Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty 319 – bộ quốc phòng (Trang 29 - 32)

1.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp - Tốc độtăng trưởng tính theo doanh thu

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường tính theo doanh thu.

Công thức xác định:

GTt = DTt –DTt-1

DTt-1 (1)

Trong đó: GTt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu DTt: Doanh thu thời kỳ nghiên cứu

DTt-1: Doanh thu kỳtrước - Tốc độ tăng trưởng tính theo lợi nhuận

Chỉ tiêu này cũng đánh giá mức độtăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường tính theo lợi nhuận.

Công thức xác định:

GRt = PRt–PRt-1

PRt-1 (2)

Trong đó: GRt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận thời kỳ nghiên cứu PRt: Lợi nhuận thời kỳ nghiên cứu

PRt-1: Lợi nhuận kỳtrước

* Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thịtrường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp.

Công thức xác định:

Thị phần của

doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp Tổng doanh thu tiêu thụ trên thịtrường (3)

Tuy nhiên, cách xác định trên rất khó thực hiện nếu thị trường hoạt động của doanh nghiệp quá lớn, đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí, kết quả đem lại đôi khi không chính xác. Do vậy, có thể xác định thị phần của doanh nghiệp theo cách sau:

Công thức xác định:

Thị phần của

doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp Doanh thu của các đối thủ (4)

Chỉ tiêu này phản ánh chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình thu thập doanh thu của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thêm hiểu biết về đối thủ của mình, về khu vực đem lại lợi nhuận cao mà doanh nghiệp có thể cần chiếm lĩnh trong tương lai.

Do việc thu thập số liệu bị hạn chế về mặt thời gian và chi phí, nên luận văn tác giả đánh giá thị phần của Tổng công ty bằng cách so sánh doanh thu của Tổng công ty với các đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành.

* Tỷ số về khảnăng sinh lời

Các tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp bao gồm:

- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:

Doanh lợi tiêu thụ

sản phẩm = Thu nhập sau thuế (5) Doanh thu

- Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE = Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu (6) - Tỷ số thu nhập sau thuế trên tài sản (ROA):

ROA = Thu nhập sau thuế Tổng tài sản (6)

1.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

* Uy tín thương hiệu

Đây là yếu tố có tính chất khát quát bao gồm: Chất lượng sản phẩm, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp, uy tín trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, cộng đồng, đối tác, khách hàng. Có thể nói uy tín và thương hiệu là tài sản vô hình nhưng vô giá đối với các doanh nghiệp, góp phần tạo nên giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu mất uy tín, doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thương trường [23; tr.42].

* Kinh nghiệm

Kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố vô hình giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là một lợi thế của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua với các đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trên thương trường sẽ biết xử lý các tình huống có thể xảy ra một cách linh hoạt, nhạy bén với chi phí và thời gian ít nhất; đồng thời kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng của sản phẩm với giá thành phù hợp. Kinh nghiệm của doanh nghiệp còn có thể được đánh giá thông qua cách xử lý các tình huống, các trường hợp cụ thể so với các đối thủ cạnh tranh, nhất là trong các tình huống đặc biệt.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty 319 – bộ quốc phòng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)