Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý rác thải ở một số huyện tại Việt Nam
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn ở nông thôn vẫn còn rất thô sơ, lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây thực sự là một áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường cần được các cấp, các ngành, đặc biệt là người dân quan tâm và cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.
Xuất phát từ thực trạng trên, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã đề xuất phương án thu gom rác thải nông thôn trên địa bàn huyện. Theo đó, các đoàn thể đã thành lập và đi vào hoạt động nhiều mô hình thu gom rác thải tại nông thôn mang lại hiệu quả cao, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp.
Điển hình là mô hình "Một hố rác một cây xanh", để phân loại và xử lý rác. Mô hình có tác dụng kép này đã giải quyết lƣợng rác hữu cơ từ cây dứa rất lớn, vì xã không có điểm thu gom rác thải tập trung.
Rác thải từ phụ phẩm cây dứa tạo ra môi trường cho ruồi, muỗi xuất hiện nhiều, cũng là mầm mống gây nên nhiều dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Qua 3 năm thực hiện, mô hình "Một hố rác một cây xanh" đã mang lại hiệu quả. Các loại rác thải đƣợc phân loại và xử lý đúng nơi quy định, đặc biệt tạo ra nguồn phân hữu cơ cho cây trồng. Thành công lớn nhất của phương thức này là người dân bắt đầu nhận thức được ý nghĩa của việc phân loại rác để xử lý phù hợp.
Việc phân loại rác để xử lý đối với người dân đã trở thành công việc thường xuyên hàng ngày. Bởi rác không còn là thứ bỏ đi hoàn toàn như trước đây mà sau khi đƣợc ủ oai mục sẽ đem lại là nguồn phân sạch, giúp cho ông tiện lợi trong việc bón phân cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng xung quanh nhà.
Có thể nói, đây hình thức thu gom, xử lý rác ngay tại gia đình thích hợp với tập quán người dân nông thôn, phương pháp cũng gần gũi với tự nhiên. 'Hố rác di động' là biện pháp xử lý rác thân thiện với môi trường so với các biện pháp như đốt rác hay chôn lấp thông thường không qua phân loại trước đây.
Các mô hình xử lý rác thải như trên, tuy chỉ là bước đầu thành công trong việc thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên con đường tiến lên xử lý rác theo công nghệ hiện đại, nhưng đó cũng là một bước tiến lớn về nhận thức của người dân trong thu gom rác thải nông thôn (Khánh An,2018).
1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý rác thải ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Để giải quyết bất cập trong việc xử lý rác thải thải sinh hoạt, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã triển khai mô hình thu gom, xử lý rác với sự tham gia của cộng đồng. Hoạt động này không chỉ đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân làm công tác vệ sinh môi trường được duy trì lâu dài mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Mặc dù chƣa đƣợc phân loại triệt để tại các hộ gia đình, nhƣng hầu hết rác thải đƣợc tập kết tại nơi quy định. Tổ thu gom mang đi xử lý tại khu xử lý rác thải tập trung của xã. Môi trường được đảm bảo và người dân đã dần thay đổi thói quen không vứt rác bừa bãi.
Mỗi khẩu đóng góp 5.000 đồng phí vệ sinh môi trường một tháng.
Khu tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên đƣợc đƣa vào vận hành cách đây gần 2 năm từ nguồn vốn xã hội hóa do chính quyền địa phương huy động. Khu xử lý này hoàn toàn khép kín, từ phân loại, đốt rác tách nhiệt, các loại rác hữu cơ đƣợc ủ thành phân vi sinh.
Rác thải đƣợc tận dụng một cách tối đa để xử lý thành nguyên liệu có ích.
Hiện nay, địa phương đang tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân tích cực thực hiện phân loại rác ngay tại gia đình (Ban Thời sự vtv, 2017).
1.2.2.3. Một số nghiên cứu và mô hình quản lý rác thải ở Việt Nam
Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng đang được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. Nên trong thời gian qua đã
có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Trong đó có các đề tài nghiên cứu về hiện trạng, công nghệ xử lý chất thải rắn nhƣ sau:
- Tác giả Nguyễn Thanh Phong “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khi liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đƣa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệ tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương;
- Đề tài “ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010” của ths Nguyễn Văn Phước (2006). Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cho thấy rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.
