Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý CTR ở Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn (Trang 26 - 30)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý CTR ở Việt

Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và đã có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 1 năm 2015. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và các Thông tư hướng dẫn đã được ban hành. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải thống nhất theo định hướng mới. Đặc biệt, công cụ xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường là bước tiến quan trọng, góp phần ngăn chặn các công nghệ xử lý, lò đốt không đảm bảo yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường trước khi hoạt động.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quản lý chất thải. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng và ban hành trong năm 2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về môi trường đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Đây là căn cứ kỹ thuật quan trọng mang tính sàng lọc cho việc sản xuất, lựa chọn và thẩm định lò đốt ngay từ giai đoạn đầu.

1.2.3.2. Khó khăn

- Việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm.

- Đầu tƣ cho công tác quản lý chất thải rắn còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế.

- Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trong đó có việc xử lý chất thải rắn, tuy nhiên quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn còn nhiều thủ tục và khó khăn, số dự án xử lý chất thải rắn đƣợc vay từ các nguồn vốn ƣu đãi là rất ít.

- Hiện nay, tại một số địa phương đặc biệt tại các đô thị lớn, đã có dự án đầu tƣ về xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân vào việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Tuy nhiên, việc các dự án này đƣợc chấp nhận đầu tƣ vẫn còn nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân là do các Công ty Môi trường đô thị vẫn được nhà nước trợ giá trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Việc xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, các cơ sở xử lý tập trung chất thải công nghiệp đòi hỏi phải có vốn đầu tƣ rất lớn, nhiều địa phương không đủ nguồn vốn đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn tập trung.

- Công tác cập nhật thường xuyên các số liệu về tình hình phát sinh, tính chất, thành phần, loại chất thải rắn phải xử lý gặp rất nhiều khó khăn do vậy dẫn đến khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn.

- Phương pháp xử lý chất thải rắn là chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh và gia tăng khí mêtan (một loại khí nhà kính), đồng thời tốn nhiều quỹ đất, không tận dụng đƣợc các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng.

- Hiện nay, chưa có địa phương nào có mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.

- Việc quản lý chất thải rắn chƣa phù hợp với xu thế tái sử dụng, tái chế trên thế giới. Hoạt động tái chế chất thải rắn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chƣa phát triển thành quy mô, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tƣ công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp.

- Hầu hết công nghệ xử lý chất thải rắn nhập khẩu không phù hợp với thực tế chất thải rắn tại Việt Nam chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, nhiệt trị của chất thải rắn sinh hoạt thấp, độ ẩm của không khí cao…

- Thiết bị, công nghệ xử lý chất thải rắn chế tạo trong nước chưa đồng bộ, chƣa hoàn thiện, nên chƣa thể phổ biến và nhân rộng.

- Nhà nước chưa có định hướng về sử dụng công nghệ, chưa có tiêu chí lựa chọn thiết bị, công nghệ.

1.2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mỹ Đức

(1) Cần phải thiết lập cơ sở hạ tầng cho việc tái chế chất thải nhƣ trang bị các thùng phân loại rác ở các khu dân cư để người dân có thể dễ dàng phân loại rác ngay tại nguồn. Nâng cao chất lƣợng các bãi chôn lấp rác thải, trạm chuyển tiếp và tái chế, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn cho quá trình vận chuyển cũng nhƣ xử lý RTSH.

(2) Áp dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, ban hành các quy định để đảm bảo tái chế tối đa, giảm khối lƣợng chất thải, giảm bãi chôn lấp rác thải và nhất là giảm nguy hại đến môi trường. Chôn lấp là một trong những phương thức xử lý rác thải thủ công, chiếm nhiều diện tích đất, thời gian phân hủy chậm và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ gây mùi, các côn trùng gây bệnh (ruồi, muỗi) phát triển, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và đất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Vì

vậy hạn chế chôn lấp, thay vào đó là các công nghệ xử lý rác thải hiện đại là một giải pháp hiệu quả mà tương lai cần phải hướng đến.

(3) Muốn quản lý rác thải có hiệu quả, chính quyền cần phải xây dựng kế hoạch quản lý rõ ràng. Phân công cụ thể đối với mỗi cá nhân, mỗi cơ quan đảm nhận trách nhiệm và nhiệm vụ nhƣ thế nào trong quá trình quản lý. Bên cạnh đó, quy trình thực hiện và thời gian cũng cần rõ ràng để đƣợc đảm bảo đúng tiến độ.

(4) Quản lý rác thải phải dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm với cả cán bộ quản lý và người dân. Nên có sự phối hợp, chung tay hành động giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng dân cƣ trong việc quản lý rác thải. Từ đó huy động và phát huy nguồn lực của chính địa phương dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của các cơ quan chính quyền. Chính quyền nên có các quy định cũng như điều kiện khuyến khích người dân, doanh nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế. Bên cạnh đó, cần mở rộng chương trình tuyên truyền, giáo dục trong dân nhân nhằm tạo ra nhận thức mới về trách nhiệm của mỗi người đối với bảo vệ môi trường sống xung quanh… Để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen sinh hoạt, có ý thức hơn trong việc phân loại rác thải từ nguồn cũng như bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình.

(5) Cần xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phù hợp với mỗi địa phương. Vì mỗi địa phương có những đặc điểm về nguồn thải khác nhau.

Trong khi vùng nông thôn thì lƣợng rác nông nghiệp nhiều, thì ở thành thị rác thải sinh hoạt trong đó rác có thể tái chế lại chiếm ƣu thế. Vì vậy yêu cầu đới với chính quyền cần phải hiểu rõ đặc điểm rác thải ở địa phương mình, từ đó xây dựng các mô hình phù hợp mới có thể đạt hiệu quả trong quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)