Định hướng, mục tiêu quản lý RTSH của huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn (Trang 102 - 107)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức

4.4.7. Định hướng, mục tiêu quản lý RTSH của huyện Mỹ Đức

Theo định hướng của quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội đến năm 2030, nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải rắn tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lƣợng chất thải rắn phải chôn lấp; đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn; chất thải rắn phải đƣợc phân loại tại nguồn. Việc thu gom, xử lý phải đƣợc ƣu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp. Hạn chế việc chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt, năm 2020, tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85 - 100%, nông thôn khoảng 80 - 85%. Năm 2030: tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 95 - 100%; nông thôn đạt khoảng 85 - 95%.

Thực hiện mục tiêu đến năm 2030, tất cả RTSH phát sinh của huyện Mỹ Đức đều đƣợc thu gom, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Đồng thời, tiếp tục triển khai các dự án xử lý rác thải cấp huyện, xác định công nghệ xử lý phù hợp. Hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới điểm tập kết, trung chuyển rác thải phù hợp với đặc điểm của địa phương, đảm bảo mỗi xã có từ 1 - 2 điểm tập kết/trung chuyển rác thải và tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu xử lý, bao gồm: Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Hợp Thanh, công suất 300 tấn/ngày; Khu xử lý rác thải Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, công suất 50 tấn/ngày.

Đặc biệt, đẩy mạnh công tác phân loại rác tại nguồn theo hướng phân chia địa bàn các xã thành nhiều vùng khác nhau để áp dụng các phương thức phân loại, thu gom phù hợp; kết hợp với việc phân loại tại các trạm trung chuyển nhằm tăng hiệu quả xử lý, tái chế rác thải, giảm tỷ lệ chất thải phải vận chuyển đi chôn lấp, xử lý. Bên cạnh đó, xây dựng lộ trình ƣu tiên áp dụng công nghệ xử lý CTR tiên tiến, tiếp tục lựa chọn công nghệ chôn lấp và xử lý hợp vệ sinh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý RTSH bằng phương pháp đốt phát điện; Từ năm 2018, lựa chọn công nghệ tái chế, thu hồi là công nghệ chủ đạo, đốt một phần, hoặc đốt có thu hồi năng lƣợng; kết hợp với chôn lấp hợp vệ sinh tại chỗ (của huyện), hoặc trung chuyển đến các bãi chôn lấp tập trung của thành phố, hướng tới mô hình xử lý rác thải 3R hoàn chỉnh theo định hướng quy hoạch của Thành phố.

Trong thời gian tới để giải quyết những hạn chế còn tồn tại, đồng thời hướng đến hiện đại hóa trong công tác BVMT nói chung và quản lý RTSH nói riêng, UBND huyện Mỹ Đức cần có các giải pháp từng bước mang tính chất đồng bộ, thực tế, có thể thực hiện đƣợc và đem lại hiệu quả trong việc quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của đất nước, huyện Mỹ Đức cũng có tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, mức tăng dân số là yếu tố chủ yếu khiến lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều đòi hỏi yêu cầu cấp thiết cần có các biện pháp quản lý cụ thể và hiệu quả. Chính vì thế, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, tăng cường sự phối hợp và tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người dân. Qua việc tìm hiểu thực trạng, phân tích những yếu tố ảnh hưởng, những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện tôi đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội nhƣ sau:

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” cho thấy:

Thực trạng rác thải, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong thời gian qua đã có những cải thiện tốt, hệ thống quản lý RTSH của huyện đã đƣợc thiết lập từ cấp huyện xuống cấp xã, hoạt động thu gom RTSH từ thô sơ, chở bằng xe cơ giới công nông do quản lý Hợp Tác xã quản lý đến nay có xe chuyên dụng quản lý chặt chẽ hơn, mang tính chuyên nghiệp đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh nên lƣợng RTSH phát sinh ngày càng tăng. Mỗi ngày, khoảng 123,3 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Huyện Mỹ Đức. Trong đó, lƣợng rác thải sinh hoạt hộ gia đình chiếm lớn nhất 88% với hệ số phát thải trung bình là 0,57 kg/người/ngày.

Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 85% nên lƣợng rác thu gom thực tế chỉ đạt 104,8 tấn/ngày tổng lƣợng rác phát sinh.

- Hiện nay, Công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, 100% đều chƣa phân loại rác tại nguồn, vì vậy thành phần chất thải phức tạp các loại rác đƣợc thu gom hỗn tạp (rác nguy hại) đem bãi chôn lấp thải bỏ gây khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. Trong đó thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy của RTSH chiếm phần lớn trung bình trên 80% lƣợng rác phát sinh.

- Tại các bãi rác tập trung lộ thiên của 22 xã thị trấn bị xuống cấp, toàn bộ nước rỉ rác không được xử lý trước khi thải ra kênh mương sử dụng tưới tiêu nội đồng. Hiện tại rác tồn đọng định kỳ Công ty Môi trường có phun chế phẩm EM, Rắc vôi bột, thuốc diệt ruồi 01 lần/tuần, tuy nhiên chƣa đảm bảo VSMT. Đây là vấn đề cần quan tâm để giảm thiểu những ảnh hưởng cho môi trường và gây ảnh hưởng tới người dân.

- Cải tạo, nâng cấp bãi tập kết chất thải rắn sinh hoạt, đối với bãi tập kết có khoảng cách đến khu dân cư dưới 500 m cần bố trí quy hoạch bãi mới cho phù hợp, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Dự báo tổng khối lƣợng RTSH phát sinh tại huyện Mỹ Đức năm 2030 là 151,7 tấn/ngày, tăng 26,32 tấn/ngày tức tăng 21% so với năm 2030. Nhu cầu của người dân ngày càng cao dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn. Dựa vào biện pháp dự báo này có thể tính toán và xác định những biện pháp phù hợp cho tương lai lâu dài.

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RTSH trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong thời gian tới nhƣ sau: Phân loại rác tại nguồn, hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý VSMT trên địa bàn huyện và Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện;

Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ trong công tác thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện.

2. Tồn tại nghiên cứu

- Thời gian khảo sát thu thập số liệu từ các hộ gia đình ngắn chƣa đánh giá khối lƣợng rác phát sinh theo mùa và các ngày lễ tết trong năm.

- Địa bàn khảo sát mới tập trung ở 03 xã Hương Sơn, thị trấn Đại Nghĩa và xã Phù Lưu Tế nên tính đại diện cho toàn huyện Mỹ Đức chưa cao.

- Chƣa điều tra khảo sát trực tiếp các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt khác.

3. Kiến nghị nghiên cứu

Để có giải pháp quản lý tốt nhất các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung nghiên cứu khắc phục hạn chế nhƣ:

- Tăng thời gian điều tra, khảo sát số liệu theo mùa trong năm;

- Địa bàn khảo sát ở các xã, thị trấn rộng hơn, mang tính toàn diện hơn;

- Tăng cường điều tra khảo sát trực tiếp các nguồn phát sinh rác thải khác trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)