Thành phần rác thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn (Trang 52 - 57)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức

4.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu

Dân số tăng qua các năm cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã khiến con người sản sinh ra lượng RTSH lớn, tăng dần về số lƣợng và thành phần.

Thành phần rác thải bao gồm chủ yếu là thực phẩm dƣ thừa, lá cây, bao bì túi nilon, giấy các loại, tro, xỉ than, vật dụng hƣ hỏng… Rác từ các chợ và các nguồn khác như trường học, cơ quan, rác đường phố… Kết quả khảo sát phân loại rác thành 4 nhóm chính đƣợc thể hiện trên biểu đồ của từng xã nhƣ sau:

Rác thải Hữu cơ;

80,36%

Rác thải Vô cơ;

8,75% Rác thải Tái chế;

10,69%

Rác thải Nguy hại; 0,20%

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ thành phần rác thải thị trấn Đại Nghĩa

- Xã Hương Sơn có khu di tích thắng cảnh Chùa Hương, hàng năm đón hàng triệu lƣợt khách về tham quan lễ Phật, vì vậy các hoạt động kinh doanh dịch vụ ở đây rất phát triển tập trung chủ yếu 3 tháng đầu năm, bên cạnh đó Hương Sơn cũng là xã có dân số lớn nhất của huyện với 18,355 người nên lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tương ứng 10 tấn/ngày.

Rác thải Hữu cơ; 88.12%

Rác thải Vô cơ; 5.35%

Rác thải Tái chế; 6.40%

Rác thải Nguy hại; 0.13%

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ thành phần rác thải xã Hương Sơn

- Tiếp đến, Lƣợng phát sinh RTSH thấp nhất trong 03 xã/thị trấn điều tra là xã Phù Lưu Tế, với dân số ít nhất trong huyện 5.218 người, bên cạnh đó là xã thuần nông với lượng rác thải tương ứng là 2.348,1 kg/ ngày. Tỷ lệ thành phần rác thải hữu cơ 77,58% giảm so tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi.

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ thành phần rác thải xã Phù Lưu Tế

Căn cứ điều tra thực tế tại 03 xã, thị trấn đƣợc thể trên 03 biểu đồ về tỷ lệ thành phần rác thải và đƣợc tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh tại 03 xã, thị trấn

Thành phần

Tỷ lệ thành phần rác từng xã(%) Thị trấn

Đại Nghĩa

Hương Sơn

Phù Lưu Tế Rác thải Hữu cơ thức ăn

thừa, rau, củ, quả thừa.... 80.36% 88.12% 77.58%

Rác thải vô cơ Túi nilong,

vải thừa,... 8.75% 5.35% 6.36%

Rác thải tái chế vỏ non

hộp, bìa, giấy, thủy tinh... 10.69% 6.40% 15.91%

Rác thải Nguy hại pin, bóng đèn, ắc quy, chất thải điện tử...

0.20% 0.13% 0.15%

Tổng đơn vị (%) 100 100 100

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)

Nhận Xét: Tùy theo mức sống của mỗi gia đình, đặc thù của từng xã mà lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh ở các gia đình cũng khác nhau.

Qua khảo sát thực tế việc thực hiện phân loại rác thải trên địa bàn Huyện chưa được thực hiện. Người dân chỉ phân loại đơn thuần gồm: Rác tái chế gồm các non hộp chai nhựa... để bán cho đội thu mua tái chế. Toàn bộ lượng rác còn lại đội công nhân môi trường thu gom (trong đó có rác thải nguy hại).

Kết quả khảo sát 60 mẫu chất thải (của 60 hộ gia đình) trên địa bàn xã 03 xã về thành phần RTSH đƣợc trình bày tại bảng 4.2. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ phần trăm RTSH hữu cơ thức ăn thừa, vỏ rau hoa quả là cao nhất.

Xã Hương Sơn là xã có quần thể danh thắng chùa Hương, người dân phục vụ du lịch các hàng quán dịch vụ ăn uống nhiều, tỷ lệ rác thải chủ yếu rác hữu cơ chiếm 88,12% nhiều hơn thị trấn Đại Nghĩa và xã Phù Lưu Tế.

Tiếp đến thị trấn Đại Nghĩa là khu trung tâm của huyện Mỹ Đức, toàn bộ mặt đường trục chính đường Tỉnh lộ 419 và đường Tỉnh lộ 424 là các cửa hàng, khu trung tâm thương mại dịch vụ phát triển do đó lượng rác thải Vô cơ và Tái chế chiếm tỷ lệ cao hơn so với 02 xã còn lại.

Xã Phù Lưu Tế là xã thuần nông lượng rác thải chiếm tỷ lệ thấp, dân số và mức sống thấp hơn 02 xã còn lại. Qua khảo sát nhiều hộ gia đình vườn cây rộng, họ tự phân loại theo cách truyền thống nhƣ rác hữu cơ đổ gốc cây tự phân hủy; rác thải nhựa, non bia, giấy... bán cho đội thu mua tái chế... do vậy lượng rác thải phát sinh hạn chế bình quân đầu người 0,45 kg/người/năm.

Trên địa bàn 03 xã tỷ lệ rác thải nguy hại chiếm tỷ lệ từ 0,13% - 0,2%

so với tổng lƣợng rác, thành phần pin, bóng đèn, ắc quy... đã qua sử dụng, số lượng các thiết bị này ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không biết rằng pin và ắc-quy đã qua sử dụng không đƣợc phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.

Các kim loại nặng trong pin là rất độc hại. Nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng những cục pin sử dụng trong các thiết bị điện tử chỉ là vật dụng

nhỏ bé vô hại. Thông thường, khi pin, bóng đèn không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình nhƣ các loại rác thải khác nhƣ hình 4.1.

Hình 4.1. Rác thải nguy hại thải bỏ chung rác sinh hoạt Nhận xét chung:

Qua quá trình khảo sát về tình hình phát sinh CTR đối với hộ gia đình tại 03 xã tôi nhận thấy lượng rác thải một ngày phát sinh có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, RTSH đang gây áp lực cho quá trình quản lý và xử lý tại địa phương.

Kết quả khảo sát 60 mẫu chất thải (của 60 hộ gia đình) trên địa bàn xã 03 xã về thành phần CTR đƣợc trình bày tại bảng 4.2. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ phần trăm CTR thực thừa, vỏ rau hoa quả là cao nhất. Tỷ lệ nhựa, giấy, vải tương đương nhau và tần suất xuất hiện đều. Từ đó, để tìm giải pháp phù hợp nhất cho công tác quản lý, xử lý CTRSH tại xã.

- Qua quan sát trong quá trình điều tra, hầu nhƣ RTSH của các hộ gia đình và hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn huyện có thành phần chủ yếu là hữu

cơ. Các hộ gia đình thường chứa RTSH chờ thu gom trong các bao bì nilon, thùng chứa bằng nhựa không có nắp đậy... các loại dụng cụ này thường không đồng nhất và được đặt ở trước cửa nhà gần đường tại từng khu dân cư. Hình thức thu gom RTSH tại các hộ gia đình khác nhau nhƣ gom vào bao bì nilon, gom vào thùng rác riêng hoặc có thể chất thành đống để tổ VSMT đến thu gom. Trong số 60 hộ đƣợc điều tra có 61,67% số hộ gom RTSH vào bao bì nilon, có 38,33% số hộ gom rác vào thùng đựng rác riêng để tổ VSMT đến thu gom.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)