Và đã đƣa ra các biện pháo quản lý phù hợp với tỉnh Bình Định;
- Đại học Bách Khoa có những nghiên cứu sau đây: “ Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lý CTR sinh hoạt cho TP Tam Kỳ - Quảng Ngãi”. Luận văn đã khảo sát đánh giá hiện trạng thu gom CTR và nhận thức của người dân về CTRSH. Từ những vấn đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại TP Tam Kỳ;
- Hiện nay nước ta đã xuất hiện nhiều điểm sáng trong cuộc vận động thu gom phân loại rác thải sinh hoạt góp phần sạch đẹp môi trường sống của các đô thị và khi dân cƣ. Ở nhiều tỉnh đã thành lập các hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn trách nhiệm dịch vụ việc thu gom rác dọn vệ sinh đường phố. Điển hình nhất là tỉnh Thái Bình, đã triển khai thành công chương trình này trên toàn Thị xã Thái Bình: vừa thu gom rác vừa vận động, giáo dục người dân phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn một cách có kết quả. Một số cá nhân đã làm kinh tế thành công bằng cách thu gom phân loại tái chế rác, trong đó có cả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón vi sinh nhƣ ở Hƣng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Bình Thuận…;
- Tại tạp chí khoa học, đại học Huế, số 59, 2010 đã đƣa đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng Gis sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải rắn tại thành phố Huế” với hai vấn đề chính xây dựng cơ sơ dữ liệu Gis về hệ thống thu gom chất thải rắn và ứng dụng công nghệ Gis thử nghiệm sắp xếp lại hệ thống thungfrasc trên địa bàn nghiên cứu. Vì trong những năm gần đây, thành phố Huế đã có nhiều bước tiến trong công tác quản lý chất thải rắn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 95% trên toàn thành phố. Nhƣng thực tế cho thấy hệ thống thu gom chất thải rắn tồn tại một số bất cập, hình thức thu gom chủ yếu mang tính thủ công, hệ thống thùng rác hoạt động chƣa đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý thiếu công cụ hiện đại;
- Từ tạp chí khoa học và lâm nghiệp số 3/2015, đã đƣa ra đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu thực trạng và đề suất phương án quản lý rác thải trường Đại Học Lâm Nghiệp” ứng với đặc điểm về thành phần chất thải tại trường học, rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học chiếm 61,47%, rác tái chế chiếm 37,81%, rác thải nguy hại chiếm 0,72%. Công tác thu gom rác thải nhìn chung đáp ứng yêu cầu thực tế. Phương á quản lý, xử lý rác thải được đề xuất là Nhà trường tự thu gom và xử lý bẳng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp ủ phân compost nhằm tận dụng nguồn rác thải để làm phân bón, đây làm một trong những biện pháp thân thiện với môi trường.
Các mô hình tái chế rác thải sinh hoạt
Khá nhiều mô hình tái chế rác thải sinh hoạt đã thành công và đang đƣợc đề xuất ở Việt Nam:
- Mô hình “Dự án tái chế rác thải sinh hoạt đã qua xử lý thành vật liệu xây dựng” của nhóm sinh viên Đại học Quốc gia, Thành phố HCM đạt giải
“Thắp sáng 2011”;
- Mô hình Công nghệ tái chế rác thải sinh hoạt thành than sạch của Cty TNHH Thương mại Phúc Thiên Long có công suất tái chế 300 kg rác thải và sản xuất 1 tấn than sạch/ngày;
- Nhà máy tái chế rác để xuất khẩu, công suất 2.000 tấn/ngày đƣợc xây dựng tại Bãi rác nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Rác sinh hoạt vào nhà máy đƣợc phân thành 3 loại: sản phẩm có thể tái chế nhƣ đồ nhựa, cao su; rác hữu cơ sẽ đƣợc xử lý bằng công nghệ lên men để thành phân compost; rác trơ nhƣ vật liệu xây dựng, gốm... cũng sẽ đƣợc tái sử dụng.
Trong thời qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chất thải rắn, những nghiên cứu này góp phần làm cho việc quản lý ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chƣa đóng góp nhiều cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng để đảm bảo sự trong lành cho môi trường, tiết kiệm năng lượng thông qua tái chế và đảm bảo sự phát triển bền vững bảo vệ môi trường.