng đối tượng xin vay, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay phát huy tối đa hiệu quả nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng lành mạnh hơn.
Bên cạnh các công tác trên, Ngân hàng cũng nên thành lập ban thu hồi nợ quá hạn riêng để chuyên môn hoá trong nghiệp vụ cũng như phân định rõ trách nhiệm của từng cán bộ từ đó nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp đốivới từng cán bộ.